Quy định, trường hợp mẹ không có quyền nuôi con khi ly hôn

Ly hôn mẹ có quyền nuôi con không? Quyền nuôi con khi ly hôn, quyền nuôi con trên 3 tuổi, trên 7 tuổi, trường hợp mẹ không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn 

Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng thông qua bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Cha mẹ sau ly hôn vẫn có đủ quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục đối với:

  • Con chưa đủ 18 tuổi;
  • Con đã trên 18 tuổi nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
  • Con đã trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động và cũng không có điều kiện để tự nuôi bản thân.

Về người trực tiếp nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn sẽ được 2 bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con bao gồm các điều kiện kiện về kinh tế, tinh thần…

Quy định về quyền nuôi con của cha mẹ khi ly hôn như sau:

  • Quyền nuôi con dưới 3 tuổi (36 tháng) thuộc về người mẹ, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn của cha mẹ là như nhau;
  • Quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn của cha mẹ sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.

>> Bài viết liên quan: Quyền và nghĩa vụ đối với con cái sau ly hôn.

2 trường hợp ly hôn mẹ không được quyền nuôi con

Như Kế toán Anpha đã chia sẻ thì cha mẹ khi ly hôn vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người mẹ sẽ không được Tòa án quyết định trở thành người trực tiếp nuôi con, cụ thể:

➧ Trường hợp 1: Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con

  • Mẹ không có thu nhập ổn định, không có chỗ ở ổn định, không có tài sản…;
  • Mẹ không có thời gian, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái;
  • Mẹ bị mất hành vi dân sự, có bệnh về tâm thần hoặc các bệnh lý khác không thể chăm sóc con cái.

➧ Trường hợp 2: Mẹ bị hạn chế quyền nuôi con 

Tòa án tự đưa ra quyết định hoặc dựa trên yêu cầu của cá nhân/tổ chức (*) để quyết định người mẹ không có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con từ 1 - 5 năm hoặc ngắn hơn đối với các trường hợp người mẹ:

  • Có lối sống đồi trụy, tiêu cực;
  • Có hành vi phá hoại tài sản của con;
  • Xúi giục hoặc ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;
  • Bị kết án về các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khi thực hiện nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Ghi chú:

(*): Cá nhân/tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền nuôi con của người mẹ gồm:

  • Cha hoặc người giám hộ của con;
  • Người thân thích;
  • Hội liên hiệp phụ nữ;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình…

Xem thêm: 

>> Nghĩa vụ của cha mẹ với con cái sau ly hôn;

>> Các quy định về người giám hộ.

Dịch vụ luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn

1. Thời gian, chi phí dịch vụ giành quyền nuôi con tại Kế toán Anpha

Để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng cơ hội thắng kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn, khách hàng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ tư vấn luật tại Kế toán Anpha, gồm:

Chi phí và thời gian luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp. Luật sư tại Anpha sẽ báo giá chi tiết ngay khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng.

➨ Khách hàng vui lòng liên hệ Anpha theo hotline dưới đây để được luật sư tư vấn nhanh và báo giá chi tiết.

GỌI NGAY

2. Thông tin khách hàng cung cấp khi dùng dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con

Khách hàng sử dụng dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Kế toán Anpha cần cung cấp các thông tin gồm:

  1. Căn cước công dân/thẻ căn cước của vợ và chồng;
  2. Giấy đăng ký kết hôn;
  3. Giấy khai sinh của các con;
  4. Giấy xác nhận thông tin cư trú của cả vợ và chồng;
  5. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản chung;
  6. Giấy tờ chứng minh quyền nuôi con sau ly có căn cứ và hợp pháp (nếu có).

3. Vì sao nên lựa chọn dịch vụ giành quyền nuôi con của Kế toán Anpha?

➧ Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm

Luật sư tại Kế toán Anpha liên tục tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và cập nhật kiến thức chuyên môn. Điều này không chỉ giúp họ hiểu luật một cách sâu sắc mà còn có thể đúc kết và giải thích tường tận thông tin luật cho khách hàng, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu và phù hợp nhất cho khách hàng.

➧ Thủ tục đơn giản, thời gian nhanh chóng

Anpha đã tối ưu hóa quy trình thực hiện thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật, từ đó rút ngắn thời gian hoàn thành, mang đến sự tiện lợi và hiệu quả cho khách hàng.

➧ Tư vấn trực tiếp từ luật sư

Để đảm bảo thông tin được tiếp nhận chính xác và đầy đủ, luật sư của Kế toán Anpha sẽ trực tiếp tư vấn, trao đổi và đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng.

➧ Miễn phí tư vấn, công chứng giấy tờ liên quan

Trong quá trình thực hiện dịch vụ, luật sư tại Kế toán Anpha sẽ tư vấn miễn phí các thông tin liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn và miễn phí công chứng toàn bộ giấy tờ liên quan nếu khách hàng có yêu cầu.

>> Tham khảo chi tiết dịch vụ: Giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Câu hỏi thường gặp về quyền nuôi con của người mẹ khi ly hôn

1. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con dưới 3 tuổi (36 tháng) thuộc về người mẹ, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

2. Trường hợp nào mẹ không được nuôi con khi ly hôn?

Người mẹ sẽ không được Tòa án quyết định trở thành người trực tiếp nuôi con khi ly hôn nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp:

  1. Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con: Mẹ không có việc làm, chỗ ở ổn định, không có thời gian, khả năng chăm sóc con hoặc bị mất hành vi dân sự…;
  2. Mẹ bị hạn chế quyền nuôi con: Mẹ có lối sống đồi trụy, tiêu cực, có hành vi phá hoại tài sản của con, xúi giục/ép buộc con làm những việc trái pháp luật…

>> Tham khảo chi tiết: Trường hợp mẹ không được nuôi con khi ly hôn.

3. Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con?

Pháp luật hiện hành không quy định về mức thu nhập của cha, mẹ khi giành quyền nuôi con. Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con từ điều kiện về kinh tế đến điều kiện về tinh thần.

>> Xem thêm: Quy định quyền nuôi con khi ly hôn.

4. Chi phí thuê luật sư giành quyền nuôi con khi ly hôn bao nhiêu?

Chi phí dịch vụ ly hôn giành quyền nuôi con tại Kế toán Anpha sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Luật sư tại Anpha sẽ báo giá chi tiết ngay khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ khách hàng, cam kết không có phí phát sinh.

>> Tham khảo ngay: Dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn.

5. Thông tin khách hàng cần cung cấp khi dùng dịch vụ giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Khách hàng sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn giành quyền nuôi con tại Kế toán Anpha chỉ cần cung cấp các thông tin sau:

  • Căn cước công dân/thẻ căn cước của vợ và chồng;
  • Giấy đăng ký kết hôn;
  • Giấy khai sinh của các con;
  • Giấy xác nhận thông tin cư trú của cả vợ và chồng;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với các tài sản chung;
  • Giấy tờ chứng minh quyền nuôi con sau ly có căn cứ và hợp pháp (nếu có).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH