Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Tìm hiểu danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện (có ví dụ).
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
1. Khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề có hoạt động kinh doanh đầu tư được thực hiện dựa trên việc đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật vì lý do sức khỏe của cộng đồng, đạo đức xã hội, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Danh mục, các nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Hiện nay, danh mục ngành nghề có điều kiện bao gồm tổng cộng 227 mã ngành nghề, được quy định cụ thể tại Phụ lục IV kèm theo Luật Đầu tư.
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh bạn chọn là gì mà điều kiện ngành, nghề cụ thể cần đáp ứng sẽ có sự khác nhau.
Ví dụ:
Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ kế toán thuộc lĩnh vực tài chính thì cần đảm bảo các điều kiện như:
- Phải có giấy chứng nhận hành nghề dịch vụ kế toán;
- Phải có chứng chỉ kế toán viên theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập;
- Chỉ được thành lập dưới loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH 2 TV trở lên và doanh nghiệp tư nhân;
- Và các điều kiện khác…
----
Dưới đây là danh sách các nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện Anpha đã thống kê:
- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;
- Ngành nghề yêu cầu cầu giấy phép con;
- Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;
- Ngành nghề yêu cầu bằng cấp, trình độ chuyên môn;
- Ngành nghề yêu cầu giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự;
- Ngành nghề yêu cầu đáp ứng các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất;
- Ngành nghề yêu cầu các điều kiện khác.
Bạn có thể tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam mới nhất tại đường link sau hoặc liên hệ với Kế toán Anpha để được hỗ trợ thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
>> Xem thêm: Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.
3. Ví dụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ví dụ 1:
Ông A đang có nhu cầu mở siêu thị mini bán lẻ lương thực, thực phẩm với tổng diện tích các gian hàng là 320m2 thì ông cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có nguồn cung cấp hàng hóa;
- Cơ sở vật chất đầy đủ, có mặt bằng kinh doanh, giá kệ siêu thị, trang thiết bị siêu thị bán hàng, kho chứa hàng...;
- Cung cấp đủ 2 loại giấy phép con là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Ví dụ 2:
Chị B muốn thành lập công ty TNHH cung cấp dịch vụ kiểm toán thì cần đáp ứng 2 điều kiện về nhân sự và vốn pháp định. Cụ thể:
- Công ty phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn và tối thiểu 5 kiểm toán viên hành nghề;
- Vốn pháp định từ 5 tỷ đồng trở lên, trong đó:
>> Tổng vốn góp của thành viên là tổ chức so với vốn điều lệ chỉ được chiếm tối đa 35%;
>> Tổng vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề so với vốn điều lệ phải chiếm trên 50%.
1. Quy định về chứng chỉ hành nghề
➤ Khái niệm chứng chỉ hành nghề:
Là văn bản mà hội nghề nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân có đủ kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn để hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề nào đó.
➤ Đối tượng áp dụng:
Thường là các bậc quản lý doanh nghiệp, người trực tiếp triển khai, thực hiện công việc kinh doanh hoặc người đảm nhận các công việc chuyên môn.
Ví dụ về một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề:
- Muốn thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý thì người đứng đầu công ty phải có chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Muốn thành lập công ty cung cấp dịch vụ kế toán thì giám đốc và người quản lý công ty phải có chứng chỉ kế toán viên.
2. Quy định về vốn pháp định
➤ Khái niệm vốn pháp định:
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có khi đăng ký các ngành nghề có yêu cầu về vốn pháp định hoặc khi thành lập doanh nghiệp;
- So với vốn pháp định, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải đạt mức lớn hơn hoặc bằng.
➤ Đối tượng áp dụng:
Thông thường là các ngành nghề có cơ sở vật chất lớn hoặc yêu cầu cao về trách nhiệm tài sản như bất động sản, tiền tệ, kinh doanh vàng, chứng khoán, bảo hiểm, sở giao dịch hàng hóa…
Ví dụ về một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định:
- Muốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, đơn vị phải có vốn pháp định tối thiểu là 300 tỷ đồng (điều này được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
- Muốn thành lập công ty tư vấn đầu tư chứng khoán, đơn vị cần có vốn pháp định tối thiểu là 10 tỷ đồng (căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
3. Quy định về giấy phép con
➤ Khái niệm giấy phép con:
Giấy phép con là loại giấy được cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp để chứng nhận họ có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện, thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
➤ Đối tượng áp dụng:
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã đăng ký là gì mà bạn có thể phải đáp ứng một hoặc một số loại giấy phép con khác nhau như: giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC, giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATVSTP…
Ví dụ về một số ngành nghề yêu cầu giấy phép con:
- Muốn kinh doanh dịch vụ in ấn, bạn cần cung cấp giấy phép hoạt động ngành in;
- Muốn kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bạn cần cung cung giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự;
- Muốn kinh doanh quán cà phê, bạn cần cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP và giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC.
Các câu hỏi thường gặp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành, nghề có hoạt động kinh doanh đầu tư được thực hiện dựa trên việc đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật vì lý do sức khỏe của cộng đồng, đạo đức xã hội, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Làm thế nào để tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Bạn có thể tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam mới nhất hoặc tham khảo danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại 2 bài viết sau.
Xem thêm:
>> Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh;
>> Danh mục 227 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
3. Có cần chứng minh điều kiện kinh doanh ngay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp không?
Theo Luật Doanh nghiệp, từ Điều 19 đến Điều 22 không có thông tin quy định về việc doanh nghiệp phải nộp các loại giấy tờ chứng minh điều kiện kinh doanh khi đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Do đó, tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn không cần chứng minh điều kiện kinh doanh.
4. Muốn kinh doanh ngành nghề có điều kiện cần tuân thủ những quy định nào?
Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh muốn đăng ký là gì mà bạn cần đáp ứng một hoặc một số quy định sau: quy định về chứng chỉ hành hề, quy định về ngành nghề kinh doanh, quy định về giấy phép con được đưa ra trong văn bản pháp luật hướng dẫn kinh doanh của ngành nghề đó.
>> Xem thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
5. Tổng số ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm tổng cộng 227 mã ngành nghề, được quy định cụ thể tại Phụ lục IV kèm theo Luật Đầu tư 2020.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.