Pháp nhân là gì? Phân loại, điều kiện để có tư cách pháp nhân

Pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là gì? Tư cách pháp nhân là gì? Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân? Tham khảo ngay tại đây.

Pháp nhân là gì? Có tư cách pháp nhân là gì?

1. Pháp nhân là gì?

Pháp nhân được hiểu là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập nhất định. Tổ chức này có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2. Có tư cách pháp nhân là gì?

Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức được nhà nước công nhận để hoạt động một cách độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ chức có tư cách pháp nhân có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một pháp nhân được pháp luật quy định.

Phân loại pháp nhân

1. Pháp nhân thương mại là gì?

Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Pháp nhân thương mại hoạt động bởi 2 mục tiêu chính:

  • Một là, tạo ra lợi nhuận;
  • Hai là, chia đều lợi nhuận cho các thành viên.

Ví dụ: Công ty cổ phần Vingroup là pháp nhân thương mại.

2. Pháp nhân phi thương mại là gì?

Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân hoạt động với mục tiêu chính không phải là tìm kiếm lợi nhuận. Trường hợp, pháp nhân phi thương mại hoạt động có lợi nhuận thì lợi nhuận này cũng không được chia cho các thành viên. 

Pháp nhân phi thương mại bao gồm: 

  • Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Tổ chức chính trị;
  • Tổ chức xã hội;

Ví dụ: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là pháp nhân phi thương mại. Vì mục tiêu chính của tổ chức không hướng tới lợi nhuận mà hướng tới các hoạt động nhân văn trong cộng đồng. 

Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: 

1. Pháp nhân phải được thành lập theo quy định pháp luật

  • Pháp nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;
  • Tên gọi pháp nhân phải bằng tiếng Việt;
  • Tên pháp nhân phải thể hiện được loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng lĩnh vực;
  • Sử dụng tên gọi pháp nhân trong mọi giao dịch dân sự;
  • Tên gọi của pháp nhân được công nhận và bảo vệ từ pháp luật.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC được xem là thành lập hợp pháp khi công ty nộp hồ sơ đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ Sở KH&ĐT.

Lưu ý:

Tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng là tổ chức có tư cách pháp nhân. 

Xem ngay: 

>> Hồ sơ thủ tục thành lập công ty;

>> Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ.

Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Anpha để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!

GỌI NGAY

2. Pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành rõ ràng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng phòng ban, bộ phận của cơ quan điều hành được quy định cụ thể trong điều lệ/quyết định thành lập pháp nhân;
  • Pháp nhân có các cơ quan khác theo quyết định của pháp luật hoặc quyết định của từng pháp nhân.

3. Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

Theo quy định của pháp luật, pháp nhân phải sở hữu một khối lượng tài sản nhất định để thiết lập quyền và nghĩa vụ trong các hoạt động của pháp nhân. Tài sản đó được hình thành từ các nguồn: 

Pháp nhân có quyền sử dụng, định đoạt tài sản đó theo điều lệ hoặc theo quyết định thành lập của pháp nhân. Đồng thời pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ với phần tài sản đó. 

Lưu ý: 

  • Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của các thành viên trong pháp nhân;
  • Tài sản của pháp nhân độc lập với các pháp nhân khác.

Ví dụ:

Trong công ty TNHH ABC, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với phần vốn đã góp, mà không dùng tài sản cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ của công ty (ngoại trừ công ty hợp danh).

4. Pháp nhân có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Pháp nhân có quyền nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập thông qua người đại diện. Đại diện của pháp nhân có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

  • Người đại diện được quyền thực hiện tất cả giao dịch phát sinh trong quá trình hoạt động;
  • Nếu người đại diện không còn khả năng đại diện nữa thì pháp nhân có quyền bầu ra người đại diện mới. 

>> Tham khảo thêm: So sánh người đại diện pháp luật và người đại diện ủy quyền.

Tổ chức, doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, công ty TNHH (1 thành viên, 2 thành viên trở lên) có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì công ty TNHH đáp ứng đủ 4 điều kiện:

  • Được thành lập hợp pháp;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 
  • Tài sản của công ty TNHH độc lập với tài sản của các thành viên trong công ty. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ/khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp; 
  • Công ty TNHH được quyền nhân danh công ty để tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện. 

Tham khảo thêm: 

>> Thủ tục & điều kiện thành lập công ty TNHH;

>> Dịch vụ thành lập công ty TNHH.

2. Công ty cổ phần 

Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi vì công ty cổ phần đáp ứng đủ 4 điều kiện:

  • Được thành lập hợp pháp;
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  • Tài sản của công ty cổ phần độc lập với tài sản của các cổ đông. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ/khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp của mình;
  • Công ty cổ phần được quyền nhân danh công ty để tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện. 

Tham khảo thêm: 

>> Thủ tục & điều kiện thành lập công ty cổ phần;

>> Dịch vụ thành lập công ty cổ phần.

3. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất từ 2 thành viên hợp danh trở lên. Ngoài ra, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn.

  • Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là cá nhân/tổ chức, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp đối với các khoản nợ của công ty. 

Mặc dù tài sản của thành viên hợp danh không độc lập với tài sản của công ty nhưng tài sản của thành viên góp vốn lại độc lập với tài sản của công ty. Vì vậy, công ty hợp danh vẫn được xem là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo thêm:

>> Thủ tục & điều kiện thành lập công ty hợp danh;

>> Dịch vụ thành lập công ty hợp danh.

Tổ chức, doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

1. Doanh nghiệp tư nhân 

Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp chỉ có một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

Nếu doanh nghiệp tư nhân phá sản thì chủ doanh nghiệp bắt buộc sử dụng tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ cho doanh nghiệp. Lúc này tài sản của cá nhân không độc lập với tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. 

>> Tham khảo thêm: Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân.

2. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 chi nhánh, văn phòng đại diện được định nghĩa như sau:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện một phần/toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền;
  • Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp đồng thời bảo vệ các lợi ích đó. 

Như vậy, mọi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đều phụ thuộc vào doanh nghiệp và đều không được tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách độc lập. Do đó, chi nhánh, văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân.

Tham khảo thêm: 

>> Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp;

>> Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện.

3. Hộ kinh doanh

Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, hộ kinh doanh được thành lập bởi một cá nhân/các thành viên trong hộ gia đình. Cá nhân/thành viên đó phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi nghĩa vụ/khoản nợ của hộ. Vì vậy mà hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. 

Tham khảo thêm: 

>> Hộ kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;

>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh.

Một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề pháp nhân

1. Mọi tổ chức đều có tư cách pháp nhân. Đúng hay sai?

Sai. Không phải tổ chức nào cũng có tư cách pháp nhân.


2. Có tư cách pháp nhân là gì?

Có tư cách pháp nhân là có tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý này được nhà nước công nhận. Tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một pháp nhân.


3. Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Bởi vì, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn và bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của hộ.


4. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.

>> Tham khảo chi tiết: Doanh nghiệp nào có tư cách pháp nhân?


5. Có mấy loại pháp nhân?

Có 2 loại pháp nhân: 

  • Pháp nhân thương mại;
  • Pháp nhân phi thương mại.

6. Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là gì?

  • Pháp nhân phải được thành lập theo quy định pháp luật;
  • Pháp nhân phải có cơ quan điều hành rõ ràng;
  • Pháp nhân phải có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
  • Pháp nhân có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 

>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện để có tư cách pháp nhân. 


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH