Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Quy định, lưu ý cần biết

Giấy chứng nhận đầu tư là gì? Giấy chứng nhận đầu tư để làm gì? Tìm hiểu quy định & các lưu ý phải biết khi xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở bài viết này.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Khái niệm:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (còn gọi là giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép đầu tư) là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể là văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận đầy đủ thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án.

Ý nghĩa:

Giấy chứng nhận đầu tư là điều kiện cần thiết để nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty vốn nước ngoài hoặc thực hiện một dự án đầu tư tại Việt Nam một cách hợp pháp.

Mục đích cấp:

Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận đầu tư là để cho cơ quan nhà nước có thể quản lý được dự án đầu tư và nắm bắt được tiến độ thực hiện của nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam.

Các trường hợp phải xin giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài phải xin giấy chứng nhận đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khi đầu tư vào một tổ chức kinh tế Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc đầu tư theo hình thức BCC thuộc các trường hợp sau:
    + Có nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài của tổ chức kinh tế;
    + Có nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế;
    + Có nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế.


 

Lưu ý về hồ sơ, thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư

1. Giấy tờ cần chuẩn bị để xin giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư:

  • Hộ chiếu của nhà đầu tư cá nhân (bản sao công chứng); 
  • Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (bản sao dịch thuật, công chứng, được hợp thức hóa lãnh sự).

Giấy tờ chứng minh tài chính của nhà đầu tư:

  • Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư (hợp thức hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng);
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán trong vòng 2 năm gần nhất của tổ chức nước ngoài (hợp thức hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng).

Giấy tờ chứng minh địa điểm thực hiện dự án:

  • Trường hợp thuê nhà của người Việt Nam: Hợp đồng thuê nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Trường hợp thuê văn phòng trong tòa nhà thương mại: Hợp đồng thuê văn phòng, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa nhà; bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản sao giấy phép xây dựng/giấy phép đầu tư của tòa nhà, giấy xác nhận phòng cháy chữa cháy/biên bản kiểm nghiệm phòng cháy chữa cháy định kỳ của tòa nhà.

2. Lưu ý khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: 

  • Dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do Phòng Đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố cấp giấy phép đầu tư;
  • Dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp giấy phép đầu tư.

Thông thường việc xin giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tại một số tỉnh (ví dụ như TP. HCM) , Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu phải thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trước rồi mới làm thủ tục xin giấy phép đầu tư.

 Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.

----------

Sự khác biệt về ngôn ngữ và quy định pháp luật về đầu tư có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài gặp khá nhiều khó khăn khi tự làm thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo việc cấp giấy phép thuận lợi, bạn có thể tham khảo dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của Anpha.

GỌI NGAY


 

Lưu ý cần biết sau khi xin giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện các thủ tục sau đây sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư:

  • Làm thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và hoàn tất các thủ tục phía sau như: khắc con dấu pháp nhân, treo bảng hiệu công ty, khai thuế ban đầu, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Mở tài khoản góp vốn đầu tư trực tiếp và thực hiện góp vốn vào tài khoản;
  • Thủ tục xin giấy phép con trong trường hợp công ty đăng ký kinh doanh những ngành nghề có điều kiện;
  • Thực hiện dự án đầu tư đúng theo quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Một số câu hỏi về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

1. Dự án nào phải cấp giấy chứng nhận đầu tư?

Có 2 loại dự án cơ bản sau đây phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư:

  • Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khi đầu tư vào một tổ chức kinh tế Việt Nam mà sau khi đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế.

2. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư thuộc về cơ quan nào?

  • Dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố cấp giấy phép đầu tư;
  • Dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp giấy phép đầu tư.

3. Nhà đầu tư nước ngoài có phải chứng minh tài chính khi xin cấp phép đầu tư không?

Có. Nhà đầu tư phải xin văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư hoặc báo cáo tài chính có kiểm toán trong vòng 2 năm gần nhất của nhà đầu tư là tổ chức (các giấy tờ này do cơ quan ở nước ngoài cấp thì phải được hợp thức hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng).


4. Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Mục đích của việc cấp giấy chứng nhận đầu tư là để cho cơ quan nhà nước có thể quản lý được dự án đầu tư và nắm bắt được tiến độ thực hiện của nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước có thể kiểm soát được nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam.


5. Sau khi có giấy phép đầu tư, nhà đầu tư cần làm gì?

Nhà đầu tư cần phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và thực hiện góp vốn vào tài khoản, xin giấy phép con cho công ty trong trường hợp đăng ký những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

4 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH