Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là gì? Các hình thức đầu tư

FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nào tại Việt Nam? Đặc điểm, tác động của FDI đối với nền kinh tế hiện nay? Tất cả sẽ được Kế toán Anpha chia sẻ trong bài viết dưới đây.

FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh là Foreign Direct Investment - viết tắt FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước này sẽ đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn đủ lớn cho một dự án ở nước khác, việc này nhằm nắm quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. FDI là đầu tư tư nhân với mục đích tìm kiếm lợi nhuận được đưa lên hàng đầu.

Như vậy, xét theo định nghĩa pháp lý của nước ta, FDI là một hoạt động đưa phần vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với điều kiện họ phải tham gia quản lý của hoạt động đầu tư đó.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp FDI là gì?

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. Theo cách thức xâm nhập

  • Đầu tư mới: là việc một công ty đầu tư để xây dựng cơ sở sản xuất, marketing hay cơ sở hành chính mới;
  • Mua lại: chính là việc đầu tư hoặc mua trực tiếp của một công ty đang hoạt động kinh hay cơ sở sản xuất kinh doanh;
  • Sáp nhập: là dạng đặc biệt của hình thức mua lại nói trên, trong đó 2 công ty sẽ cùng góp vốn vào để thành lập công ty mới lớn hơn. Sáp nhập là hình thức phổ biến được dùng giữa các công ty có cùng quy mô vì có khả năng hợp nhất các hoạt động với nhau trên cơ sở cân bằng tương đối.

2. Theo định hướng của nước được nhận đầu tư

  • FDI thay thế nhập khẩu: FDI tiến hành nhằm mục đích sản xuất, cung ứng cho thị trường của nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu những sản phẩm đó về. Hình thức đầu tư này chịu ảnh hưởng bởi dung lượng của thị trường, rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận chuyển;
  • FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường được hướng đến là các thị trường lớn hơn trên toàn cầu kể cả thị trường của nước chủ đầu tư;
  • FDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư áp dụng những biện pháp khuyến khích đầu tư nhằm điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo kế hoạch của mình.

3. Theo hình thức pháp lý

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là loại hợp đồng (văn bản) ký kết giữa các bên để tiến hành đầu tư, trong đó thể hiện trách nhiệm việc chia kết quả kinh doanh cho các bên mà không cần thành lập pháp nhân mới;
  • Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại dựa trên hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên, hoặc đặc biệt hơn là có thể được thành lập dựa trên Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia, để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại nước sở tại;
  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước sở tại và thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó, họ sẽ tự quản lý và chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh;
  • BOT, BTO, BT.

Đặc điểm của FDI - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số đặc điểm cụ thể sau đây:

  • Gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư (nghĩa là: tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia), dẫn đến việc tăng lượng tiền và tài sản của nước tiếp nhận vốn đầu tư đó, ngược lại sẽ làm giảm lượng tiền, tài sản của nước đi đầu tư;
  • Được tiến hành thông qua việc thành lập mới các doanh nghiệp, hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện đã có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành việc hợp nhất, chuyển nhượng công ty;
  • Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn đầu tư hoặc sở hữu vốn đầu tư với tỷ lệ ở mức được tham gia quản lý trực tiếp doanh nghiệp;
  • Là hoạt động đầu tư của tư nhân, ít chịu ảnh hưởng chính trị giữa các nước;
  • Nhà đầu tư kiểm soát trực tiếp và điều hành quá trình hoạt động của dòng vốn đầu tư;
  • Là hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và từ trong nước ra nước ngoài, vì vậy FDI bao gồm dòng vốn đầu tư vào một nước và cả dòng vốn di chuyển ra khỏi nước đó;
  • Phần lớn được thực hiện bới các công ty xuyên quốc;
  • FDI thường đi kèm chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện dự án.

Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với nền kinh tế trong nước như:

  • Phần lớn nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt, góp phần cải thiện tình hình đầu tư Việt Nam;
  • Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động, tăng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao;
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ và quy mô sản xuất lớn, nâng cao khả năng sản xuất, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng;
  • Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của các nước nhận đầu tư;
  • Thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế nước nhận đầu tư;
  • Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả bên nhận và bên đầu tư;
  • Được nhận sự chuyển giao tài nguyên.

-----------

Hiện nay nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 1 trong 2 cách:

  • Cách 1: Thành lập công ty bằng vốn của người Việt Nam rồi tiến hành góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng phần vốn góp. Với cách này thì nhà đầu tư sẽ chỉ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà không có giấy phép đầu tư;
  • Cách 2: Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tức là tiến hành thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người nước ngoài trực tiếp ngay từ đầu mà không cần thông qua người Việt Nam.

Kế toán Anpha đã có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và hoàn thành thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài (mở doanh nghiệp FDI), bạn tham khảo chi tiết tại bài viết sau nhé:

>> Dịch vụ thành lập công ty vốn nước ngoài - Từ 15.000.000 đồng.

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

1. FDI được hiểu như thế nào?

Xét theo định nghĩa pháp lý của nước ta, FDI hay đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với điều kiện họ phải tham gia việc quản lý của hoạt động đầu tư đó.

2. Các hình thức đầu tư của FDI?

  • Theo cách thức xâm nhập: Đầu tư mới, mua lại, sáp nhập;
  • Theo định hướng của nước được nhận đầu tư: FDI thay thế nhập khẩu, FDI tăng cường xuất khẩu, FDI theo các định hướng khác của Chính phủ;
  • Theo hình thức pháp lý: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, BOT - BTO - BT.

3. Lợi ích của FDI?

Hoạt động đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mang lại nhiều lợi ích như:

  • Tăng việc làm và giúp đào tạo lực lượng nhân công chất lượng cao;
  • Mở rộng thị trường tiêu thụ và quy mô sản xuất lớn, nâng cao khả năng sản xuất, dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng;
  • Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của các nước nhận đầu tư;
  • Thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế nước nhận đầu tư;
  • Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả bên nhận và bên đầu tư;
  • Được nhận sự chuyển giao tài nguyên.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ..

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH