Người giám hộ là gì? Có mấy loại giám hộ? Khi nào cần người giám hộ và thủ tục đăng ký người giám hộ cho người dưới 18 tuổi/người khó khăn về nhận thức...
Trong cuộc sống, không phải cá nhân nào cũng có đủ khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình. Đối với những người không thể tự mình thực hiện những công việc này, người giám hộ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có một số trường hợp cần người giám hộ. Bài viết sau đây của Anpha sẽ trình bày chi tiết các trường hợp đó theo quy định của pháp luật Việt Nam.
I. Giám hộ là gì? Người giám hộ là những người nào?
Giám hộ là một khái niệm pháp lý quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của những người không đủ năng lực tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015, giám hộ là việc cá nhân hoặc pháp nhân được pháp luật quy định, được UBND cấp xã cử hoặc Tòa án chỉ định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng như:
- Người chưa thành niên;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Theo quy định pháp luật, giám hộ bao gồm hai hình thức:
- Giám hộ đương nhiên: Người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân bao gồm cha, mẹ, con đã thành niên, anh chị em, ông bà hoặc người thân thích khác;
- Giám hộ được cử: Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có thể trở thành người giám hộ được cử theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
>> Tham khảo thêm: Phân biệt giám hộ cử và giám hộ đương nhiên.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, các đối tượng cần người giám hộ bao gồm:
➤ Người chưa thành niên
- Không còn cha mẹ;
- Không xác định được cha mẹ;
- Cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Cha mẹ bị Tòa án hạn chế quyền cha mẹ đối với con;
- Cha mẹ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
➤ Người mất năng lực hành vi dân sự
- Người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác khiến họ không thể nhận thức và làm chủ hành vi;
- Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dựa trên kết quả giám định pháp y tâm thần.
➤ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi do vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần, nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi;
- Tòa án ra quyết định một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dựa trên kết luận giám định pháp y.
Lưu ý:
1) Những đối tượng nêu trên cần người giám hộ để thực hiện các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi họ không thể tự mình thực hiện.
2) Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật Dân sự, một cá nhân hoặc pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể có một người giám hộ, trừ trường hợp cha mẹ hoặc ông bà cùng giám hộ cho con cháu.
III. Điều kiện giám hộ theo Bộ luật Dân sự 2015
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân hoặc pháp nhân muốn trở thành người giám hộ phải đáp ứng các điều kiện nhất định dưới đây.
1. Điều kiện làm người giám hộ đối với cá nhân
Cá nhân phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Có tư cách đạo đức tốt và đủ điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ;
- Không bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa đủ 18 tuổi;
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản của người khác.
2. Điều kiện làm người giám hộ đối với pháp nhân
Pháp nhân có thể là các tổ chức xã hội, từ thiện, hoặc cơ quan nhà nước và cần đáp ứng:
- Năng lực pháp luật dân sự phù hợp với các công việc thuộc phạm vi giám hộ;
- Đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ giám hộ.
>> Xem chi tiết: Điều kiện và quy định về người giám hộ.
IV. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký giám hộ
Để thực hiện thủ tục đăng ký giám hộ cho các trường hợp nêu trên, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau đây của Anpha.
1. Hồ sơ đăng ký giám hộ
Hồ sơ đăng ký giám hộ gồm các thông tin quan trọng sau đây:
Chi tiết hồ sơ đăng ký giám hộ gồm:
- Tờ khai đăng ký là giám hộ;
- Tài liệu chứng minh đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên (đối với giám hộ đương nhiên) hoặc văn bản cử người giám hộ (đối với giám hộ được cử);
- Văn bản ủy quyền (nếu ủy quyền đăng ký giám hộ).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ.
Lưu ý:
- Khi nộp hồ sơ đăng ký giám hộ, bạn cần xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu/CMND/CCCD hoặc các giấy tờ khác có ảnh và thông tin cá nhân còn hạn sử dụng do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Tài liệu chứng minh nơi cư trú hợp pháp để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ.
- Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện thì phải gửi kèm bản sao có chứng thực các giấy tờ kể trên.
2. Thủ tục đăng ký người giám hộ
Quy trình đăng ký làm người giám hộ gồm 3 bước chính sau đây:
➤ Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký làm giám hộ cho cơ quan có thẩm quyền theo 1 trong 3 cách:
- Nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của UBND xã;
- Nộp hồ sơ online trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
➤ Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xác minh tính hợp lệ của hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Cơ quan cấp giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan hướng dẫn bạn hoàn thiện hồ sơ.
➤ Bước 3: Chờ chủ tịch UBND xã đồng ý cấp trích lục đăng ký giám hộ
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ tư pháp - hộ tịch sẽ báo cáo lại cho chủ tịch UBND xã.
- Trường hợp chủ tịch UBND xã phê duyệt thì cán bộ tư pháp - hộ tịch sẽ ghi vào sổ đăng ký giám hộ và hướng dẫn bạn kiểm tra thông tin trích lục đăng ký giám hộ và sổ đăng ký giám hộ và ký vào sổ đó;
- Sau khi ký xong thì chủ tịch UBND xã sẽ cấp trích lục đăng ký giám hộ cho bạn.
Xem chi tiết:
>> Thủ tục đăng ký giám hộ online - trực tiếp;
>> Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên.
V. Các câu hỏi liên quan đến quy định về người giám hộ
1. Giám hộ là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015, giám hộ là việc cá nhân hoặc pháp nhân được pháp luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử hoặc Tòa án chỉ định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng như người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
>> Xem chi tiết: Giám hộ là gì? Người giám hộ là gì?
2. Có mấy loại giám hộ?
Theo quy định pháp luật, giám hộ bao gồm 2 hình thức:
- Giám hộ đương nhiên: Người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân, bao gồm cha, mẹ, con đã thành niên, anh chị em, ông bà hoặc người thân thích khác;
- Giám hộ được cử: Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên, cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có thể trở thành người giám hộ được cử theo trình tự thủ tục pháp luật quy định.
>> Xem chi tiết: Các hình thức giám hộ.
3. Khi nào cần người giám hộ?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, các đối tượng cần người giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
>> Xem chi tiết: Khi nào cần người giám hộ?
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha