Mối quan hệ pháp lý, lợi ích giữa công ty mẹ và công ty con như thế nào? Điều kiện để trở thành công ty mẹ, công ty con là gì? Anpha sẽ chia sẻ tại bài viết này.
Thế nào là công ty mẹ, công ty con? Điều kiện thiết lập mối quan hệ là gì?
1. Thế nào là công ty mẹ, công ty con?
Tổ hợp công ty mẹ - công ty con là kết cấu thường thấy ở các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Trong tổ hợp này, có một công ty (gọi là công ty mẹ), nắm giữ quyền kiểm soát về tài chính, tổ chức hoạt động và cả bộ máy quản lý của các công ty còn lại. Những công ty bị kiểm soát này chính là công ty con.
2. Điều kiện trở thành công ty mẹ, công ty con là gì?
Luật Doanh nghiệp quy định điều kiện để trở thành công ty mẹ và công ty con như sau:
➨ Điều kiện để trở thành công ty mẹ của một công ty khác:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% tổng số cổ phần phổ thông của công ty con;
- Có quyền kiểm soát, chi phối mọi mặt hoạt động của công ty con.
➨ Điều kiện đối với một công ty con:
- Mỗi công ty con chỉ có 1 công ty mẹ duy nhất;
- Không được góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ;
- Các công ty con của cùng 1 công ty mẹ không được sở hữu vốn của nhau.
Việc thành lập công ty con thay vì thành lập chi nhánh thường diễn ra ở các doanh nghiệp lớn, hoạt động đa ngành nghề, muốn tách biệt từng mảng kinh doanh để thuận tiện cho việc phát triển và quản lý.
Ví dụ:
Tập đoàn Vingroup là một trong những “ông lớn” điển hình ở Việt Nam, sở hữu nhiều công ty con ở nhiều lĩnh vực như: sản xuất ô tô (Vinfast), trí tuệ nhân tạo (VinAI), bất động sản (Vinhomes, Vinpearl, Vincom), trường học (Vinschool), bệnh viện (Vinmec)...
>> Xem thêm: Nên thành lập công ty con hay chi nhánh công ty?
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
1. Mối quan hệ về mặt pháp lý
➨ Công ty mẹ và công ty con là 2 chủ thể pháp lý độc lập.
- Công ty mẹ và công ty con đều được thành lập theo quy định, có giấy phép kinh doanh, con dấu riêng, có tài sản và nguồn vốn hoạt động kinh doanh riêng biệt;
- Các giao dịch mua bán, hợp đồng được ký kết và các quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều được thiết lập và thực hiện độc lập.
➨ Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là công ty TNHH 1 thành viên:
- Trong mối quan hệ này, công ty mẹ chính là chủ sở hữu của công ty con. Công ty mẹ nắm quyền quản lý và chi phối mọi hoạt động của công ty con;
- Công ty con phải thực hiện mọi quyết định được đưa ra bởi công ty mẹ mà không cần thông qua biểu quyết.
➨ Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty cổ phần:
- Trong mối quan hệ này, công ty mẹ chính là thành viên hoặc cổ đông lớn nhất của công ty con và phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của một thành viên, cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty con;
- Công ty mẹ phải cử 1 cá nhân làm người đại diện quản lý phần vốn góp, cổ phần ở công ty con. Thông qua người đại diện theo ủy quyền, công ty mẹ sẽ chi phối và quyết định mọi hoạt động của công ty con, nhưng mức độ ảnh hưởng phải phụ thuộc vào sổ phiếu biểu quyết mà công ty mẹ nắm giữ.
2. Mối quan hệ về mặt lợi ích
- Mối quan hệ về lợi ích giữa công ty mẹ và công ty con được đảm bảo thông qua chế độ phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp. Công ty mẹ sẽ được nhận lợi tức từ hoạt động kinh doanh có lãi của công ty con sau khi trừ các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính;
- Ngoài ra, mối quan hệ lợi ích giữa công ty mẹ và công ty con còn được hình thành thông qua quá trình hợp tác kinh doanh, thực hiện tối đa hóa lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh trên thị trường;
- Trường hợp công ty mẹ buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh không sinh lợi nhuận hoặc có những tác động ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông lớn khiến cho công ty con bị thiệt hại tài chính thì phải có trách nhiệm đền bù cho tổ thất đó;
- Công ty mẹ và công ty con phải lập các báo cáo của nhóm công ty, gồm: báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh, báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành.
Dịch vụ thành lập công ty con của Anpha
Là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý - kế toán chuyên nghiệp hàng đầu cả nước, Anpha có thể hỗ trợ doanh nghiệp thành lập công ty con tại 63 tỉnh thành trên cả nước một cách nhanh chóng, tiết kiệm mà không gặp bất cứ trở ngại gì. Tham khảo ngay:
Dịch vụ thành lập công ty con của Anpha:
- Phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng;
- Hoàn thành thủ tục sau 3 ngày làm việc;
- Cam kết bàn giao GPKD + con dấu tận nơi;
- Miễn phí mở tài khoản ngân hàng và tư vấn các thủ tục sau thành lập;
- Cam kết trách nhiệm và bảo mật thông tin bằng hợp đồng dịch vụ.
GỌI NGAY
Một số câu hỏi về công ty mẹ, công ty con
1. Một công ty được thành lập bao nhiêu công ty con?
Pháp luật không giới hạn số lượng công ty con của một công ty mẹ. Do đó, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính, tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn có thể thành lập nhiều công ty con khác nhau để kinh doanh các lĩnh vực riêng biệt.
2. Điều kiện để trở thành công ty mẹ của một công ty khác là gì?
Một công ty muốn trở thành công ty mẹ của một công ty khác thì phải thỏa mãn được 2 điều kiện sau:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% tổng số cổ phần phổ thông của công ty con;
- Có quyền kiểm soát, chi phối mọi mặt hoạt động của công ty con.
3. Công ty mẹ và công ty con có mối quan hệ gì?
- Xét về mặt pháp lý: Công ty mẹ là chủ sở hữu hoặc thành viên, cổ đông của công ty con, tuy nhiên công ty mẹ và công ty con vẫn là 2 pháp nhân hoàn toàn độc lập;
- Xét về mặt lợi ích: Công ty mẹ sẽ được nhận lợi tức từ hoạt động kinh doanh có lãi của công ty con sau khi trừ các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính.
4. Công ty mẹ có những quyền nào đối với công ty con?
Công ty mẹ có quyền kiểm soát về tài chính, tổ chức hoạt động và cả bộ máy quản lý, nhân sự của công ty con. Việc kiểm soát này được thực hiện thông qua người đại diện quản lý phần vốn góp của công ty mẹ trong hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của công ty con.
5. Cơ sở xác lập mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là gì?
Cơ sở để xác lập mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con chính là việc sở hữu vốn. Công ty mẹ phải sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn điều lệ của công ty con thì mới đảm bảo được quyền kiểm soát đối với công ty con.
6. Công ty TNHH có được thành lập công ty con không?
Có. Pháp luật không có quy định nào cấm công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên thành lập công ty con. Do đó, tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu, công ty TNHH có thể thành lập 1 hoặc nhiều công ty con.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT