Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư) cho người nước ngoài như thế nào? Lưu ý cần biết khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam. Hãy đọc bài viết sau của Anpha để biết thêm thông tin chi tiết.
Được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn định và có mức độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng chính vì vậy, nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư) của các cá nhân, tổ chức nước ngoài ngày càng tăng cao.
- Giấy chứng nhận đầu tư hay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
- Việc xin cấp giấy chứng nhận đầu tư là thủ tục bắt buộc trước khi cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.
- Thành lập tổ chức kinh tế mới như: Thành lập công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
- Góp vốn, mua cổ phần từ các doanh nghiệp Việt Nam: Bằng hình thức chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp.
- Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP).
- Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC).
Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có quốc tịch (cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam.
- Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc các ngành nghề bị cấm hoạt động. Tức là là phải nằm trong biểu cam kết WTO.
Trong phạm vi bài này, Anpha xin cung cấp đến bạn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Hợp đồng thuê nhà/ văn phòng để thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người Việt Nam (trường hợp góp vốn chung với người Việt Nam);
- Văn bản xác minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch thuật, công chứng sang tiếng Việt;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung thêm:
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung thêm:
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày)
TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Lưu ý:
- Các văn bản, báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được làm bằng tiếng Việt;
- Trường hợp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải hợp thức hóa lãnh sự, có bản dịch tiếng Việt hợp lệ kèm theo tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
-
Nộp hồ sơ: Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
-
Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ;
- Kết quả nhận được: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.
-
Đối với mục tiêu dự án (ngành nghề kinh doanh) phân phối bán buôn, bán lẻ: Mục phân phối bán buôn thì có thể đăng ký hoạt động bình thường. Nhưng để được thực hiện việc phân phối bán lẻ thì bạn phải xin giấy phép phân phối do Sở Công thương cấp.
-
Sau khi hoàn tất việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty phải mở tài khoản vốn đầu tư. Sau đó, nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản vốn của công ty tương ứng với số vốn góp của mình.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam cho cá nhân, tổ chức nước ngoài khá phức tạp và thường mất nhiều thời gian hơn so với quy định, chưa kể đến những phát sinh sau sau này. Vì thế, Anpha khuyên bạn nên thuê các đơn vị chuyên nghiệp để tối ưu thời gian, chi phí. Bạn có thể tham khảo dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của Anpha:
- Với phí dịch vụ trọn gói chỉ từ: 20.000.000 đồng
- Thời gian hoàn thành từ: 20-25 ngày làm việc
- Khách hàng nhận được:
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Con dấu công ty.
Câu 1. Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là gì?
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 4 hình thức: Thành lập tổ chức kinh tế mới (thành lập công ty), góp vốn vào công ty Việt Nam, đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP), đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Câu 2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Nhà đầu tư phải có quốc tịch (nếu là cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (nếu là tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO và ngành nghề đăng ký đầu tư không nằm trong danh mục bị cấm.
Câu 3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho cá nhân nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài, bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của người Việt Nam (nếu góp vốn chung với người Việt Nam), văn bản xác minh số dư trong tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài tương đương hoặc nhiều hơn với số tiền đầu tư, hợp đồng thuê nhà/ văn phòng để thực hiện dự án đầu tư, đề xuất dự án đầu tư;
TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư.
Câu 4. Để được đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần phải làm gì?
Nhà đầu tư cần phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Câu 5. Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ở đâu?
Nhà đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0906 687 032 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT