Mở cửa hàng, đại lý gạo có cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể không? Nếu có thì hồ sơ, thủ tục như thế nào? Anpha sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết này.
Mở cửa hàng gạo, đại lý gạo có cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể?
Gạo là một trong những mặt hàng thiết yếu và có nhu cầu tiêu dùng cao ở bất cứ tỉnh thành nào. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cửa hàng gạo, đại lý gạo ở các khu dân cư, khu vực chợ dân sinh. Vậy mở cửa hàng bán gạo có cần phải đăng ký hộ kinh doanh không?
Theo quy định, những cá nhân bán hàng rong, buôn chuyến, hoạt động không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định, nay đây mai đó thì không cần phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, để kinh doanh gạo sạch, kinh doanh gạo tại nhà hoặc mở cửa hàng bán gạo nói chung là hoạt động kinh doanh có địa điểm cố định và không thuộc diện được miễn đăng ký kinh doanh. Do đó, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh gạo để bán lẻ thì phải đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp muốn xuất nhập khẩu gạo, mở chuỗi cửa hàng hoặc bán buôn cần xuất hóa đơn VAT cho khách hàng doanh nghiệp, thì phải thành lập công ty.
Nếu có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh gạo sạch, bạn có thể tham khảo tại bài viết hồ sơ, thủ tục thành lập công ty. Còn trong bài viết này, Anpha sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục mở cửa hàng gạo, đại lý gạo theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Đối với các trường hợp bán gạo online thì bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây để trả lời được câu hỏi “bán gạo online có cần đăng ký kinh doanh không” nhé.
Xem thêm: Bán gạo online có cần xin giấy phép?
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo, đại lý gạo
Cách làm thủ tục mở đại lý gạo dưới mô hình hộ kinh doanh cá thể (kinh doanh hộ gia đình) cụ thể như sau:
➨ Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gạo
Thành phần hồ sơ mở cửa hàng gạo gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD của chủ cửa hàng gạo;
- Bản photo hợp đồng thuê nhà/cửa hàng để bán gạo hoặc bản photo sổ đỏ nếu chủ cửa hàng kinh doanh gạo ngay tại nhà riêng.
TẢI MẪU: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo.
Lưu ý:
Trường hợp trong 1 hộ gia đình, có từ 2 thành viên trở lên cùng góp vốn để mở cửa hàng gạo, đại lý gạo thì trong thành phần hồ sơ cần bổ sung:
- Bản sao công chứng CMND/CCCD của các thành viên gia đình;
- Bản sao công chứng biên bản họp của các thành viên về việc đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
- Bản sao công chứng giấy ủy quyền của các thành viên về việc ủy quyền cho một người trong gia đình đại diện đứng tên làm chủ hộ trên giấy phép kinh doanh;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo (nếu có).
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo
Chủ hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể cho cửa hàng gạo, đại lý gạo có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ gốc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND quận/huyện nơi mở cửa hàng gạo hoặc đại lý gạo;
- Cách 2: Nộp hồ sơ online trên trang đăng ký kinh doanh riêng của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Ví dụ tại Hà Nội, bạn phải nộp hồ sơ trên trang http://123.25.28.178/dkkdqh.
➨ Bước 3: Nhận giấy phép hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng gạo
Sau 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của hộ kinh doanh, Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh của UBND quận/huyện xét duyệt hồ sơ và trả kết quả. Cụ thể:
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo, đại lý gạo. Khi nhận giấy phép, đối với trường hợp nộp hồ sơ online thì chủ hộ kinh doanh phải mang theo hồ sơ gốc để cán bộ đăng ký kinh doanh tại UBND quận/huyện đối chiếu.
- Ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh chỉnh sửa, bổ sung thêm thông tin, giấy tờ cần thiết nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
GỌI NGAY
Kinh nghiệm mở cửa hàng gạo, đại lý gạo
Khi chuẩn bị mở cửa hàng kinh doanh gạo hay đại lý gạo theo mô hình hộ cá thể, bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể kinh doanh gạo thành công và đúng quy định:
1. Tên cửa hàng gạo
Khi làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh cho cửa hàng gạo hoặc đại lý gạo, thì bạn cần đặt tên hộ kinh doanh sao cho đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Phải bao gồm 2 thành tố: Hộ kinh doanh + Tên riêng. Ví dụ: Hộ kinh doanh gạo cô Sáu;
- Không sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, thuần phong mỹ tục để đặt tên hộ kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh gạo không được trùng hay nhầm lẫn với tên của các hộ kinh doanh hay cửa hàng gạo khác đã đăng ký trong cùng quận/huyện. Bạn có thể đến UBND quận/huyện nhờ cán bộ đăng ký kinh doanh kiểm tra xem có bị trùng lặp hay không.
Tên cửa hàng gạo không nhất thiết phải giống 100% như trên giấy phép kinh doanh.
Ví dụ: Trên trên phép là “Hộ kinh doanh gạo Cô Sáu” thì trên biển hiệu có thể để là “Cửa hàng gạo cô Sáu”.
2. Địa chỉ cửa hàng gạo, đại lý gạo
- Địa chỉ của cửa hàng gạo, đại lý gạo và địa chỉ sử dụng để đăng ký hộ kinh doanh phải cùng là một địa chỉ, có địa chỉ rõ ràng;
- Nên sử dụng nhà riêng của gia đình hoặc thuê ki-ốt, gian hàng, ở mặt đường, mặt phố có không gian thoáng đãng, ít bị ngập úng, gần các khu dân cư để đăng ký hộ kinh doanh và mở cửa hàng gạo, không được sử dụng địa chỉ của nhà chung cư, nhà tập thể để đăng ký.
3. Vốn mở cửa hàng gạo
Hầu hết, mọi người đều muốn biết kinh phí cụ thể để mở một cửa hàng gạo, đại lý gạo là bao nhiêu để có sự chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên, mức vốn cụ thể sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chi phí thuê địa điểm, quy mô cửa hàng, số lượng và giá các loại gạo nhập về, chi phát sinh hàng tháng…
Theo kinh nghiệm của những khách hàng Anpha đã từng hỗ trợ thành lập, thì chi phí ban đầu để mở cửa hàng gạo khoảng 30 triệu đồng với quy mô nhỏ.
Bạn cần tư vấn các vấn đề về vốn hoặc tài chính nói chung khi mở cửa hàng bán gạo, đừng ngại liên hệ với Kế toán Anpha nhé.
4. Các loại thuế hộ kinh doanh gạo phải đóng
Cửa hàng gạo, đại lý gạo hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau:
- Thuế môn bài;
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định hiện tại, cửa hàng gạo hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi lần đầu thành lập và nếu cửa hàng gạo có doanh thu bình quân dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào.
Mức thuế môn bài cụ thể như sau:
Doanh thu bình quân/năm |
Thuế môn bài phải nộp |
Bậc thuế |
Từ 100 triệu - 300 triệu đồng/năm |
300.000 đồng/năm |
3 |
Trên 300 triệu - 500 triệu đồng/năm |
500.000 đồng/năm |
2 |
Trên 500 triệu đồng/năm |
1.000.000 đồng/năm |
1 |
----------
Trên đây là những chia sẻ của Anpha về kinh nghiệm cũng như hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng, gạo, đại lý gạo.
Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc quan tâm đến dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn có thể liên hệ ngay cho Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi về thủ tục mở cửa hàng gạo, đại lý gạo
1. Mở cửa hàng gạo thì nên thành lập công ty hay đăng ký hộ kinh doanh?
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh gạo để bán lẻ cho người dân thì nên đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp muốn xuất nhập khẩu gạo, mở chuỗi cửa hàng hoặc bán buôn cần xuất hóa đơn VAT cho khách hàng doanh nghiệp, thì nên thành lập công ty.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo gồm những gì?
Hồ sơ cơ bản để đăng ký hộ kinh doanh gạo gồm có: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo; bản sao công chứng CMND/CCCD của chủ cửa hàng gạo; bản photo hợp đồng thuê nhà/cửa hàng để bán gạo hoặc bản photo sổ đỏ nếu chủ cửa hàng kinh doanh gạo ngay tại nhà riêng; ngoài ra còn có thể có thêm các giấy tờ liên quan khác.
Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng gạo.
3. Xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể cho cửa hàng gạo ở đâu?
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu nộp hồ sơ gốc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND quận/huyện nơi mở cửa hàng gạo hoặc đại lý gạo hoặc nộp hồ sơ online trên trang đăng ký kinh doanh riêng của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Ví dụ: Tại Hà Nội, bạn phải nộp hồ sơ trên trang http://123.25.28.178/dkkdqh.
4. Mở cửa hàng gạo, đại lý gạo cần bao nhiêu vốn?
Mức vốn cụ thể để mở cửa hàng gạo, đại lý gạo sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chi phí thuê địa điểm, quy mô cửa hàng, số lượng và giá các loại gạo nhập về, chi phát sinh hàng tháng… Theo kinh nghiệm của những khách hàng Anpha đã từng hỗ trợ thành lập, thì chi phí ban đầu để mở cửa hàng gạo khoảng 30 triệu đồng với quy mô nhỏ.
5. Cửa hàng gạo phải nộp những loại thuế gì?
Cửa hàng gạo, đại lý gạo hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định hiện tại, cửa hàng gạo hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi lần đầu thành lập và nếu cửa hàng gạo có doanh thu bình quân dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào.
Gọi cho chúng tôi theo số0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.