Danh mục hàng hóa được Miễn Thuế Nhập Khẩu, Xuất Khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là gì? Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu - thuế xuất khẩu và giảm thuế xuất nhập khẩu. Thủ tục miễn thuế nhập khẩu & thuế xuất khẩu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xuất - nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Để thúc đẩy sự phát triển này, nhà nước đã thiết lập chính sách miễn thuế xuất nhập khẩu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đồng thời tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp địa phương. Trong bài viết này, hãy cùng Anpha tìm hiểu thuế xuất nhập khẩu là gì và các trường hợp miễn thuế xuất nhập khẩu nhé.

Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu

1. Thuế nhập khẩu là gì?

Thuế nhập khẩu là loại thuế được áp dụng lên hàng hóa và dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài. Thuế suất thuế nhập khẩu là phương tiện được Chính phủ sử dụng để kiểm soát luồng hàng hóa và dịch vụ, vừa đảm bảo sức tiêu thụ cho sản phẩm nội địa vừa tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. 

2. Các trường hợp miễn thuế nhập khẩu

Căn cứ Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016 quy định về các trường hợp miễn thuế nhập khẩu bao gồm:

  1. Hàng hóa của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  2. Hàng hóa thuộc phạm vi tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người nhập cảnh hoặc hàng hóa nhập khẩu để bán tại những cửa hàng được miễn thuế; 
  3. Hàng hóa là tài sản di chuyển trong định mức được miễn thuế;
  4. Hàng hóa làm quà biếu tặng được miễn thuế nhập khẩu trong trong các trường hợp:
    • Quà biếu tặng trong định mức miễn thuế;
    • Quà biếu tặng cho cơ quan tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhận;
    • Quà biếu tặng nhằm mục đích từ thiện, nhân đạo.
  5. Hàng hóa được kinh doanh ở vùng biên giới, phục vụ cho mục đích sản xuất, tiêu dùng của người dân vùng biên giới, thuộc Danh mục hàng hóa và nằm trong định mức miễn thuế nhập khẩu; 
  6. Hàng hóa có giá trị hoặc mức thuế phải nộp dưới mức tối thiểu, cụ thể như sau:
    • Hàng hóa nhập khẩu gửi bằng dịch vụ bưu chính có trị giá trị hải quan từ dưới 1.000.000 đồng hoặc có mức tiền thuế phải nộp từ dưới 100.000 đồng; 
    • Hàng hóa có trị giá hải quan từ dưới 500.000 đồng hoặc có mức tiền thuế phải nộp từ dưới 50.000 đồng/lần nhập khẩu (*).
  7. Nguyên, vật liệu, linh kiện được nhập khẩu để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu;
  8. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên vật liệu nước ngoài;
  9. Hàng hóa được tạm nhập - tái xuất trong thời hạn nhất định, cụ thể:
    • Hàng hóa, máy móc, thiết bị tạm nhập - tái xuất để tổ chức, tham dự hội chợ, sự kiện, thử nghiệm, nghiên cứu…;
    • Máy móc, thiết bị tạm nhập - tái xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài đang neo đậu tại cảng Việt Nam;
    • Hàng hóa tạm nhập - tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
    • Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất để chứa hàng xuất, nhập khẩu;
    • Hàng hóa kinh doanh trong thời hạn tạm nhập - tái xuất được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc với số tiền ngang với số tiền thuế nhập khẩu.
  10. Hàng hóa không phục vụ mục đích thương mại như hàng mẫu, phim, ảnh, mô hình thay thế hàng mẫu, quảng cáo số lượng nhỏ;
  11. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư, cụ thể như sau:
    • Máy móc, linh kiện, phụ tùng, thiết bị dùng để lắp ráp hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, vật tư phục vụ việc chế tạo máy móc, thiết bị;
    • Phương tiện vận tải phục vụ trực tiếp cho quy trình sản xuất của dự án;
    • Nguyên, vật liệu xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
  12. Giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu nước ngoài do trong nước chưa sản xuất được;
  13. Hàng hóa, nguyên - vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị… trong nước chưa sản xuất được, được nhập khẩu để phục vụ các hoạt động sau đây:
    • Hoạt động dầu khí, đóng tàu;
    • Hoạt động in, đúc tiền;
    • Các dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư;
    • Phục vụ cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ;
    • Sản xuất sản phẩm có trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm;
    • Sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế; 
    • Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm;
    • Hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, khí thải…;
    • Hoạt động giáo dục;
    • Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển, ươm tạo, đổi mới công nghệ.
  14. Máy móc, trang thiết bị, linh kiện… phục vụ hoạt động in, đúc tiền;
  15. Hàng hóa phục vụ trực tiếp cho công tác an ninh, quốc phòng; 
  16. Hàng hóa phục vụ hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh…

-----

(*) Không áp dụng đối với hàng biếu tặng, hàng gửi bằng dịch vụ bưu chính và các loại hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới.

Các trường hợp miễn thuế xuất khẩu

1. Thuế xuất khẩu là gì?

Thuế xuất khẩu là loại thuế áp dụng cho hàng hóa trong nước được xuất khẩu sang thị trường quốc tế hoặc vào khu phi thuế quan. Cũng như thuế nhập khẩu, nhà nước ban hành chính sách miễn thuế xuất khẩu đối với một số danh mục hàng hóa nhằm hỗ trợ các đối tượng đặc biệt, khuyến khích đầu tư và thực hiện các chính sách xã hội.

2. Các trường hợp miễn thuế xuất khẩu

Bên cạnh các mặt hàng phải tính thuế xuất khẩu khi vận chuyển ra nước ngoài thì có một số danh mục hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, cụ thể như sau:

  1. Hàng hóa được miễn trừ thuế xuất khẩu phù hợp với Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  2. Hàng hóa thuộc phạm vi tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh;
  3. Hàng hóa là tài sản di chuyển, quà biếu tặng trong định mức miễn thuế xuất khẩu;
  4. Hàng hóa kinh doanh ở biên giới, phục vụ mục đích sản xuất, tiêu dùng của người dân vùng biên giới; 
  5. Hàng hóa có giá trị hoặc mức thuế phải nộp dưới mức tối thiểu;
  6. Hàng hóa xuất khẩu để gia công được miễn thuế xuất khẩu tính trên trị giá của nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm gia công;
  7. Hàng hóa tạm xuất - tái nhập trong thời gian nhất định, cụ thể:
    • Hàng hóa, máy móc, thiết bị tạm xuất - tái nhập để tổ chức, tham dự hội chợ, sự kiện, thử nghiệm, nghiên cứu…;
    • Máy móc, thiết bị tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam;
    • Hàng hóa tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
    • Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm xuất - tái nhập để chứa hàng xuất, nhập khẩu;
    • Hàng hóa kinh doanh trong thời hạn tạm xuất - tái nhập được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc với số tiền ngang với số tiền thuế nhập khẩu.
  8. Hàng hóa không phục vụ mục đích thương mại: hàng mẫu, phim, ảnh, mô hình thay thế hàng mẫu, quảng cáo số lượng nhỏ;
  9. Hàng hóa phục vụ hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục thiên tai, thảm họa, dịch bệnh…

Trình tự thủ tục miễn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

Trình tự các bước cơ bản trong thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu cơ quan hải quan theo 2 cách:

Trước khi nộp hồ sơ, người nộp thuế cần điền tờ khai xác định, kê khai hàng hóa và tính thuế nhập khẩuthuế xuất khẩu được miễn khi làm thủ tục hải quan.

Lưu ý:

Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mà chuẩn bị hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa tương ứng.

>> Xem chi tiết: Hồ sơ miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.

Bước 2: Cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, nếu hồ sơ chưa đầy đủ cơ quan hải quan sẽ gửi thông báo cho người nộp thuế để bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan hải quan tiến hành đối chiếu thông tin hồ sơ miễn thuế với các quy định hiện hành để áp dụng chính sách miễn thuế theo quy định.

Lưu ý:

Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện hàng hóa khai báo không thuộc đối tượng miễn thuế xuất nhập khẩu thì cá nhân, doanh nghiệp phải nộp thuế và bị xử phạt vi phạm (nếu có).

>> Xem chi tiết: Thủ tục miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.

Các trường hợp giảm thuế xuất nhập khẩu

Ngoài các đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu kể trên, doanh nghiệp còn được giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hàng hóa xuất, nhập khẩu đang được cơ quan hải quan giám sát;
  • Hàng hóa xuất, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát có giám định chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý:

  • Mức giảm thuế sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ thiệt hại thực tế của hàng hóa;
  • Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế. 

>> Xem chi tiết: Hồ sơ, thủ tục giảm thuế xuất, nhập khẩu.

Các câu hỏi thường gặp về các trường hợp miễn thuế xuất nhập khẩu

1. Những mặt hàng miễn thuế nhập khẩu từ Trung Quốc là gì?

Các mặt hàng miễn thuế nhập khẩu từ Trung Quốc như: 

  • Hàng gia công, lắp ráp;
  • Hàng hóa tạm nhập - tái xuất trong thời gian cụ thể;
  • Nguyên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng… trong nước chưa sản xuất được;
  • Các trường hợp khác: quà tặng, hàng hóa có trị giá dưới mức tối thiểu, hành lý người nhập cảnh, hàng hóa không phục vụ mục đích thương mại…

>> Tham khảo chi tiết: Danh mục hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu.

2. Thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu gồm những bước nào?

➤ Bước 1: Nộp hồ sơ miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo 2 cách:

  • Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại cơ quan hải quan hoặc nộp qua đường bưu điện;
  • Nộp hồ sơ online qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

➤ Bước 2: Cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ;

➤ Bước 3: Cơ quan hải quan tiến hành đối chiếu thông tin hồ sơ miễn thuế với các quy định hiện hành để áp dụng chính sách miễn thuế theo quy định.

>> Tham khảo chi tiết: Trình tự thủ tục miễn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.

3. Xuất khẩu nông sản có chịu thuế không?

Nông sản xuất khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu thì phải chịu thuế nhập khẩu. 

>> Tham khảo chi tiết: Danh mục hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu.

 

4. Hàng mẫu có chịu thuế xuất nhập khẩu không?

Hàng mẫu nhập khẩu vào Việt Nam không phục vụ mục đích thương mại sẽ được miễn thuế xuất nhập khẩu. 

>> Tham khảo chi tiết: Các trường hợp miễn thuế xuất nhập khẩu.

5. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ có chịu thuế không?

Nguyên, vật liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, sau đó xuất trả hoặc bán sản phẩm gia công từ các nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình xuất khẩu tại chỗ thì không phải chịu thuế nhập khẩu.

>> Tham khảo chi tiết: Các trường hợp miễn thuế xuất khẩu.

Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH