Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp


Mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp được quy định như thế nào theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mới nhất? Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh và thủ tục bổ sung (thay đổi) ngành nghề kinh doanh gồm các bước nào? Qua bài viết này, Anpha sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Hệ thống (mã) ngành kinh tế Việt Nam

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, chiến lược kinh doanh mà bạn phải chuẩn bị các thủ tục thành lập doanh nghiệp phù hợp hay cần nắm ngành nghề kinh doanh là gì, mã ngành kinh tế là gì hay mã hóa ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam mới nhất như thế nào.

Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm có 5 cấp theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, gồm:

  • Ngành cấp 1: Mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U, gồm 21 ngành;
  • Ngành cấp 2: Mã hóa bằng 2 số theo mã ngành cấp 1 tương ứng, gồm có 88 ngành;
  • Ngành cấp 3: Mã hóa bằng 3 số theo mã ngành cấp 2 tương ứng, gồm 242 ngành;
  • Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số theo mã ngành cấp 3 tương ứng, gồm 486 ngành;
  • Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số theo mã ngành cấp 4 tương ứng, gồm 734 ngành.

Để thành lập doanh nghiệp tối ưu chi phí, chọn đúng đủ mã ngành kinh doanh theo quy định và chiến lược phát triển công ty, tham khảo dịch vụ thành lập công ty.

Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp 

Nguyên tắc đăng ký mã ngành kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp hay thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định trong 4 trường hợp sau:

1. Ngành nghề kinh doanh không có điều kiện

  • Phải đăng ký theo mã ngành cấp 4, sau đó mới bổ sung mã ngành nghề cấp 5 theo quy định của pháp luật (nếu có);
  • Trường hợp muốn ghi chi tiết hơn mã ngành kinh doanh cấp 4: Chọn một ngành nghề kinh doanh cấp 4 rồi ghi chi tiết bên dưới các ngành nghề kinh doanh phù hợp với ngành, mã ngành cấp 4 đó.

Ví dụ: Đăng ký ngành nghề bán buôn vải
Mã ngành nghề 4641: Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
Chi tiết: Bán buôn vải.

2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện 

Ghi theo mã ngành đăng ký kinh doanh trong văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

 Xem thêm: Danh mục 277 mã ngành nghề có điều kiện.

Ví dụ: Mã ngành 4321: Lắp đặt hệ thống điện

3. Ngành, nghề đầu tư không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (văn bản pháp luật khác quy định)

Ghi chi tiết ngành nghề theo văn bản pháp luật quy định ngành nghề đó.

Ví dụ: Muốn kinh doanh thiết bị, vật tư PCCC (ngành nghề này được quy định tại điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP):

+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
+ Chi tiết: Bán buôn phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

4. Ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam (chưa được quy định trong văn bản khác)

  • Vẫn được đăng ký kinh doanh nếu không nằm trong danh mục ngành nghề cấm kinh doanh;
  • Được cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia, gửi văn bản thông báo cho Tổng cục Thống kê - Bộ KH&ĐT để bổ sung ngành nghề kinh doanh mới.

5. Lưu ý trường hợp 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh

  • Kinh doanh các chất ma túy;
  • Mua, bán kinh doanh các loại khoáng vật, hóa chất;
  • Mua, bán mẫu vật các loài hoang dã, thủy sản nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;
  • Hoạt động liên quan đến con người như: Mua, bán người, bào thai, các bộ phận cơ thể người, liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Dịch vụ đòi nợ.

Lưu ý cập nhật mã ngành kinh tế Việt Nam mới nhất

1. Cập nhật mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống ngành nghề kinh tế mới quy định

Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh trước ngày 20/08/2018:

  • Không bắt buộc cập nhật lại ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mới;
  • Trong trường hợp bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc đổi giấy chứng nhận đăng ký cần cập nhật theo mã ngành kinh tế mới.

Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 20/08/2018, bắt buộc đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.

Lưu ý: Để tránh trường hợp phát sinh vấn đề gây ảnh hưởng hoạt động kinh doanh sau này, cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn khuyến khích doanh nghiệp nên cập nhật, thay đổi mã ngành nghề theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam mới nhất. 

Đặc biệt, khi mới thành lập doanh nghiệp nhiều trường hợp đăng ký thiếu ngành nghề sẽ không được hoạt động ngành nghề đó (dù có liên quan mật thiết đến ngành nghề đã đăng ký trước). Lúc này, cần làm thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh.

 Tham khảo: Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh.

2. Thủ tục bổ sung (mã) ngành nghề kinh doanh

  • Trong thời hạn 10 ngày (tính từ ngày có sự thay đổi), doanh nghiệp cần thông báo bổ sung hay thay đổi ngành nghề;
  • Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh hay thay đổi mã ngành nghề, gồm: 

+ Thông báo thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh (theo quy định tại mẫu phụ lục II-1 thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
+ Quyết định và bản sao biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên), hội đồng thành viên (công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh) hoặc của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
+ Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thay người đại diện theo pháp luật thì cần có văn bản ủy quyền;
+ Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư (nơi công ty đặt trụ sở chính), thời hạn giải quyết trong 3 ngày tính từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ.

Ngoài cách đăng ký trực tiếp, bạn có thể đăng ký thay đổi, bổ sung mã ngành nghề kinh doanh qua mạng theo 2 cách: 

  • Cách 1: Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh;
  • Cách 2: Sử dụng chữ ký số (token)

 Xem chi tiết: Hướng dẫn bổ sung ngành nghề qua mạng và trực tiếp.

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 

3 cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh gồm:

Ví dụ: Tra mã ngành bán buôn chuyên doanh khác, bạn thực hiện theo 1 trong 2 cách:

  • Nhập tên ngành nghề kinh doanh vào ô “Tra cứu”;
  • Hoặc nhập mã ngành 4669 vào ô “Tìm nhanh” trong “Bảng hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam”.


Câu hỏi thường gặp về mã ngành nghề kinh doanh

1. Ngành nghề kinh doanh là gì?

Hiện nay, luật chưa có đưa ra khái niệm cụ thể về ngành nghề kinh doanh là gì. Nhưng có thể hiểu, là những ngành nghề được chủ sở hữu, thành viên sáng lập xác định từ mục đích thành lập và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bao gồm ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh không có điều kiện.


2. Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Mã ngành kinh tế là dãy ký tự được mã hóa, theo bảng chữ cái hoặc bằng số nhằm thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể. Vì vậy, khi đăng ký mã ngành nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong phạm vi nghề đó theo quy định của pháp luật.

 Xem thêmQuy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.


3. Đăng ký doanh nghiệp (kinh doanh) là gì?

Là việc đăng ký thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh về doanh nghiệp dự kiến thành lập, đăng ký những thay đổi ngành nghề kinh doanh, tên, địa chỉ trụ sở... đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh và các thông báo, nghĩa vụ đăng ký khác theo quy định. Thông tin đăng ký được lưu vào cơ sở dữ liệu quốc gia.


4. Mã ngành cấp 4 là gì?

Mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được mã hóa bằng 4 số theo sau mã ngành cấp 3 tương ứng, danh mục mã ngành cấp 4 gồm 486 ngành.


5. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Là ngành nghề khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định (vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng).

  Tham khảo: Danh mục 277 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ 2020.


6. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Là văn bản (bằng giấy hoặc điện tử) do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, ghi lại những thông tin đăng ký của doanh nghiệp. 


Bài viết trên đây phân tích tóm gọn những thông tin quan trọng bạn cần nắm về mã ngành kinh tế Việt Nam mới nhất khi thành lập doanh nghiệp.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc)0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH