Quy trình, thủ tục đăng ký biến động đất đai online - trực tiếp

Tải mẫu đơn đăng ký biến động đất đai. Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ - sổ hồng, cơ quan có thẩm quyền & thời gian giải quyết.

I. Quy định pháp luật về thủ tục đăng ký biến động đất đai

Theo quy định pháp luật thì đăng ký biến động đất đai hay đăng ký sang tên sổ đỏ, sang tên sổ hồng, sang tên quyền sử dụng đất là việc tiến hành thủ tục ghi nhận thay đổi về một hoặc một số thông tin mà người sử dụng đất đã đăng ký vào hồ sơ địa chính.

Các quy định liên quan đến thủ tục này được pháp luật hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Cơ quan giải quyết thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ hồng

Căn cứ theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai, đăng ký biến động quyền sử dụng đất bao gồm:

  • Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (cấp tỉnh/huyện) nếu tại địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai.
2. Hồ sơ đăng ký biến động đất đai

Để thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

Hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất gồm:

  1. Tờ khai lệ phí trước bạ (mẫu số 1);
  2. Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 11/ĐK);
  3. Bản gốc giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) đã được cấp;
  4. Tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 03/BĐS-TCN);
  5. Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng/chứng thực;
  6. Các giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai (sang tên sổ đỏ, sổ hồng).

3. Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai là không quá 10 ngày. 

Thời hạn 10 ngày nêu trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không bao gồm: 

  • Ngày nghỉ, ngày lễ; 
  • Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính;
  • Xem xét xử lý vi phạm, trưng cầu giám định (nếu có)...

>> Xem thêm: Điểm mới của Luật Đất đai 2024 (luật đất đai sửa đổi).

II. Thủ tục đăng ký biến động đất đai (sang tên sổ đỏ/sổ hồng) online, trực tiếp

1. Thủ tục đăng ký biến động đất đai trực tiếp

Thủ tục đăng ký biến động đất đai theo hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền được thực hiện theo các bước như sau:

➧ Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai theo hướng dẫn bên trên của Anpha, sau đó nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan thẩm quyền sau:

  • Văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất;
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (cấp tỉnh/huyện) nếu tại địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nếu hộ kinh doanh/cá nhân/cộng đồng dân cư có nhu cầu;
  • Ban quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; cảng vụ hàng không đối với trường hợp tại khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không…

➧ Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung (nếu có).

Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký biến động đất đai của người sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của các tài liệu trong hồ sơ, theo đó:

  • Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, viết phiếu biên nhận đồng thời chuyển vụ việc đến bộ phận có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp hồ sơ đã hợp lệ;
  • Cán bộ hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung các tài liệu để đảm bảo điều kiện giải quyết theo quy định pháp luật trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ.

➧ Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động.

Quy trình thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động quyền sử dụng đất như sau:

  • Bộ phận chuyên môn nhận được hồ sơ hợp lệ sẽ:
    • Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ;
    • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế có thẩm quyền để xác định, ra thông báo thuế yêu cầu người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu có).
  • Xác nhận các nội dung người sử dụng đất yêu cầu thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp/cấp mới giấy chứng nhận phù hợp theo quy định pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể;
  • Tiến hành cập nhật/chỉnh lý các nội dung biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định.

➧ Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và nhận kết quả.

Căn cứ theo thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính của cơ quan thuế, người sử dụng đất nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo nội dung ghi nhận tại thông báo.

Sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính, người sử dụng đất nộp lại biên lai cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai để nhận kết quả.

>> Tham khảo chi tiết: Thuế và chi phí đăng ký biến động đất đai.

2. Thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ hồng online

Quy trình đăng ký sang tên sổ đỏ, sổ hồng online gồm 4 bước như sau:

➧ Bước 1: Người sử dụng đất đăng nhập tài khoản tại Cổng dịch vụ công quốc gia.

Người sử dụng đất tiến hành đăng ký tài khoản tại Cổng dịch vụ công quốc gia và đăng nhập để thực hiện thủ tục sang tên giấy tờ đất, cụ thể:

  • Sau khi đăng nhập thành công, người sử dụng đất tìm kiếm và lựa chọn thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định;
  • Nhập thông tin cụ thể theo mẫu đơn đăng ký biến động đất đai trên hệ thống, đính kèm các hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất như Anpha đã chia sẻ bên trên và điền thông tin nơi nhận kết quả giải quyết;
  • Tùy theo nhu cầu của người sử dụng đất, chọn xác nhận nội dung điều chỉnh vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới giấy chứng nhận;
  • Người sử dụng đất chọn gửi hồ sơ đến cơ quan giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai.

➧ Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc hướng dẫn bổ sung (nếu có).

Sau khi nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện việc kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của từng thành phần hồ sơ và trả lời, cụ thể:

  • Cán bộ thông báo tiếp nhận hồ sơ, gửi phiếu tiếp nhận nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (*);
  • Cán bộ thông báo sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hồ sơ nếu hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Cơ quan thẩm quyền phản hồi thông tin cho người sử dụng đất qua các hình thức:

  •  Tài khoản dịch vụ công quốc gia;
  •  Email hoặc tin nhắn SMS.

Ghi chú:

(*) Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi toàn bộ hồ sơ đến bộ phận chuyên môn có thẩm quyền giải quyết.

➧ Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động.

Cán bộ được phân công giải quyết thực hiện kiểm tra, đối chiếu các thông tin trong hồ sơ đăng ký biến động với cơ sở dữ liệu đất đai để gửi thông tin đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho người sử dụng đất thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia: 

  • Nếu nội dung đối chiếu chính xác và phù hợp: Gửi thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính và việc nộp hồ sơ bản cứng;
  • Nếu nội dung đối chiếu chưa chính xác, chưa phù hợp: Gửi thông báo sửa đổi, bổ sung.

Sau đó cơ quan có thẩm quyền tiếp tục tiến hành:

  • Giải quyết đăng ký biến động đất đai thực hiện việc ký số và truyền thông tin điện tử sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo;
  • Xác nhận các nội dung người sử dụng đất yêu cầu thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới giấy chứng nhận phù hợp theo quy định pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể;
  • Tiến hành cập nhật/chỉnh lý các nội dung biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định.

➧ Bước 4: Trả kết quả giải quyết.

  • Cơ quan có thẩm quyền trả kết quả đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất theo quy định;
  • Cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện trả kết quả cho người sử dụng đất theo hình thức đã lựa chọn: 
    • Trực tiếp;
    • Qua đường bưu điện.

-----------

Nhìn chung, thủ tục đăng ký biến động đất đai theo hình thức online hay trực tiếp đều khá phức tạp nếu bạn chưa có kinh nghiệm thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để tối ưu chi phí và tiết kiệm tối đa thời gian tự thực hiện thủ tục, bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch sang tên sổ đỏ, sổ hồng (đăng ký biến động đất đai) tại Kế toán Anpha.

  • Chi phí trọn gói: Chỉ từ 4.000.000 đồng;
  • Thời gian hoàn thành: Thông báo chi tiết ngay sau khi tiếp nhận thông tin và tư vấn pháp lý.

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ đăng ký biến động đất đai.

GỌI NGAY

III. Câu hỏi liên quan đến các bước sang tên sổ đỏ, sổ hồng

1. Thủ tục đăng ký biến động đất đai có thể thực hiện bằng các hình thức nào?

Người sử dụng đất có thể tiến hành thủ tục đăng ký biến động đất đai theo 1 trong 2 hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất trực tuyến (online) thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký biến động đất đai (online, trực tiếp).

2. Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai ở đâu?

Căn cứ theo quy định pháp luật, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai bao gồm:

  • Văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (cấp tỉnh/huyện) nếu tại địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai.

3. Hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm các tài liệu nào?

Để thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ (mẫu số 1);
  • Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu số 11/ĐK);
  • Bản gốc giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) đã được cấp;
  • Tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân (mẫu số 03/BĐS-TCN);
  • Hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng/chứng thực;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

4. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai bằng hình thức trực tiếp?

Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất (sang tên sổ đỏ, sổ hồng) theo hình thức trực tiếp gồm 4 bước như sau: 

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc hướng dẫn bổ sung (nếu có);
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện nghiệp vụ chuyên môn về đăng ký biến động đất đai;
  • Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) và nhận kết quả.

>> Xem chi tiết: Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất trực tiếp.

Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH