So sánh doanh nghiệp nhà nước - doanh nghiệp tư nhân - ví dụ

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là gì? Doanh nghiệp tư nhân là gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân? Cùng Anpha tìm hiểu!

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là gì?

Tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa, doanh nghiệp nhà nước gồm:

  • Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của nhà nước;
  • Doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ của nhà nước hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Cũng theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp nhà nước được quản lý dưới hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần, trong đó:

  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc loại hình TNHH 1 thành viên;
  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thuộc loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Các doanh nghiệp nhà nước kể trên có thể là:

  • Công ty độc lập;
  • Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế;
  • Công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;
  • Công ty mẹ của nhóm công ty mẹ và công ty con.

Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là gì?

Tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa, doanh nghiệp là tổ chức:

  • Có tên riêng, có tài sản và có trụ sở giao dịch;
  • Được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp không thuộc quyền sở hữu và quản lý bởi nhà nước, hoạt động độc lập, tuân thủ theo các quy định pháp luật.

Lưu ý: Khái niệm “doanh nghiệp tư nhân” ở đây không phải là loại hình doanh nghiệp tư nhân được quy định tại chương VII Luật Doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp nhà nước chỉ bao gồm loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần, thì ở khái niệm doanh nghiệp tư nhân này, bạn có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau:

  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH (bao gồm 1 thành viên và 2 thành viên trở lên);
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Có thể bạn quan tâm:

>> Dịch vụ thành lập doanh nghiệp;

>> Ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp;

>> Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp.

Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước được thể hiện qua 4 tiêu chí:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp;
  • Hình thức tồn tại;
  • Quy mô hoạt động;
  • Ngành nghề kinh doanh.

1. Chủ sở hữu doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty TNHH 1 thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Công ty TNHH 2 thành viên do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
  • Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước;
  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

2. Hình thức tồn tại

Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Doanh nghiệp tư nhân (*).
(*) Loại hình doanh nghiệp tư nhân được quy định tại chương VII Luật Doanh nghiệp.

3. Quy mô hoạt động

Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
  • Quy mô hoạt động lớn;
  • Thường được tổ chức theo hình thức công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.
Quy mô hoạt động đa dạng, nhưng đa số là quy mô vừa và nhỏ.
Ví dụ:

➧ Đối với doanh nghiệp nhà nước:

  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
  • Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
  • Tổng công ty xăng dầu Việt Nam;
  • Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam.

➧ Đối với doanh nghiệp tư nhân:

  • Công ty TNHH Hồng Đức;
  • Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Anpha;
  • Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup;
  • Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

4. Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân

Hoạt động chủ yếu ở các ngành kinh tế chủ chốt, ngành nghề kinh doanh độc quyền:

  • Xổ số kiến thiết;
  • Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
  • In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;
  • Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân…

Hoạt động trong phạm vi ngành nghề được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg - Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. 

Lưu ý:

Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho doanh nghiệp nhà nước.

>> Xem thêm: Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.

-------

Như vậy là Anpha vừa chia sẻ xong những điểm khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp bạn đang tìm hiểu cách thức đăng ký kinh doanh cũng như các loại hình doanh nghiệp phù hợp có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

>> Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp;

>> Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam.

Hoặc trong trường hợp bạn cần tư vấn chi tiết về loại hình doanh nghiệp và nhanh chóng hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, hãy thử cân nhắc sử dụng tại Kế toán Anpha.

➧ Dịch vụ thành lập doanh nghiệp - đăng ký kinh doanh - trọn gói từ 1.000.000 đồng.

➧ Kế toán Anpha nhận làm thủ tục thành lập cho tất cả các loại hình doanh nghiệp bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

GỌI NGAY

Các câu hỏi về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp nhà nước gồm:

  • Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của nhà nước;
  • Doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ của nhà nước hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Doanh nghiệp nhà nước được quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.


2. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp không thuộc sở hữu, quản lý bởi nhà nước, hoạt động độc lập và tuân thủ theo các quy định pháp luật.

>> Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty - Tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian.


3. Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân dựa trên tiêu chí gì?

Sự khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước được thể hiện qua 4 tiêu chí:

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp;
  • Hình thức tồn tại;
  • Quy mô hoạt động;
  • Ngành nghề kinh doanh.

>> Tham khảo chi tiết: Phân biệt doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.


4. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân không?

Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty TNHH, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Vì vậy, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.


5. Doanh nghiệp nhà nước được hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nào?

Doanh nghiệp nhà nước được hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế chủ chốt, ngành nghề kinh doanh độc quyền, chẳng hạn:

  • Xổ số kiến thiết;
  • Hệ thống truyền tải điện quốc gia;
  • In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;
  • Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân… 

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH