Thời hạn giấy thông hành xuất nhập cảnh. Làm giấy thông hành ở đâu, giấy thông hành đi được bao lâu? Làm giấy thông hành đi Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Giấy thông hành là gì?
Giấy thông hành (còn được gọi là thẻ thông hành hay sổ thông hành) là 1 trong 4 loại giấy tờ xuất nhập cảnh hợp pháp mà công dân được phép sử dụng. Loại giấy này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam để qua lại biên giới theo điều ước quốc tế của các nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam.
>> Tìm hiểu thêm: Điểm khác biệt giữa giấy thông hành và hộ chiếu.
Công dân Việt Nam được cấp giấy thông hành sẽ được phép qua lại biên giới và hoạt động tại nước láng giềng theo điều ước quốc tế đã được quy định, ngoại trừ các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh sau đây:
- Bị can, bị cáo, người bị kiến nghị khởi tố, bị tố giác đã có căn cứ nghi ngờ thực hiện hành vi phạm tội;
- Người đang được hoãn thi hành án tù, tạm ngừng thi hành án tù, được tha tù trước hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người đang hưởng án treo hoặc đang chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
- Người có liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ án dân sự;
- Cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật cho các tổ chức, cơ quan đang phải thi hành án dân sự;
- Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế;
- Người Việt Nam xuất cảnh để đi định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định;
- Cá nhân hoặc người đại diện cho các tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh và có đủ căn cứ xác định họ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Người đang mắc phải dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm, cần ngăn chặn xuất cảnh để tránh lây lan ra cộng đồng (trừ khi được cho phép nhập cảnh bởi phía nước ngoài);
- Người có thể gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh nếu xuất cảnh (xem xét dựa trên căn cứ của các cơ quan chức năng).
Quy định về sổ thông hành, giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới
1. Giấy thông hành đi được bao lâu?
Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng, không gia hạn và được sử dụng nhiều lần trong phạm vi biên giới như đã quy định. Vì vậy, khi giấy thông hành hết thời hạn, bạn có thể làm hồ sơ, thủ tục xin cấp lại để tiếp tục xuất, nhập cảnh.
>> Tìm hiểu chi tiết: Cách làm sổ thông hành.
2. Làm giấy thông hành ở đâu?
Tùy thuộc vào loại giấy thông hành cần xin cấp là sang nước láng giềng nào mà bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ, làm thủ tục xin cấp sổ thông hành, giấy thông hành tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Campuchia: Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia nơi người nộp hồ sơ có sổ hộ khẩu hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan người nộp hồ sơ có trụ sở.
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Lào: Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh có chung đường biên giới với Lào nơi người nộp hồ sơ có sổ hộ khẩu hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan người nộp hồ sơ có trụ sở.
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Trung Quốc: Bạn có thể chọn 1 trong 2 cơ quan sau để tiến hành nộp hồ sơ, làm thủ tục xin cấp giấy thông hành, số thông hành:
- Công an xã, phường, thị trấn tiếp giấy đường biên giới của Việt Nam và Trung Quốc nơi người nộp hồ sơ có sổ hộ khẩu;
- Công an huyện, thị xã, thành phố/tỉnh tiếp giáp đường biên giới của Việt Nam và Trung Quốc nơi doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan người nộp hồ sơ có trụ sở.
3. Các đối tượng được cấp giấy thông hành
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 76/2020/NĐ-CP, các đối tượng sau được cấp giấy thông hành theo quy định, cụ thể:
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Campuchia:
Được cấp cho: cán bộ, công nhân, viên chức, công chức đang làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia và được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia để công tác.
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Lào:
Được cấp cho:
- Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh có chung được biên giới với Lào;
- Công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh có chung được biên giới với Lào nhưng làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào.
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Trung Quốc:
Được cấp cho:
- Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
- Công chức, cán bộ làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp với đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc và được cử sang các tỉnh biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác.
4. Mẫu giấy thông hành và quy cách kỹ thuật chung của giấy thông hành
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2023/TT-BCA, các mẫu giấy thông hành hiện nay bao gồm:
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Campuchia:
- Bìa màu xanh tím với 16 trang giấy;
- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Campuchia.
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Lào:
- Bìa màu xanh da trời với 16 trang giấy;
- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Lào.
➧ Giấy thông hành Việt Nam - Trung Quốc:
- Bìa màu nâu để cấp cho cán bộ, công chức và bìa màu ghi xám để cấp cho cư dân biên giới;
- Có 28 trang giấy;
- Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.
Ngoài các quy định riêng trên, thì các loại giấy thông hành biên giới có quy cách kỹ thuật chung như sau đây:
- Trang bìa: Có in đầy đủ quốc hiệu, quốc huy và tên của giấy thông hành;
- Kích thước giấy thông hành: Theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3), có kích thước là 88mm x 125mm ± 0,75mm;
- Chất liệu bìa: Sử dụng chất liệu nhựa tổng hợp có bộ bền cao;
- In ấn: Toàn bộ nội dung trên giấy thông hành được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về bảo mật và chống giả mạo.
5. Thông tin trên giấy thông hành
Các thông tin trên giấy thông hành bao gồm:
- Ảnh chân dung;
- Họ, chữ đệm và tên;
- Giới tính;
- Nơi sinh, ngày, tháng, năm sinh;
- Quốc tịch;
- Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh;
- Cơ quan cấp, ngày, tháng, năm, cấp và ngày tháng năm hết hạn;
- Số CMND hoặc số định danh cá nhân của công dân;
- Các thông tin liên quan do Chính phủ quy định.
6. Phạm vi sử dụng giấy thông hành
Căn cứ Điều 3 Nghị định 76/2020/NĐ-CP, phạm vi sử dụng giấy thông hành được quy định như sau:
- Giấy thông hành Việt Nam - Campuchia: Sử dụng trong phạm vi các tỉnh thành biên giới đối diện của Campuchia tiếp giáp Việt Nam;
- Giấy thông hành Việt Nam - Lào: Sử dụng trong phạm vi các tỉnh thành biên giới đối diện của Lào tiếp giáp Việt Nam;
- Giấy thông hành Việt Nam - Trung Quốc: Sử dụng trong phạm vi các vùng thuộc biên giới đối diện của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam.
➧ Về cơ bản, trình tự làm thủ tục làm giấy thông hành, sổ thông hành đi Trung Quốc, Lào, Campuchia gồm 3 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành theo đúng quy định của Nghị định 76/2020/NĐ-CP;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng mà Anpha đã chia sẻ ở trên;
- Bước 3: Chờ nhận giấy phép thông hành biên giới.
➧ Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- 3 ngày làm việc: Đối với trường hợp xin cấp giấy thông hành Việt Nam - Campuchia và giấy thông hành Việt Nam - Lào;
- 1 ngày làm việc: Đối với trường hợp xin cấp giấy thông hành Việt Nam - Trung Quốc.
Lưu ý:
Trong thời hạn giải quyết hồ sơ nêu trên (áp dụng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), nếu các cơ quan quản lý có thẩm quyền chưa cấp giấy thông hành, sổ thông hành thì sẽ trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
>> Xem chi tiết và tải mẫu miễn phí: Thủ tục làm sổ thông hành.
Các câu hỏi thường gặp về sổ thông hành, giấy thông hành xuất nhập cảnh
1. Thời hạn giấy thông hành là bao lâu?
Giấy thông hành biên giới có thời hạn sử dụng không quá 12 tháng và sẽ không được gia hạn lại. Vì vậy, khi giấy thông hành hết thời hạn, bạn phải làm hồ sơ, thủ tục xin cấp lại để tiếp tục xuất, nhập cảnh.
2. Giấy thông hành Trung Quốc đi được bao xa?
Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Trung Quốc có giá trị sử dụng trong phạm vi vùng biên giới đối diện của Trung Quốc tiếp giáp Việt Nam. Tức là, nếu có giấy thông hành này, bạn có thể đi đến tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
3. Làm giấy thông hành ở đâu?
Tùy thuộc vào loại giấy thông hành mà bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ, thủ tục xin cấp sổ thông hành, giấy thông hành tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
- Giấy thông hành Việt Nam - Campuchia: Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia;
- Giấy thông hành Việt Nam - Lào: Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh có chung đường biên giới với Lào;
- Giấy thông hành Việt Nam - Trung Quốc: bạn có thể chọn 1 trong 2 cơ quan sau để tiến hành nộp hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy thông hành, số thông hành.
- Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, thị xã, thành phố tỉnh;
4. Thủ tục làm giấy thông hành đi Trung Quốc gồm những bước nào?
Quy trình, thủ tục làm giấy thông hành, sổ thông hành đi Trung Quốc gồm 3 bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành;
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;
- Bước 3: Chờ nhận giấy phép thông hành biên giới.
>> Tham khảo: Làm sổ thông hành - Chi tiết thủ tục, hồ sơ.
5. Các mẫu giấy thông hành gồm những mẫu nào?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2023/TT-BCA, hiện tại Việt Nam có 3 mẫu giấy thông hành:
- Giấy thông hành Việt Nam - Campuchia: Có bìa màu xanh tím;
- Giấy thông hành Việt Nam - Lào: Có bìa màu xanh da trời;
- Giấy thông hành Việt Nam - Trung Quốc:
- Cấp cho cán bộ, công chức: Có bìa màu nâu;
- Cấp cho cư dân biên giới: Có bìa màu ghi xám.
6. Giấy thông hành sử dụng ngôn ngữ nào?
Tùy thuộc vào loại giấy thông hành mà ngôn ngữ thể hiện sẽ khác nhau, các ngôn ngữ được sử dụng trong giấy thông hành như sau:
- Giấy thông hành Việt Nam - Campuchia: Ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Campuchia;
- Giấy thông hành Việt Nam - Lào: Ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Lào;
- Giấy thông hành xuất, nhập cảnh Việt Nam - Trung Quốc: Ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.
7. Những trường hợp nào bị hoãn xuất cảnh?
Những trường hợp bị hoãn xuất cảnh gồm các trường hợp sau:
- Bị can, bị cáo, người bị kiến nghị khởi tố, bị tố giác đã có căn cứ nghi thực hiện hành vi phạm tội;
- Người đang được hoãn thi hành án tù, tạm ngừng thi hành án tù, được tha tù trước hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người đang hưởng án treo hoặc đang chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
- Người có liên quan đến trách nhiệm dân sự trong vụ án dân sự;
- Cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật cho các tổ chức, cơ quan đang phải thi hành án dân sự…
>> Xem chi tiết tại: Các trường hợp bị hoãn xuất cảnh.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.