Thủ tục, quy trình - các điều kiện thành lập doanh nghiệp dự án

Khái niệm về doanh nghiệp dự án tuy chưa phổ biến nhưng đối với các nhà đầu tư dự án thì đây là việc làm quá quen thuộc. Vậy doanh nghiệp dự án là gì? Khi nào thì nên thành lập doanh nghiệp dự án? Hãy đọc tiếp bài viết này nhé.

Doanh nghiệp dự án là gì?

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra: Dự án là gì? Dự án là toàn bộ những hạng mục liên quan đến chính sách, cách thức hoạt động và các giới hạn về nguồn lực, kinh phí, thời gian hoàn thành nhằm đạt được mục đích nhất định của dự án.

Vậy doanh nghiệp dự án là gì? Doanh nghiệp dự án là một doanh nghiệp được thành lập bởi hai hoặc nhiều nhà đầu tư, chỉ nhằm mục đích thực hiện các dự án đầu tư mà không tham gia vào bất kì hoạt động nào khác.

Ví dụ:

Công ty A, B và C cùng tham gia dự án X. Sau khi đấu thầu, công ty A và B trúng thầu. Công ty A và B cùng thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện những hoạt động về dự án đấu thầu, không liên quan đến các hoạt động kinh doanh, nội bộ của công ty A hay B.

Mục đích và điều kiện thành lập doanh nghiệp dự án

Mỗi dự án đều có mục tiêu rõ ràng và yêu cầu khác nhau nên việc thành lập doanh nghiệp dự án là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ hoàn thành dự án.

Thành lập doanh nghiệp dự án còn đảm bảo sự tập trung, nâng cao tính chuyên môn trong việc giải quyết các phát sinh, tránh gây lãng phí nguồn nhân lực và giảm tối đa những chi phí không cần thiết.

Tuy nhiên, để thành lập doanh nghiệp dự án ngoài điều kiện đầu tiên là nhà đầu tư phải trúng thầu, còn cần thỏa điều kiện về loại hình doanh nghiệp.

Lưu ý:

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại đây.

Thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp dự án

Các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để thành lập doanh nghiệp dự án bao gồm:

  • Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án;
  • Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án;
  • Văn bản chấp thuận sử dụng vốn nhà nước (nếu là dự án có nhà nước tham gia);
  • Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có);
  • Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.

Nơi tiếp nhận và thời gian nhận giấy phép thành lập doanh nghiệp dự án

Dự án đầu tư sẽ được phân loại tùy vào quy mô, tính chất, loại công trình chính. Do đó, tùy vào từng dự án mà hồ sơ đăng ký thành lập sẽ nộp ở những cơ quan khác nhau. Trong đó, các dự án bao gồm:

Hiện tại, thời gian để các cơ quan phê duyệt và cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp dự án là khoảng 25 - 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp dự án

Theo Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, nhà nước khuyến khích đầu tư và thực hiện các dự án trong các lĩnh vực sau:

  • Giao thông vận tải;

  • Nhà máy điện, đường dây tải điện;

  • Các hệ thống công ích như: chiếu sáng, cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải, chất thải…;

  • Các khu vực khác như: công viên, nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị, nghĩa trang...;

  • Các địa điểm trực thuộc nhà nước hoặc liên quan đến nhà nước như: trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư...;

  • Các ngành nghề thuộc khoa học, nghiên cứu và đào tạo như: y tế, giáo dục, dạy nghề, thể thao, du lịch, khí tượng thủy văn, ứng dụng công nghệ thông tin...;

  • Các dự án về hạ tầng thương mại và kỹ thuật công nghệ cao;

  • Các dự án gắn liền với nông nghiệp và phát triển nông thôn;

  • Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các nội dung cần có trên giấy chứng nhận thành lập

Để tránh các sai sót dẫn đến việc phải làm thủ tục thay đổi đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, khi nhận được giấy chứng nhận thành lập, doanh nghiệp cần lưu ý các nội dung sau:

Bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Anpha.

Những câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp dự án

Để có thể quản lý, rà soát, đảm bảo dự án được hoàn thành đúng với mục đích đề ra, cũng như đảm bảo các giới hạn về nguồn nhân lực, chi phí và thời gian thì việc thành lập doanh nghiệp dự án là vô cùng cần thiết.

Khi thành lập doanh nghiệp dự án, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ sau: Văn bản cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Bản thỏa thuận đầu tư cùng với dự thảo hợp đồng của dự án; Bản báo cáo nghiên cứu tính khả thi, giấy quyết định phê duyệt dự án; Văn bản chấp thuận sử dụng vốn nhà nước (nếu là dự án có nhà nước tham gia); Bản hợp đồng liên doanh, bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp (nếu có); Giấy chứng nhận quyết định lựa chọn đầu tư dự án.
Tuy nhiên, cũng còn tùy vào quy mô và tính chất của từng dự án mà hồ sơ sẽ có vài thay đổi cũng như nơi tiếp nhận hồ sơ cũng không giống nhau. Do vậy, để tránh các thiếu sót gây mất thời gian, bạn nên xác định loại dự án và liên hệ trực tiếp cơ quan nhà nước để xác nhận các hồ sơ cần chuẩn bị.

Các ngành nghề được nhà nước khuyến khích đầu tư và thực hiện dự án như sau: Giao thông vận tải; Nhà máy điện, đường dây tải điện; Các hệ thống công ích; Các khu vực như công viên, nhà, sân bãi để ô tô…; Các địa điểm trực thuộc nhà nước hoặc liên quan đến nhà nước; Các ngành nghề thuộc khoa học, nghiên cứu và đào tạo; Các dự án về hạ tầng thương mại và kỹ thuật công nghệ cao; Các dự án gắn liền với nông nghiệp và phát triển nông thôn; Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp dự án được thành lập bởi từ 2 nhà đầu tư trở lên. Nhiệm vụ và mục đích chính của các nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp dự án chỉ nhằm phục vụ cho dự án được diễn ra và hoàn thành đúng theo kế hoạch, mà không tham gia vào bất cứ hoạt động nào khác.

Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp dự án không giống như giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do đó, khi nhận giấy chứng nhận thành lập, bạn cần kiểm tra xem đã đủ các nội dung sau chưa: Tên của nhà đầu tư và tên dự án; Địa chỉ của nhà đầu tư; Thông tin về dự án: mục tiêu, quy mô, chi phí, các điều kiện cần có; Địa điểm cụ thể và phạm vi diện tích đất sử dụng; Tổng vốn đầu tư và bảng chi tiết cơ cấu nguồn vốn dự án; Thời hạn hoàn thành dự án; Phương thức giải ngân từ nhà nước (nếu có); Các thông tin về hình thức và chính sách ưu đãi đầu tư (nếu có).

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

2 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH