Nên mua lại công ty hay thành lập công ty, doanh nghiệp mới?

Để biết nên mua lại công ty (M&A) hay thành lập công ty mới, bạn cần hiểu rõ các ưu điểm - nhược điểm của mua lại doanh nghiệp cũ và thành lập công ty mới

Mua lại doanh nghiệp là gì? M&A là gì?

Mua lại doanh nghiệp, công ty (M&A) được hiểu là việc tổ chức/cá nhân mua lại một doanh nghiệp nào đó đã và đang tồn tại trong nền kinh tế. Bên bán cần tiến hành chuyển nhượng toàn bộ tài sản, lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ sang cho bên mua. Điều này đồng nghĩa với việc bên bán sẽ chấm dứt mọi quyền hạn và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp được bán, kể từ thời điểm chuyển giao.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp hay thành lập công ty là việc hình thành một tổ chức kinh tế mới, được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, dựa trên các yếu tố như: ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở…

Xem thêm:

>> Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam;

>> Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp.

So sánh ưu, nhược điểm của mua lại doanh nghiệp và thành lập công ty mới

Để biết nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới, trước tiên, bạn cần hiểu rõ được ưu, nhược điểm của 2 phương án này. 

1. Ưu, nhược điểm của mua lại doanh nghiệp, công ty

1.1 Ưu điểm khi mua lại công ty

Khi mua lại doanh nghiệp đã và đang hoạt động, những lợi ích nổi bật sau đây sẽ thuộc về bạn:

Có sẵn thương hiệu, tiết kiệm thời gian thành lập và xây dựng công ty

Hầu hết các doanh nghiệp cũ đều đã có sẵn thương hiệu trên thị trường, thậm chí một số thương hiệu còn rất nổi tiếng. Do đó, khi lựa chọn mua lại công ty, bạn chỉ cần kế thừa và tiếp tục phát triển thương hiệu đó ngày một tốt hơn. Qua đó, thời gian, công sức, chi phí thành lập công ty cũng như quá trình tạo dựng thương hiệu được tiết kiệm đáng kể.

Tuy nhiên, yếu tố thương hiệu cũng chính là “con dao hai lưỡi” nếu bạn không tìm hiểu kỹ và mua nhầm những công ty có nhận diện hình ảnh không tốt trên thị trường.

Có sẵn cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự

Như đã đề cập, khi mua bán doanh nghiệp, bên bán cần tiến hành chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho bên mua, bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, tài sản trí tuệ, mặt bằng kinh doanh, quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh… Do đó, bạn không cần tốn thêm chi phí, công sức đề xây dựng lại từ đầu.

Thừa hưởng cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có

Việc chuyển giao công ty khi hoàn tất thủ tục mua bán doanh nghiệp cũng bao gồm cơ sở dữ liệu khách hàng, tệp khách hàng thân thiết và tệp khách hàng tiềm năng. Vậy nên, bạn có thể không cần đầu tư quá nhiều công sức trong việc tìm kiếm khách hàng.

Dễ tạo được lòng tin cho khách hàng

Công ty cũ khi được mua lại vẫn sẽ giữ nguyên mã số thuế. Thời gian và lịch sử hoạt động cũng sẽ được ghi nhận kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Khi đó, với tâm lý ưa chuộng sự ổn định của phần lớn khách hàng hiện nay thì một công ty có lịch sử hoạt động lâu năm, nhiều kinh nghiệm giao thương trên thị trường sẽ dễ tạo được lòng tin hơn là một công ty mới thành lập.

Thừa hưởng các giấy phép con mà doanh nghiệp cũ đã được cấp

Nếu thành lập công ty mới và bạn đang dự định đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc thực hiện thủ tục xin giấy phép con là điều bắt buộc. 

Tuy nhiên, nếu mua lại doanh nghiệp đang hoạt động ngành nghề có điều kiện giống với ngành nghề mà bạn dự định đăng ký thì hiển nhiên, bạn được toàn quyền thừa hưởng các giấy phép con từ doanh nghiệp đó. Lúc này, bạn chỉ cần tiến hành sửa đổi thông tin về chủ sở hữu trong giấy phép con là được.

1.2 Nhược điểm của mua lại doanh nghiệp

Dưới đây là một số vấn đề có thể gặp phải khi mua lại công ty cổ phần/công ty TNHH/công ty hợp danh… mà bạn cần cân nhắc:

  • Khó khăn trong việc quản lý nếu quy trình làm việc trước đó không phù hợp với cách quản lý của doanh nghiệp hoặc có nhiều mâu thuẫn nội bộ;
  • Có trách nhiệm thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ của công ty đã mua (bao gồm các khoản tiền phạt, khoản nợ…);
  • Thủ tục mua bán công ty khá phức tạp, bao gồm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần, thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận ĐKKD hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật.

2. Ưu, nhược điểm của thành lập công ty mới

2.1 Ưu điểm của thành lập công ty mới

Đối với thành lập công ty mới, bạn có thể: 

  • Tránh được những rủi ro hay các khoản nợ mà công ty cũ để lại; 
  • Yêu cầu về mặt hồ sơ cũng như thủ tục pháp lý khi đăng ký thành lập công ty mới nhìn chung khá đơn giản;
  • Chi phí thành lập công ty mới tiết kiệm hơn so với mua lại công ty;
  • Chủ động định hướng phát triển doanh nghiệp, tạo dựng thương hiệu, môi trường và văn hóa làm việc theo mong muốn ngay từ đầu;
  • Chủ động trong việc lựa chọn tên công ty, trụ sở chính, vốn điều lệ, danh sách ngành nghề kinh doanh…

>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập công ty mới.

2.2 Nhược điểm của thành lập công ty mới

Hiển nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì khi thành lập công ty mới, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất cũng như gầy dựng thương hiệu, lòng tin và sự uy tín trong lòng khách hàng.

Trường hợp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép con để có thể đi vào hoạt động chính thức một cách hợp pháp. 

Có nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới?

Có thể thấy, không có câu trả lời khẳng định nào cho vấn đề nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới, bởi mỗi cách thức đều có những ưu, nhược điểm riêng. 

Tùy vào ngành nghề, mục đích kinh doanh, nhu cầu và khả năng tài chính mà bạn có thể đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp. Từ các thông tin trên, Anpha tóm lại cho bạn như sau:

Nếu mua lại công ty cũ

Bạn có thể nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh, rút ngắn tối đa khoảng thời gian cần có để triển khai và thành lập một doanh nghiệp mới. Hoặc sâu xa hơn, M&A còn là cách thức nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, giữ được nhân tài, sở hữu tài sản vô hình và hữu hình sẵn có từ doanh nghiệp cũ. 

Nếu thành lập công ty mới

Bạn hoàn toàn có thể chủ động định hướng nhận diện hình ảnh, môi trường làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập. Đó là chưa kể, bạn còn có thể tránh được những phát sinh, rủi ro không mong muốn đối với các thiệt hại về danh tiếng hoặc những khoản nợ mà doanh nghiệp cũ để lại.

--------

Qua những phân tích trên, bạn đã đưa ra được quyết định nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới chưa? 

Nếu chưa hoặc đã đưa ra được quyết định phù hợp nhưng còn gặp trở ngại về mặt thủ tục pháp lý thì việc cân nhắc sử dụng dịch vụ tại Kế toán Anpha sẽ là giải pháp tối ưu. 

Với chi phí chỉ từ 1.000.000 đồng (đối với dịch vụ thành lập công ty mới - tùy khu vực) hoặc từ 1.500.000 đồng (đối với dịch vụ mua bán công ty), Anpha sẽ thay bạn hoàn thành mọi thủ tục cần thiết, nhanh chóng bàn giao kết quả tận nơi theo yêu cầu khách hàng.

Xem thêm: 

>> Dịch vụ mua bán công ty, doanh nghiệp tại Anpha;

>> Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Anpha.

GỌI NGAY

 

Các câu hỏi thường gặp khi mua lại công ty hoặc thành lập công ty mới

1. Mua lại doanh nghiệp là gì?

Mua lại doanh nghiệp (M&A) được hiểu là việc tổ chức/cá nhân mua lại một doanh nghiệp nào đó đã và đang tồn tại trong nền kinh tế. Bên bán cần tiến hành chuyển nhượng toàn bộ tài sản, lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ sang cho bên mua. Điều này đồng nghĩa với việc bên bán sẽ chấm dứt mọi quyền hạn và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp đó, kể từ thời điểm chuyển giao.


2. Ưu điểm của mua lại doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường là gì?

Các ưu điểm, lợi ích của việc mua lại doanh nghiệp bao gồm:

  • Dễ tạo được lòng tin cho khách hàng;
  • Có sẵn cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự;
  • Thừa hưởng cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có;
  • Có sẵn thương hiệu, tiết kiệm thời gian thành lập và xây dựng công ty;
  • Thừa hưởng những giấy phép con mà doanh nghiệp cũ đã được cấp.

Bạn có thể tham khảo chi tiết từng ưu điểm của mua lại doanh nghiệp cũ tại mục:

>> Ưu, nhược điểm của mua lại công ty.


3. Ưu điểm của thành lập công ty mới là gì?

Ưu điểm của thành lập công ty mới bao gồm:

  • Tránh được những rủi ro hay các khoản nợ mà công ty cũ để lại; 
  • Yêu cầu về mặt hồ sơ cũng như thủ tục pháp lý khi đăng ký thành lập công ty mới nhìn chung khá đơn giản;
  • Chi phí thành lập công ty mới tiết kiệm hơn so với mua lại công ty;
  • Định hướng phát triển doanh nghiệp, tạo dựng thương hiệu, môi trường, văn hóa làm việc theo mong muốn ngay từ đầu;
  • Chủ động trong việc lựa chọn tên công ty, trụ sở chính, vốn điều lệ, danh sách ngành nghề kinh doanh…

4. Nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới?

Tùy vào ngành nghề, mục đích kinh doanh, nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi cá nhân, tổ chức mà bạn có thể đưa ra lựa chọn nên mua lại doanh nghiệp, công ty cũ hay thành lập công ty mới sao cho phù hợp. Cụ thể: 

  • Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian để xây dựng công ty, thương hiệu hoặc muốn đáp ứng các mục tiêu chiến lược, mục tiêu cá nhân (loại bỏ đối thủ cạnh tranh, sở hữu tài sản đất đai, thương hiệu…) thì mua lại doanh nghiệp là lựa chọn phù hợp;
  • Nếu bạn ngại những rủi ro khi mua lại công ty, muốn tiết kiệm chi phí cũng như chủ động trong việc xác định thông tin công ty (tên, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ…), định hướng phát triển doanh nghiệp, tạo dựng thương hiệu, môi trường cũng như văn hóa làm việc theo mong muốn ngay từ đầu thì nên cân nhắc thành lập công ty mới.

5. Anpha có cung cấp dịch vụ mua bán doanh nghiệp hay dịch vụ thành lập công ty mới?

Anpha hiện có cung cấp dịch vụ mua bán doanh nghiệp (chỉ từ 1.500.000 đồng) và dịch vụ thành lập công ty mới (chỉ từ 1.000.000 đồng - tùy khu vực). Nếu bạn có nhu cầu sử dụng 1 trong 2 dịch vụ này, đừng ngần ngại liên hệ với Anpha để được hỗ trợ.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH