Dấu Tròn, Dấu Vuông Là Gì? So sánh dấu tròn và dấu vuông

Con dấu tròn công ty, con dấu vuông là gì? Dấu vuông có giá trị pháp lý không? So sánh dấu tròn và dấu vuông. Lưu ý việc khắc & sử dụng con dấu đúng cách.

Hiện nay, sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp thường có nhu cầu khắc con dấu tròn và con dấu vuông để sử dụng. Vậy dấu tròn, dấu vuông là con dấu như thế nào? Có gì khác biệt giữa 2 loại con dấu này? Cùng Kế toán Anpha tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Con dấu tròn (mộc tròn) công ty là gì?

Dấu tròn công ty (hay mộc tròn công ty) chính là con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, được thiết kế theo hình tròn, dùng để khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản do doanh nghiệp đóng dấu ban hành, đồng thời dùng để phân biệt giữa các doanh nghiệp với nhau.

Con dấu vuông (mộc vuông) là gì?

Con dấu vuông (hay mộc vuông) là con dấu của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể, được thiết kế theo hình vuông, thể hiện các thông tin của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và có thể có giá trị pháp lý hoặc không có giá trị pháp lý (tùy theo từng loại con dấu).

Hiện nay, có nhiều loại con dấu vuông như: con dấu chức danh, con dấu hộ kinh doanh, con dấu thông tin doanh nghiệp, con dấu logo, con dấu xác nhận, con dấu hoàn công…

>> Xem thêm: Quy định về con dấu và mẫu dấu công ty, hộ kinh doanh.

Dấu tròn và dấu vuông khác nhau như thế nào?

1. Về hình thức con dấu

➨ Hình thức con dấu tròn, con dấu vuông

Con dấu tròn Con dấu vuông
  • Hình dáng của con dấu được thiết kế hình tròn
  • Hình dáng con dấu được thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật
  • Mực dấu màu đỏ
  • Mực dấu màu đỏ hoặc màu xanh
2. Nội dung con dấu tròn, con dấu vuông

➨ Nội dung con dấu tròn công ty

Con dấu tròn công ty thường chứa các thông tin cơ bản, ngắn gọn của doanh nghiệp như:

  • Tên công ty, doanh nghiệp;
  • Mã số thuế công ty (do Sở KH&ĐT cấp);
  • Loại hình doanh nghiệp: thường viết tắt là C.T.C.P (công ty cổ phần), C.T.T.N.H.H (công ty TNHH) hoặc D.N.T.N (doanh nghiệp tư nhân);
  • Quận/huyện/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (ví dụ: Q. Cầu Giấy, TP. Phủ Lý…);
  • Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (ví dụ: TP. Hà Nội, TP. HCM…).

Ngoài ra, tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể khắc thêm logo công ty hoặc ký hiệu đặc trưng khác của công ty lên con dấu pháp nhân.

Con dấu tròn Con dấu vuông
Nội dung con dấu thường theo 1 dạng phổ biến, thông tin ngắn gọn Hình dáng con dấu được thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật

➨ Nội dung con dấu vuông công ty hoặc hộ kinh doanh

Tùy thuộc vào loại con dấu vuông mà thông tin trên con dấu có thể khác nhau, cụ thể:

  • Con dấu thông tin công ty: Thường bao gồm các thông tin chi tiết của công ty như tên công ty, mã số thuế, địa chỉ cụ thể của công ty, ngoài ra có thể có thông tin SĐT hoặc tên người liên hệ (tùy mục đích của doanh nghiệp);
  • Con dấu hộ kinh doanh: Thường bao gồm tên hộ kinh doanh (tên cửa hàng), số điện thoại, địa chỉ cụ thể;
  • Con dấu chức danh: Là con dấu thể hiện chức vụ và họ tên của lãnh đạo trong công ty. Các vị trí quan trọng thường sử dụng dấu chức danh gồm có: giám đốc, tổng giám đốc, kế toán trưởng hoặc thậm chí nhân viên kinh doanh hay trưởng phòng… cũng được khuyến khích sử dụng để thuận tiện trong công việc trong một số doanh nghiệp;
  • Con dấu xác nhận: Thường được doanh nghiệp sử dụng trong bộ phận kế toán, kho, thu ngân với các nội dung như: đã thu tiền, đã thanh toán hay chưa thanh toán…

>> Tựu chung lại, nội dung con dấu vuông thường thể hiện chi tiết và đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh so với con dấu tròn công ty.

3. Giá trị pháp lý của dấu tròn, dấu vuông

Chúng ta đều biết, con dấu tròn hay con dấu pháp nhân của doanh nghiệp có giá trị pháp lý. Vậy con dấu vuông có giá trị pháp lý không?

Con dấu vuông doanh nghiệp Con dấu vuông hộ kinh doanh
Con dấu vuông được quy định trong điều lệ/quyết định công ty có giá trị pháp lý Không có giá trị pháp lý

➨ Con dấu vuông của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định loại dấu, số lượng, nội dung và hình thức con dấu của doanh nghiệp và các đơn vị phụ thuộc. 

Như vậy, đối với doanh nghiệp, thì dấu tròn hay dấu vuông đều có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, chỉ có những con dấu vuông được quy định trong điều lệ hoặc quyết định của công ty thì mới có giá trị pháp lý. Các con dấu khác do các phòng ban hoặc nhân viên công ty tự khắc và sử dụng thì không có giá trị pháp lý. Ví dụ: dấu của nhân viên kinh doanh, dấu của trưởng phòng, văn thư…

➨ Con dấu vuông của hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, nên hộ kinh doanh không được sử dụng con dấu pháp nhân như doanh nghiệp và con dấu vuông của hộ kinh doanh cũng không có tính pháp lý.

>> Xem chi tiết: Hộ kinh doanh có con dấu không? Quy định dấu hộ kinh doanh?

Lưu ý về việc khắc và sử dụng con dấu tròn, dấu vuông

1. Cách đóng dấu tròn, dấu vuông

Khi sử dụng con dấu tròn hoặc con dấu vuông để đóng lên các văn bản, chứng từ của doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều con dấu và đúng mực dấu;
  • Đóng dấu lên chữ ký thì phải đóng trùm lên 1/3 chữ ký về bên trái;
  • Dấu giáp lai lên văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp thì phải đóng vào lề trái hoặc phải của văn bản, từ 2 tờ trở lên để tất cả các tờ văn bản đều có thông tin về con dấu;
  • Đóng dấu treo lên văn bản phải đóng lên phía bên trái trang đầu, trùm 1 phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề trong văn bản.

Đối với các con dấu vuông còn lại không mang giá trị pháp lý thì cách thức đóng dấu, màu mực sẽ do cá nhân tự quyết định.

2. Nội dung con dấu

Nội dung con dấu vuông và con dấu tròn của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh không được sử dụng các từ ngữ, hình ảnh và biểu tượng sau trong con dấu:

  • Hình ảnh quốc kỳ, quốc huy, cờ Đảng;
  • Hình ảnh, biểu tượng, tên gọi của cơ quan nhà nước;
  • Từ ngữ, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục, lịch sử, văn hóa, đạo đức Việt Nam;
  • Tuân thủ các quy định về luật bản quyền và pháp luật liên quan khi sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong nội dung hoặc hình thức mẫu dấu.

-----------

Việc sử dụng con dấu tròn, con dấu vuông là nhu cầu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Kế toán Anpha chuyên cung cấp dịch vụ khắc con dấu pháp nhân, dấu chức danh, dấu logo… cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh với mức phí ưu đãi chỉ từ 200.000 đồng.

Dịch vụ khắc con dấu lấy nhanh tại Anpha gồm:

  • Dịch vụ khắc con dấu công ty gồm: dấu pháp nhân, dấu chức danh;
  • Dịch vụ khắc con dấu hộ kinh doanh;
  • Dịch vụ khắc con dấu logo;
  • Dịch vụ khắc dấu vuông khác gồm: dấu nhân viên, dấu trưởng phòng, dấu hoàn công…

GỌI NGAY

Một số câu hỏi thường gặp về con dấu tròn, con dấu vuông

1. Mộc vuông có giá trị pháp lý không?

Mộc vuông hay con dấu vuông của doanh nghiệp có giá trị pháp lý nếu được quy định trong quyết định hoặc điều lệ của doanh nghiệp. Còn mộc vuông của hộ kinh doanh không có giá trị pháp lý.

2. Doanh nghiệp thường sử dụng những loại con dấu vuông nào?

Hiện nay, doanh nghiệp thường sử dụng nhiều loại con dấu vuông khác nhau để thuận tiện cho công việc như:

  • Con dấu thông tin công ty;
  • Con dấu chức danh của giám đốc, tổng giám đốc, trường phỏng, trường dự án…;
  • Con dấu xác nhận với nội dung: đã thu tiền, đã thanh toán hay chưa thanh toán;
  • Con dấu logo công ty;
  • Con dấu hoàn công.

3. Hộ kinh doanh có con dấu pháp nhân không?

Không. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, nên hộ kinh doanh không được sử dụng con dấu tròn pháp nhân như doanh nghiệp.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH