Hướng dẫn hồ sơ - các bước lập báo cáo tài chính cuối năm

Báo cáo tài chính là gì? Thành phần 1 bộ báo cáo tài chính gồm những gì? Cách lập báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp (quyết toán thuế cuối năm).

Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy việc lập báo cáo tài chính chính xác và đúng hạn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Đây cũng là công việc quen thuộc với mỗi kế toán, nhưng để lập được báo cáo tài chính chính xác và hạn chế được tối đa rủi ro, sai sót thì không phải ai cũng nắm được. 

Vì thế Kế toán Anpha muốn chia sẻ đến bạn những bước cơ bản cần thiết, từ đó giúp bạn hình dung được quá trình ghi sổ sách kế toán và lên báo cáo tài chính cuối năm. Cùng Anpha tìm hiểu ngay nhé. 

I. Quy định về báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là hệ thống tập hợp các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được lập theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Báo cáo cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào loại hình, quy mô của từng doanh nghiệp sẽ có những quy định về việc lập báo cáo tài chính khác nhau, cụ thể:

  • Các doanh nghiệp siêu nhỏ: Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ có thể áp dụng theo Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC;
  • Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ): Chế độ kế toán và lập báo cáo tài chính dành cho doanh nghiệp này sẽ áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC;
  • Các doanh nghiệp có quy mô lớn: Việc lập báo cáo tài chính năm sẽ phải tuân theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC.

II. Bộ báo cáo tài chính gồm những gì?

➤ Bảng cân đối kế toán

Trong bảng cân đối sẽ thể hiện tổng tài sản, tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể (thường là cuối năm). Bảng cân đối thể hiện sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, cho biết nơi mà nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp đang được sử dụng.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN).

➤ Báo cáo kết quả kinh doanh

Thể hiện kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong khoản thời gian xác định (khoảng 1 năm). Bao gồm: doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, sau thuế cùng các chỉ số liên quan khác như lợi nhuận trên cổ phần, cổ tức…

➤ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thể hiện nguồn gốc của tiền và dòng tiền ra vào của doanh nghiệp, cách mà tiền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính như thế nào. Giúp người đọc hiểu được cách doanh nghiệp quản lý tiền mặt, đánh giá khả năng thanh toán, sinh lời, sử dụng vốn và phát triển của doanh nghiệp.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (theo phương pháp gián tiếp).

➤ Thuyết minh báo cáo tài chính

Đây là một phần quan trọng trong BCTC dùng để giải thích, bổ sung thông tin chi tiết và cung cấp thông tin thêm về các khoản thu chi khác. Báo cáo này nhằm giúp đảm bảo tính minh bạch và hiểu rõ hơn về các số liệu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DNN).

III. Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính

➤ Bước 1: Tổng hợp, kiểm tra và sắp xếp chứng từ kế toán

Để có thể lập báo cáo tài chính trước tiên doanh nghiệp cần tập hợp, phân loại và sắp xếp các chứng từ kế toán một cách rõ ràng theo đúng trình tự thời gian và nội dung, kiểm tra chứng từ cẩn thận để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ. 

Chứng từ bao gồm: hóa đơn, biên lai, phiếu thu chi, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan khác.

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ làm sổ sách kế toán - Siêu tiết kiệm.

➤ Bước 2: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Dựa trên những chứng từ đã được sắp xếp, nhà quản lý tiến hành hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán năm. 

Quá trình này bao gồm việc kiểm tra và hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế nhằm đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật về công tác kế toán và thuế. Nhiệm vụ này có thể làm song song với bước 1 nêu trên.

➤ Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, theo quý

Phân loại nghiệp vụ phát sinh theo từng tháng, từng quý trong báo cáo tài chính là một bước quan trọng để xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

Ngoài ra, bạn cũng cần phân loại rõ ràng các chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ và các khoản ước tính khác.

Đối với phần hành tài sản cố định, chi phí trả trước và công cụ dụng cụ thì doanh nghiệp cần hạch toán rõ ràng, phân bổ thời gian và chi phí phát sinh hàng tháng hợp lý, theo đúng theo quy định.

➤ Bước 4: Kiểm tra rà soát tổng hợp lại các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản

Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình lập báo cáo tài chính. Việc kiểm tra tổng hợp lại các số liệu theo từng nhóm tài khoản giúp đảm bảo tính cân đối, đồng nhất và chính xác của báo cáo tài chính. Các nhóm tài khoản rà soát có thể được phân loại thành:

1. Hàng tồn kho: Kiểm tra số liệu về hàng tồn kho xem có bị âm hay không, nếu âm kho thì tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại cho hợp lý, chạy giá vốn theo phương pháp tính hàng tồn kho đã đăng ký. 

>> Hướng dẫn phương pháp kế toán hàng tồn kho.

2. Công nợ phải thu, phải trả: Kiểm tra đối chiếu số liệu với khách hàng và nhà cung cấp, kiểm tra các phát sinh bên nợ và bên có để phản ánh đúng nghiệp vụ kế toán, đồng thời tính toán được các rủi ro công nợ có thể xảy ra…

>> Dịch vụ kế toán công nợ phải thu phải trả.

3. Các khoản đầu tư: Kiểm tra lại các hồ sơ đầu tư, phân tích bản chất, phương pháp hạch toán, cân đối chứng từ để ghi nhận đầu tư nhằm phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thông qua biên bản họp và những tài liệu, báo cáo tài chính mà bên nhận đầu tư đã cung cấp.

4. Các khoản chi phí trả trước: Kiểm tra các khoản chi phí trả trước về giá trị, thời gian, đối tượng và phương pháp phân bổ xem đã phản ánh đúng thực tế hay chưa.

>> Hạch toán chi phí trả trước - Tài khoản 242.

5. Tài sản cố định: Kiểm tra tài sản cố định về nguyên giá, thời gian sử dụng, đối tượng khấu hao, phương pháp trích khấu hao, phương pháp xử lý tài sản cố định bị hư hỏng, mất mát, thanh lý…

>> Cách hạch toán tài sản cố định đã sử dụng.

6. Doanh thu: Kiểm tra doanh thu xem đã được phản ánh, ghi nhận đúng số liệu về giá trị, thời gian, phương pháp ghi nhận, xác định doanh thu thực hiện hợp đồng, phương pháp xử lý doanh thu chưa thực hiện…

7. Giá vốn: Kiểm tra số liệu về giá trị và đảm bảo giá vốn của từng hàng hóa dịch vụ được phản ánh chính xác, phương pháp tính giá vốn hàng bán, phương pháp xử lý giá vốn chưa phân bổ…

>> Cách hạch toán giá vốn bán hàng - Hạch toán tài khoản 632.

8. Chi phí: Kiểm tra số liệu các tài khoản ghi nhận chi phí được phản ánh đúng với thực tế và phù hợp với nguyên tắc kế toán, tỷ lệ chi phí trên mức doanh thu.

Lưu ý:

Trường hợp phát hiện có sai sót, cần tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời điều chỉnh lại những sai sót để có thể đảm bảo tính chính xác khi thực hiện kê khai lên báo cáo tài chính.

➤ Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ

Sau khi đã hoàn tất việc kiểm tra và rà soát các số liệu ở các bước trên, kế toán cần thực hiện các bút toán kết chuyển lãi/lỗ trong năm. Bút toán này bao gồm: hạch toán các khoản kết chuyển doanh thu, chi phí, lỗ, lãi và đảm bảo các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 không có số dư ở cuối kỳ.

Đối với doanh nghiệp có phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp thì:

  • Kết chuyển lần đầu để xác định lãi;
  • Tính số tiền thuế thu nhập cần phải nộp;
  • Hạch toán bút toán ghi nhận tiền thuế và chi phí thuế phát sinh;
  • Kết chuyển lại để ra số lợi nhuận cuối cùng.

➤ Bước 6: Lập báo cáo tài chính

Sau khi đã thực hiện các bước trên, bạn có thể tiến hành lập báo cáo tài chính. Đây là công việc cuối cùng trong lập báo cáo tài chính. Với việc thực hiện đúng các quy trình nêu trên, doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính đúng chuẩn từ đó giúp cho việc quản lý tài chính trở nên chính xác, hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn.

Bạn có thể lập báo cáo tài chính trong phần mềm kế toán của công ty (nếu có) hoặc đăng nhập vào phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) để thực hiện theo trình tự sau:

  • Đăng nhập vào phần mềm HTKK theo tài khoản của doanh nghiệp;
  • Chọn tính năng “Báo cáo tài chính”, sau đó lựa chọn bộ báo cáo phù hợp dựa vào chế độ kế toán doanh nghiệp đang áp dụng;

  • Sau đó chọn “Niên độ tài chính”; phụ lục kê khai >> chọn “Đồng ý”;

  • Nhập tờ khai: Điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ. Sau khi điền thông tin xong, nhấn ô “Ghi” và hiển thị thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công!” là hoàn tất;

  • Cuối cùng tiến hành xuất file “Kết xuất XML” lưu dữ liệu nộp lên cơ quan thuế. Như vậy, là đã hoàn thành các bước lập báo cáo tài chính năm.

---------------

Hơn 17 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ làm báo cáo tài chính (quyết toán thuế cuối năm), Kế toán Anpha cam kết hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí, thời gian, nhân sự và vẫn tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Khi sử dụng dịch vụ của Anpha, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp 4 thông tin:

  • Bảng cân đối tài khoản năm trước báo cáo (*);
  • Bảng lương & thông tin CCCD người lao động;
  • Hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra trong năm báo cáo;
  • Sao kê tài khoản ngân hàng công ty năm báo cáo.

(*) Đối với doanh nghiệp vừa thành lập tại năm báo cáo thì không cần cung cấp bảng cân đối tài khoản năm trước báo cáo.

>> Tham khảo bảng giá chi tiết: Dịch vụ quyết toán thuế cuối năm.

GỌI NGAY

IV. Câu hỏi thường gặp khi làm báo cáo tài chính cuối năm

1. Quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính là bao lâu?

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh cần nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước thời hạn nộp BCTC là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý và theo năm riêng. 

2. 1 bộ báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Theo quy định thì thành phần báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

>> Xem thêm: Chi tiết bộ báo cáo tài chính.

Mộng Huyền - Phòng Kế toán Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH