Người giám hộ đương nhiên là gì? Giám hộ đương nhiên có phải đăng ký không? Hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên. Tờ khai đăng ký giám hộ đương nhiên.
Dựa theo Bộ luật Dân sự 2015, giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ của pháp luật. Cá nhân chịu trách nhiệm giám hộ đương nhiên được gọi là người giám hộ đương nhiên. Và thông thường, người giám hộ đương nhiên sẽ là người thân ruột thịt, có mối quan hệ huyết thống, chẳng hạn: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cô, chú…
Người giám hộ đương nhiên sẽ chăm sóc và bảo vệ mọi mặt cho người được giám hộ, cụ thể là 2 đối tượng sau đây:
- Người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi);
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Nói cách khác, hai đối tượng kể trên thuộc trường hợp phải có người giám hộ đương nhiên.
>> Tìm hiểu thêm: Khái niệm và các hình thức của giám hộ.
Để trở thành giám hộ đương nhiên thì người đó cần phải có đủ các điều kiện sau:
- Cá nhân phải đảm bảo có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân vừa phải có tư cách đạo đức tốt, vừa phải đáp ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền lợi - nghĩa vụ của người giám hộ đương nhiên;
- Cá nhân vừa không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vừa không có tiền án tiền sự về các tội xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác;
- Cá nhân không bị tuyên bố hạn chế các quyền với con cái chưa đủ 18 tuổi.
Theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Hộ tịch, việc đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo trình tự như sau:
➧ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên.
Bộ hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên gồm;
- Tờ khai đăng ký giám hộ đương nhiên (phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP);
- Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (*);
- Văn bản thỏa thuận (nếu có);
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú;
- Giấy căn cước/hộ chiếu/CCCD của người đi đăng ký.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ đương nhiên.
Lưu ý:
1) Nếu có nhiều người cùng lúc đủ điều kiện làm người giám hộ đương nhiên thì cần nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người đảm nhiệm vai trò này.
2) Nếu nhờ người khác đăng ký thì cần phải có văn bản ủy quyền được chứng thực. Nếu người được ủy quyền là ông/bà, cha/mẹ, chồng/vợ, anh/chị/em ruột thì văn bản không cần chứng thực.
(*) Một số giấy tờ phổ biến để chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên có thể kể đến như giấy khai sinh, lý lịch tư pháp, văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền…
➧ Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
➧ Bước 3: UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
Trong vòng 3 ngày làm việc tính từ lúc nhận đủ hồ sơ theo quy định, công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện các việc như sau:
- Ghi vào sổ hộ tịch và cho người đi đăng ký giám hộ ký xác nhận;
- Báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã để cấp trích lục cho người yêu cầu.
Căn cứ theo Điều 52 và Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015, có 2 trường hợp giám hộ đương nhiên gồm:
- Trường hợp 1: Giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi);
- Trường hợp 2: Giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi dân sự.
Chi tiết từng trường hợp như sau:
➧ Trường hợp 1: Giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi)
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Anh hoặc chị ruột đầu tiên (anh/chị cả) sẽ là người giám hộ, nếu người này không đủ điều kiện thì anh hoặc chị ruột kế tiếp sẽ thay thế làm người giám hộ, trừ khi có thỏa thuận khác;
- Ông hoặc bà nội - ngoại sẽ là người giám hộ hoặc theo thỏa thuận của một trong số họ;
- Các người thân ruột thịt sau đây sẽ là người giám hộ: bác, chú, cậu, cô, dì.
Trong đó, người chưa thành niên được xác định là người:
- Không còn hoặc không xác định được cha, mẹ;
- Có cha, mẹ nhưng cha, mẹ thuộc các trường hợp kể sau:
- Cha và mẹ cùng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Cha và mẹ cùng bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Cha và mẹ cùng thuộc diện bị Tòa án tuyên bố hạn chế các quyền với con;
- Cha và mẹ cùng không có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con cái cũng như có yêu cầu người giám hộ.
Lưu ý:
Đối với việc xác định người giám hộ đương nhiên thực hiện theo thứ tự ưu tiên được nêu trên, chỉ khi không có người phù hợp ở thứ tự trước thì mới chuyển sang xem xét đến người ở thứ tự sau.
➧ Trường hợp 2: Giám hộ đương nhiên đối với người không có năng lực hành vi dân sự
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền lựa chọn người giám hộ cho mình khi họ ở trong tình trạng cần được giám hộ. Đồng thời, cá nhân hoặc pháp nhân được chọn cũng sẽ có quyền không đồng ý hoặc đồng ý làm người giám hộ.
Nếu như không chọn được người giám hộ trong trường hợp nêu trên thì sẽ xác định người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Nếu vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng sẽ là người giám hộ và ngược lại;
- Con cái làm người giám hộ (*) nếu:
- Cha và mẹ đều bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Cha hoặc mẹ mất năng lực hành vi dân sự, người còn lại không đủ điều kiện làm người giám hộ.
- Cha, mẹ làm người giám hộ đương nhiên cho người thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng chưa có vợ, chồng, con hoặc đã có nhưng đều không đủ điều kiện làm giám hộ.
Ghi chú:
(*) Nếu con cả không làm người giám hộ đương nhiên được thì trách nhiệm sẽ thuộc về người con kế tiếp.
Một số câu hỏi thường gặp về người giám hộ đương nhiên
1. Giám hộ đương nhiên là gì?
Dựa theo Bộ luật Dân sự 2015, giám hộ đương nhiên là hình thức giám hộ của pháp luật. Cá nhân chịu trách nhiệm giám hộ đương nhiên được gọi là người giám hộ đương nhiên. Và thông thường, người giám hộ đương nhiên sẽ là người thân ruột thịt, có mối quan hệ huyết thống, chẳng hạn: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, cô, chú…
>> Xem chi tiết: Khái niệm người giám hộ đương nhiên.
2. Ai là người giám hộ cho người chưa thành niên?
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự như sau:
- Anh hoặc chị ruột đầu tiên (anh/chị cả) sẽ là người giám hộ, nếu người này không đủ điều kiện thì anh hoặc chị ruột kế tiếp sẽ thay thế làm người giám hộ, trừ khi có thỏa thuận khác;
- Ông hoặc bà nội - ngoại sẽ là người giám hộ hoặc theo thỏa thuận của một trong số họ;
- Các người thân ruột thịt sau đây sẽ là người giám hộ: bác, chú, cậu, cô, dì..
3. Người đảm nhiệm vai trò giám hộ đương nhiên có phải đăng ký không?
Việc giám hộ đương nhiên phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Tuy nhiên, luật cũng quy định nếu người giám hộ đương nhiên không đăng ký thì vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người được giám hộ.
>> Xem chi tiết: Trường hợp giám hộ đương nhiên.
4. Hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên gồm những gì?
Bộ hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên gồm có:
- Tờ khai đăng ký giám hộ đương nhiên (phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP);
- Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên;
- Văn bản thỏa thuận (nếu có);
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú;
- Giấy căn cước/hộ chiếu/CCCD của người đi đăng ký.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu đơn đăng ký giám hộ đương nhiên.
5. Quy trình đăng ký giám hộ đương nhiên thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật Hộ tịch, việc đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo trình tự như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký giám hộ đương nhiên;
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã;
- Bước 3: UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
>> Xem chi tiết: Hồ sơ và thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.