Đổi căn cước công dân và giấy tờ pháp lý khi sáp nhập tỉnh?

Sáp nhập tỉnh có phải đổi thẻ căn cước, sáp nhập xã có phải làm lại giấy tờ không? Quy định đổi căn cước, bằng lái xe, sổ đỏ khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Những loại giấy tờ nào cần phải đổi khi sáp nhập đơn vị hành chính?

Theo định hướng phát triển thì năm 2025, cả nước tiến tới sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện để xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo đó, các loại giấy tờ mà công dân cần đổi, cập nhật lại thông tin khi sáp nhập đơn vị hành chính bao gồm:

1. Căn cước công dân (thẻ căn cước)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Căn cước 2023, thẻ CCCD cấp trước ngày 01/07/2024 có giá trị sử dụng đến khi hết thời hạn in trên thẻ và công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 có quy định về việc cấp, đổi lại thẻ căn cước, trong đó có trường hợp cấp theo yêu cầu của công dân khi thông tin trên thẻ thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính.

Như vậy, việc cập nhật, thay đổi thông tin CCCD (thẻ căn cước) do sáp nhập tỉnh thành là không bắt buộc, công dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ cho đến khi hết hạn và chỉ đổi nếu thấy cần thiết.

>> Có thể bạn cần: Thủ tục đổi căn cước công dân (thẻ căn cước).

2. Giấy phép lái xe (bằng lái xe)

Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người có giấy phép lái xe (GPLX) được yêu cầu cấp đổi, cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:

  • Bị mất GPLX;
  • Bị hỏng GPLX, không còn sử dụng được nữa;
  • GPLX hết hạn hoặc sắp hết hạn;
  • Thay đổi thông tin ghi trên GPLX;
  • GPLX nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn hạn sử dụng;
  • GPLX do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp GPLX không còn làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Đồng thời, tại Điểm d Điều 21 Thông tư 12/2025/TT-BCA quy định, công dân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi GPLX mới trong trường hợp thông tin cá nhân ghi trên GPLX sai lệch, không khớp với CCCD (thẻ căn cước).

Ngoài ra, tại Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định cơ quan có thẩm quyền không được yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện cấp đổi các giấy tờ đã được cấp (bao gồm GPLX) trước khi bộ máy nhà nước được sắp xếp tổ chức lại, trừ trường hợp giấy tờ này đã hết hạn hoặc các trường hợp khác theo luật định.

Từ những căn cứ trên có thể kết luận rằng, người dân chỉ phải đổi GPLX khi hết hạn, trường hợp thay đổi thông tin cá nhân do sáp nhập tỉnh thành thì chỉ thực hiện đổi nếu có nhu cầu.

>> Có thể bạn cần: Thủ tục đổi giấy phép lái xe.

3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 21 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT, việc thay đổi tên đơn vị hành chính hoặc điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước thuộc trường hợp biến động đất đai.

Theo đó, tại Điểm d Khoản 1 và Khoản 2 Điều 133 Luật Đất đai 2024, việc đăng ký biến động đất đai do sáp nhập tỉnh thành (thay đổi đơn vị hành chính) được quy định như sau:

  • Việc biến động làm thay đổi ranh giới, mốc giới, diện tích, kích thước các cạnh, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
  • Việc đăng ký biến động đất đai kể trên không bắt buộc mà chỉ thực hiện khi có nhu cầu.

Đồng thời, tại Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành vẫn có giá trị sử dụng nếu chưa hết hạn.

Như vậy, trường hợp sáp nhập tỉnh thành không yêu cầu người dân phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai mà chỉ thực hiện khi người sử dụng đất có nhu cầu.

>> Có thể bạn cần: Thủ tục đăng ký biến động đất đai.

Đổi giấy tờ sau khi sáp nhập đơn vị hành chính có bị mất phí không?

Tại Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định về việc cập nhật, chuyển đổi thông tin do thay đổi địa giới, đơn vị hành chính không phải đóng các loại phí và lệ phí khi thực hiện.

Đồng thời, tại Công văn 43-CV/BCĐ ban hành ngày 20/03/2025 cũng nêu rõ các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thay đổi giấy tờ sau khi sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã (thay đổi đơn vị hành chính) sẽ không phải chịu phí khi thực hiện thủ tục đổi giấy tờ.

Những quy định trên nhằm giảm bớt khó khăn và chi phí cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong quá trình chuyển đổi khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập và tên gọi mới

Theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/04/2025, sau sáp nhập cả nước dự kiến có 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể như sau:

➨ 23 đơn vị hành chính thực hiện sáp nhập

  1. Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang;
  2. Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai;
  3. Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên;
  4. Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình, lấy tên là tỉnh Phú Thọ;
  5. Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh;
  6. Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên;
  7. Hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương, lấy tên là thành phố Hải Phòng;
  8. Hợp nhất tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định, lấy tên là tỉnh Ninh Bình;
  9. Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị;
  10. Hợp nhất thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, lấy tên là thành phố Đà Nẵng;
  11. Hợp nhất tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi;
  12. Hợp nhất tỉnh Gia Lai và Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai;
  13. Hợp nhất tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa;
  14. Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông, lấy tên là tỉnh Lâm Đồng;
  15. Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đắk Lắk;
  16. Hợp nhất Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương, lấy tên là Thành phố Hồ Chí Minh;
  17. Hợp nhất tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, lấy tên là tỉnh Đồng Nai;
  18. Hợp nhất tỉnh Long An và Tây Ninh, lấy tên là tỉnh Tây Ninh;
  19. Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, lấy tên là thành phố Cần Thơ;
  20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long;
  21. Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp;
  22. Hợp nhất tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, lấy tên là tỉnh Cà Mau;
  23. Hợp nhất tỉnh Kiên Giang và An Giang, lấy tên là tỉnh An Giang.

➨ 11 đơn vị hành chính không thực hiện sáp nhập

  1. Thành phố Hà Nội;
  2. Thành phố Huế;
  3. Tỉnh Điện Biên;
  4. Tỉnh Lai Châu;
  5. Tỉnh Lạng Sơn;
  6. Tỉnh Sơn La;
  7. Tỉnh Cao Bằng;
  8. Tỉnh Quảng Ninh;
  9. Tỉnh Thanh Hóa;
  10. Tỉnh Nghệ An;
  11. Tỉnh Hà Tĩnh.

Các câu hỏi thường gặp về việc cập nhật lại giấy tờ sau khi sáp nhập tỉnh

1. Có bắt buộc làm lại thẻ căn cước sau khi sáp nhập tỉnh không?

Theo quy định, việc cập nhật, thay đổi thông tin CCCD (thẻ căn cước) do sáp nhập tỉnh thành là không bắt buộc, công dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ cho đến khi hết hạn và chỉ đổi nếu thấy cần thiết.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục đổi CCCD

2. Có cần phải đổi sổ đỏ sau khi sáp nhập đơn vị hành chính không?

Theo quy định, việc sáp nhập tỉnh thành không bắt buộc người dân phải làm lại sổ đỏ mà chỉ thực hiện nếu có nhu cầu.

>> Tham khảo thêm: Đăng ký biến động đất đai (do sáp nhập đơn vị hành chính).

3. Các giấy tờ cá nhân nào phải cập nhật thông tin sau khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15, cơ quan có thẩm quyền không được yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện cấp đổi các giấy tờ đã được cấp trước khi bộ máy nhà nước được sắp xếp tổ chức lại, trừ trường hợp giấy tờ này đã hết hạn hoặc các trường hợp khác theo luật định.

Như vậy, trường hợp sáp nhập tỉnh, công dân không phải cập nhật thông tin các giấy tờ cá nhân khi chưa hết hạn mà chỉ đổi nếu có nhu cầu.

4. Đổi giấy tờ sau khi sáp nhập đơn vị hành chính có bị mất phí không?

Theo nội dung tại Công văn 43-CV/BCĐ ban hành ngày 20/03/2025, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thay đổi giấy tờ sau khi sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã (thay đổi đơn vị hành chính) sẽ không phải chịu phí khi thực hiện thủ tục đổi giấy tờ.

5. Sáp nhập xã có phải làm lại giấy tờ không?

Việc sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã (thay đổi đơn vị hành chính) không yêu cầu công dân làm lại giấy tờ mà chỉ thực hiện cấp đổi nếu có nhu cầu.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH