Đăng ký kinh doanh, thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Mở công ty có cần bằng cấp không? Những nghề không cần bằng cấp, chứng chỉ? Những nghề bắt buộc có bằng cấp? Chi tiết yêu cầu bằng cấp từng ngành.

Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Mở công ty có cần bằng đại học không? Hoặc là kinh doanh có cần bằng cấp không? Đấy là những câu hỏi phổ biến mà khách hàng sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Anpha thường xuyên đề cập. 

Và câu trả lời như sau: 

Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức không cần cung cấp bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.

Tuy nhiên, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì để được phép đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải xin giấy phép con. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh đã đăng ký là gì mà hồ sơ xin cấp giấy phép con sẽ yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ khác nhau.

Tóm lại, câu trả lời cho vấn đề “thành lập công ty có cần bằng cấp không” là không cố định mà sẽ tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Cụ thể, nếu doanh nghiệp đăng ký:

➨ Ngành nghề thông thường (tức không thuộc danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện): Không cần bằng cấp, bất cứ cá nhân/tổ chức nào có đủ năng lực, điều kiện kinh tế và không thuộc đối tượng không được thành lập công ty đều có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp.

➨ Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Có thể cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ (tùy thuộc vào quy định về điều kiện hoạt động kinh doanh của từng ngành nghề).

Ví dụ: 

Nếu mở công ty sản xuất thùng carton, bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện thành lập công ty cơ bản (cách đặt tên công ty, vốn điều lệ, địa chỉ trụ sở chính…), không cần cung cấp chứng chỉ, bằng cấp. Song, nếu muốn thành lập công ty xuất khẩu lao động (ngành nghề kinh doanh có điều kiện) thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải có bằng đại học trở lên cùng các điều kiện khác về vốn điều lệ, vốn ký quỹ.

-----------

Để biết ngành nghề dự định đăng ký có thuộc nhóm ngành kinh doanh có điều kiện không, bạn có thể tham khảo thông tin tại các bài viết:

>> Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

>> Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

>> Các quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Những ngành nghề cần bằng cấp, chứng chỉ khi thành lập công ty

Việc yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ khi thành lập doanh nghiệp được chia thành 2 trường hợp:

  1. Bắt buộc có bằng cấp, chứng chỉ theo quy định mới được thành lập công ty;
  2. Có thể bổ sung chứng chỉ, bằng cấp sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty.

1. Những ngành nghề bắt buộc có bằng cấp, chứng chỉ mới được thành lập công ty

Dưới đây là những ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ mới được thành lập công ty:

1.1 Dịch vụ kiểm toán

Yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ khi kinh doanh dịch vụ kiểm toán là có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề, trong đó:

  • 2 người là thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh);
  • 1 người là chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân);
  • 2 người là thành viên góp vốn thành lập công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên).

Tham khảo chi tiết:

>> Thủ tục thành lập công ty kiểm toán độc lập;

>> Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ kiểm toán - từ 3 ngày xong.

1.2 Nghề luật sư (thành lập công ty luật, văn phòng luật sư)

Trong trường hợp này, người đứng ra thành lập công ty luật hoặc thành lập văn phòng luật phải có chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư.

1.3 Kinh doanh chứng khoán

Muốn thành lập công ty chứng khoán, bạn cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ sau:

  • Giám đốc (tổng giám đốc) phải có chứng chỉ phân tích tài chính hoặc chứng chỉ quản lý quỹ;
  • Ít nhất 3 nhân viên trong công ty có chứng chỉ hành nghề chứng khoán tương ứng với từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Ngoài ra, còn có những ngành nghề bắt buộc có bằng cấp, chứng chỉ mới được thành lập công ty khác như: 

  • Dịch vụ thẩm định giá;
  • Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
  • Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
  • Giám sát thi công xây dựng công trình;
  • Dịch vụ giám định về quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Những nghề có thể bổ sung bằng cấp sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty

Không giống như những ngành nghề thông thường có thể đi vào hoạt động ngay sau khi đăng ký kinh doanh thành công, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện dưới đây, để được cấp giấy phép con (giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động ngành nghề) thì doanh nghiệp cần đáp ứng thêm các yêu cầu về bằng cấp/chứng chỉ hành nghề.

2.1 Dịch vụ bảo vệ

Có thể nói hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ là một trong những nghề không cần bằng đại học. Bởi vì người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ chỉ cần bằng tốt nghiệp từ bậc cao đẳng trở lên, thuộc 1 trong các ngành kinh tế, luật.

>> Xem chi tiết và tải mẫu miễn phí: Thủ tục thành lập công ty bảo vệ.

2.2 Dịch vụ làm thủ tục thuế

Yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ: Tối thiểu 2 nhân viên đã có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đang làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp. 

2.3 Đại lý bảo hiểm

Yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ: Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm cần có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp với sản phẩm bảo hiểm bán, tư vấn.

2.4 Dịch vụ kế toán

Tùy thuộc vào loại hình công ty kế toán mà bạn đăng ký thành lập là công ty hợp danh, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay doanh nghiệp tư nhân mà yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ sẽ khác nhau:

Loại hình doanh nghiệp Yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ
Công ty hợp danh Ít nhất 5 kế toán hành nghề, trong đó có tối thiểu 2 người là thành viên hợp danh.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Tối thiểu 5 kế toán hành nghề, trong đó có ít nhất 2 người tham gia góp vốn. 
Doanh nghiệp tư nhân Ít nhất 2 kế toán/kiểm toán hành nghề, trong đó có 1 người là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Tham khảo chi tiết:

>> Thủ tục thành lập công ty kế toán;

>> Dịch vụ thành lập công ty dịch vụ kế toán - từ 1.000.000 đồng.

Những ngành nghề khác cũng thuộc trường hợp cần bổ sung bằng cấp, chứng chỉ sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp để xin giấy phép con có thể kể đến như: 

  • Dịch vụ xuất khẩu lao động;
  • Kiểm định chất lượng giáo dục;
  • Dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện;
  • Dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
  • Dịch vụ thăm dò khoáng sản;
  • Dịch vụ quản lý và vận hành nhà chung cư;
  • Dịch vụ tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng…  

-----------

Nếu vẫn còn cảm thấy băn khoăn, chưa xác định được trường hợp của bạn có cần bằng cấp, chứng chỉ khi thành lập công ty không hoặc đã xác định được nhưng chưa nắm rõ thông tin về loại chứng chỉ cần cung cấp, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay Anpha theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhé. 

Hoặc bạn có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Anpha. Với chi phí trọn gói chỉ từ 1.000.000 đồng, ngoài các đầu mục giấy tờ cần có trong hồ sơ, Anpha còn tư vấn chi tiết mọi thông tin có liên quan đến việc thực hiện thủ tục thành lập công ty như cách đặt tên, quy định về vốn điều lệ, địa chỉ đặt trụ sở chính… và thay bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết chỉ sau 3 - 5 ngày làm việc.

Đối tượng không được mở công ty dù có đầy đủ bằng cấp theo quy định

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp cá nhân dù có đủ bằng cấp, chứng chỉ theo quy định của ngành nghề nhưng thuộc một trong những đối tượng sau đây thì cũng sẽ không có quyền thành lập công ty:

  • Viên chức, công chức, cán bộ;
  • Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước sử dụng tài sản nhà nước để thành lập công ty kinh doanh và thu lợi nhuận riêng cho đơn vị, cơ quan mình;
  • Quản lý nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ (ngoại trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác);
  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người gặp khó khăn trong việc làm chủ hành vi, làm chủ nhận thức;
  • Người chưa thành niên, bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người đang bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc hoặc đảm nhiệm chức vụ nhất định;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù, bị tạm giam, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Hạ sĩ quan, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, công nhân trong các đơn vị, cơ quan thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
  • Công nhân công an, hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp tại các đơn vị, cơ quan thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác);
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm hoạt động, kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

>> Xem thêm: Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh.

-----------

Dù cần hay không cần cung cấp chứng chỉ, bằng cấp thì về cơ bản, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Bước 3: Chờ nhận kết quả xử lý hồ sơ;

>> Xem chi tiết và tải mẫu miễn phí: Thủ tục thành lập công ty

Các câu hỏi thường gặp về bằng cấp, chứng chỉ khi thành lập công ty

1. Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

Câu trả lời không cố định mà tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp đăng ký:

  • Ngành nghề thông thường (tức không thuộc danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện) thì không cần bằng cấp;
  • Ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì có thể sẽ cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ (tùy thuộc vào quy định về điều kiện hoạt động kinh doanh của từng ngành nghề).

2. Những nghề nào không cần bằng cấp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty?

Sau đây là nghề không cần bằng cấp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty nhưng phải bổ sung khi đăng ký giấy phép con, đi vào hoạt động: dịch vụ bảo vệ, dịch vụ làm thủ tục thuế, đại lý bảo hiểm. dịch vụ xuất khẩu lao động, kinh doanh dược phẩm, kiểm định chất lượng giáo dục… 

>> Xem thêm: Những nghề có thể bổ sung bằng cấp sau khi thành lập công ty.


3. Những nghề nào bắt buộc có bằng cấp, chứng chỉ mới được thực hiện thủ tục mở công ty?

Những nghề bắt buộc có bằng cấp, chứng chỉ mới được thực hiện thủ tục mở công ty gồm: dịch vụ kiểm toán, nghề luật sư, kinh doanh chứng khoán, dịch vụ thẩm định giá, dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, giám sát thi công xây dựng công trình…

>> Xem thêm: Những nghề phải có bằng cấp mới được thành lập công ty.


4. Công chức có đủ bằng cấp theo quy định có được phép thành lập công ty không?

Không. Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2022, công chức, viên chức, cán bộ dù có đủ bằng cấp theo quy định cũng không được mở công ty.

>> Xem thêm: Đối tượng không được mở công ty dù có đủ bằng cấp.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH