Con dấu là gì? Hộ kinh doanh có con dấu không? Quy định về con dấu hộ kinh doanh? Mẫu dấu hộ kinh doanh, cách đóng dấu hộ kinh doanh. Tham khảo ngay!
Con dấu bao gồm 2 loại:
- Con dấu mang tính pháp lý chẳng hạn như con dấu của tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu của các cơ quan nhà nước...;
- Con dấu không có tính pháp lý như là dấu sao y bản chính, dấu đã thu tiền/chưa thu tiền, dấu chức danh...
Con dấu được sử dụng để đóng trên văn bản của các cơ quan, tổ chức nhằm mục đích xác nhận tính pháp lý hoặc xác nhận tình trạng cụ thể của từng loại văn bản.
Ví dụ:
- Con dấu doanh nghiệp (tổ chức có tư cách pháp nhân) được dùng để đóng trên hợp đồng nhằm xác định tính pháp lý của hợp đồng đó;
- Con dấu với nội dung “Đã thu tiền” được dùng để đóng trên phiếu thu, phiếu thanh toán nhằm xác nhận tình trạng thanh toán của khách hàng.
1. Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không?
Tư cách pháp nhân là tư cách của 1 tổ chức được nhà nước công nhận để có thể độc lập thực hiện quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong đó, 1 trong những điều kiện để được công nhận tư cách pháp nhân là phải có tài sản độc lập với cá nhân và những pháp nhân khác. Đó là lý do hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân bởi các thành viên hộ gia đình đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động kinh doanh của hộ.
Tham khảo thêm:
>> Hộ kinh doanh cá thể là gì? Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh;
>> Pháp nhân là gì? Phân loại, điều kiện để có tư cách pháp nhân;
>> So sánh: Tổ chức không có tư cách pháp nhân & có pháp nhân.
2. Hộ kinh doanh có cần con dấu không?
Vì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên không được sử dụng con dấu pháp nhân trong các hoạt động kinh doanh của hộ.
Trên thực tế, nhiều hộ kinh doanh vẫn có thể sử dụng con dấu để cung cấp thông tin của hộ đến với các đối tác kinh doanh nhưng con dấu của hộ kinh doanh thuộc loại không có tính pháp lý. Đồng nghĩa, con dấu của hộ kinh doanh không được sử dụng để thực hiện các chức năng trong giao dịch, ký kết như con dấu của pháp nhân.
Mẫu dấu hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể có thể sử dụng các mẫu dấu sau:
- Dấu vuông (mộc vuông hộ kinh doanh);
- Dấu logo;
- Dấu chữ ký.
Lưu ý:
- Hộ kinh doanh không được phép sử dụng dấu tròn. Dấu tròn được quy định là con dấu pháp nhân;
- Hộ kinh doanh sử dụng dấu tròn trong các giao dịch kể cả công tác nội bộ sẽ vi phạm các quy định của pháp luật và bị xử phạt hành chính.
Quy định về con dấu hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có thể thiết kế và khắc con dấu của mình mà không cần phải đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh phải tuân thủ 3 quy định về con dấu như sau:
- Mẫu dấu không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với các mẫu dấu đã được thông báo tại Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp;
- Nội dung con dấu hộ kinh doanh thường bao gồm các thông tin sau:
- Tên hộ kinh doanh;
- Mã số thuế;
- Địa chỉ hộ kinh doanh.
- Mẫu dấu không được vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.
Cách đóng dấu hộ kinh doanh
Căn cứ Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cách đóng dấu hộ kinh doanh được quy định như sau:
- Con dấu phải được đóng dấu ngay thẳng, đúng chiều;
- Đóng dấu lên chữ ký phải đóng chồng lên 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh
Kế toán Anpha với hơn 16 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kế toán và pháp lý. Anpha đã hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh thành công cho hàng nghìn doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên toàn quốc.
Nếu bạn đang có ý định thành lập hộ kinh doanh, mời bạn tham khảo dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể trọn gói của Kế toán Anpha với mức chi phí 1.500.000 đồng, hoàn thành hồ sơ, thủ tục sau 3 ngày làm việc.
1. Tại sao bạn nên chọn dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Anpha?
- Tư vấn hoàn toàn miễn phí, chu đáo;
- Thời gian hoàn thành nhanh chóng;
- Hỗ trợ chứng thực miễn phí các giấy tờ liên quan;
- Cam kết không phát sinh chi phí;
- Trình ký hồ sơ, bàn giao giấy phép tận nơi;
- Hoàn thành đúng hẹn.
2. Thông tin bạn cần cung cấp
Anpha sẽ thay bạn hoàn thành tất cả hồ sơ, thủ tục cần thiết để đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Việc của bạn chỉ cần cung cấp các thông tin đơn giản sau đây:
- CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên và chủ hộ kinh doanh;
- Thông tin hộ kinh doanh dự kiến: tên, mã ngành nghề, vốn điều lệ, địa chỉ...
>> Xem ngay: Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh.
Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Anpha để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!
GỌI NGAY
Một số câu hỏi liên quan đến con dấu hộ kinh doanh cá thể
1. Con dấu là gì? Phân loại con dấu?
Con dấu bao gồm 2 loại:
- Con dấu mang tính pháp lý là con dấu được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của các tổ chức có tư cách pháp nhân, cơ quan nhà nước với mục đích xác nhận tính pháp lý;
- Con dấu không có tính pháp lý là các con dấu như dấu sao y bản chính, dấu đã thu tiền/chưa thu tiền… được sử dụng để xác nhận tình trạng cụ thể của các loại văn bản.
>> Tham khảo chi tiết: Con dấu là gì?
2. Hộ kinh doanh cá thể có con dấu không?
Hộ kinh doanh không được phép sử dụng con dấu pháp nhân vì hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn có thể thiết kế và sử dụng con dấu không có tính pháp lý, bao gồm các con dấu sau đây:
- Con dấu vuông;
- Con dấu logo;
- Con dấu chữ ký.
>> Tham khảo chi tiết: Hộ kinh doanh có con dấu không?
3. Con dấu hộ kinh doanh được sử dụng để làm gì?
Con dấu hộ kinh doanh được sử dụng để cung cấp một số thông tin như: tên, mã số thuế, địa chỉ, logo, chữ ký.
4. Những quy định về con dấu hộ kinh doanh?
- Mẫu dấu không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với các mẫu dấu đã được đăng ký trước đó;
- Mẫu dấu không được vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ;
- Nội dung con dấu hộ kinh doanh bao gồm các nội dung: tên, mã số thuế, địa chỉ hộ kinh doanh…
5. Cách đóng dấu hộ kinh doanh được quy định như thế nào?
- Con dấu được đóng ngay thẳng, đúng chiều;
- Đóng dấu lên chữ ký phải đóng chồng lên 1/3 chữ ký về phía bên trái.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT