Điều kiện, hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh mở siêu thị mini

Cùng Anpha tìm hiểu: Điều kiện, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mở siêu thị mini, mã ngành kinh doanh siêu thị mini và các loại giấy phép con có liên quan.

Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh siêu thị mini

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với bất cứ ngành nghề nào, bạn đều phải đảm bảo các điều kiện pháp lý chung, chẳng hạn như điều kiện về người thành lập, về vốn điều lệ, về địa chỉ trụ sở... 

Sau đó, còn tùy vào ngành nghề kinh doanh mà bạn cần đáp ứng thêm các điều kiện riêng. Cụ thể, đối với siêu thị mini là nơi cung cấp các mặt hàng thiết yếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên được xếp vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện và bạn cần đảm bảo khá nhiều điều kiện như:

  • Cung cấp đủ các loại giấy phép con:

>> Giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (hoặc có cam kết chấp hành về VSATTP);

>> Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;

>> Giấy phép bán lẻ rượu (nếu siêu thị có kinh doanh rượu);

>> Giấy phép bán lẻ thuốc lào, thuốc lá (nếu siêu thị có kinh doanh thuốc lào, thuốc lá); 

  • Cơ sở vật chất đầy đủ, có mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị siêu thị bán hàng, giá kệ siêu thị, kho chứa hàng...;
  • Có nguồn cung cấp hàng hóa…

Mã ngành kinh doanh siêu thị mini

Như đa số các ngành nghề kinh doanh khác trên thị trường hiện nay, việc xác định thông tin đúng, đủ và chi tiết về mã ngành kinh doanh là điều bắt buộc khi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mô hình siêu thị mini. Việc này giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng, vấn đề phát sinh không mong muốn trong quá trình hoạt động, kinh doanh siêu thị mini sau này. 

Tùy vào mặt hàng siêu thị phân phối là gì mà mã ngành kinh doanh siêu thị mini sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết qua bảng sau:

Ngành nghề

Mã ngành

Bán lẻ lương thực, thực phẩm, thuốc lào, thuốc lá, đồ uống chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Chi tiết: Bán lẻ nhiều loại hàng hóa, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là hàng lương thực, thực phẩm, sản phẩm thuốc lào, thuốc lá, đồ uống. Ngoài ra, cửa hàng còn bán lẻ các loại hàng khác như bàn ghế, giường, tủ, quần áo, hóa mỹ phẩm, đồ ngũ kim... nhưng chỉ với tỷ trọng nhỏ. 

4711

Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp

Chi tiết: 

- Bán lẻ trong siêu thị (Supermarket)

- Bán lẻ trong cửa hàng tiện lợi (Minimarket)

- Bán lẻ trong cửa hàng kinh doanh tổng hợp khác

4719

Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh

4721

Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

4722

Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh

4723

 

Hướng dẫn thủ tục, cách mở siêu thị mini

Nếu đã đủ điều kiện được đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng siêu thị mini, bạn chỉ cần chuẩn bị bộ hồ sơ cần thiết tương ứng với 2 hình thức là kinh doanh hộ cá thể (chỉ mở siêu thị mini ở 1 địa chỉ cụ thể với quy mô nhỏ, chẳng hạn như siêu thị mini tại nhà) và doanh nghiệp (mô hình kinh doanh chuỗi siêu thị mini, ví dụ như chuỗi siêu thị mini mart, chuỗi siêu thị mini ở nông thôn…). 

1. Hồ sơ, quy trình mở cửa hàng siêu thị mini theo hình thức hộ kinh doanh cá thể

Bộ hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh siêu thị mini:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể;
  • Bản sao y chứng thực giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/CCCD/CMND) còn hiệu lực của chủ hộ kinh doanh và thành viên góp vốn (nếu có);
  • Văn bản thỏa thuận về việc thành lập hộ kinh doanh siêu thị mini của các thành viên góp vốn (nếu có từ 2 thành viên trở lên trong gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký GPKD hộ kinh doanh.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân quận/huyện. 

Thời gian xử lý hồ sơ: 

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Sau 3 - 5 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ), Ủy ban nhân dân quận/huyện sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh siêu thị mini;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Ủy ban nhân dân quận/huyện gửi văn bản thông báo lý do từ chối cấp giấy phép thành lập HKD và yêu cầu bổ sung, sửa đổi sau 3 - 5 ngày làm việc. 

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký cấp giấy phép HKD.

2. Hồ sơ, thủ tục thành lập siêu thị mini theo hình thức doanh nghiệp

Với mô hình doanh nghiệp, chi tiết hồ sơ đăng ký cấp giấy phép kinh doanh siêu thị mini bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký cấp giấy phép kinh doanh siêu thị mini;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách các thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
  • Danh sách các cổ đông (đối với công ty cổ phần);
  • Bản sao y chứng thực hộ chiếu/CCCD/CMND của người đại diện pháp luật, các cổ đông/thành viên trong công ty và người được ủy quyền đại diện nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy phép kinh doanh siêu thị mini.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký GPKD theo mô hình doanh nghiệp.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, cụ thể là Phòng Đăng ký kinh doanh. 

Thời gian xử lý hồ sơ: Sau 3 - 5 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ), nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi thông báo bổ sung, điều chỉnh hồ sơ. 

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký cấp GPKD doanh nghiệp.

Các loại giấy phép con có liên quan khi đăng ký kinh doanh siêu thị

Tùy vào mặt hàng kinh doanh của siêu thị là gì mà các loại giấy chứng nhận, giấy phép con liên quan có thể là một hoặc một số loại sau đây. 

1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Nếu cửa hàng tạp hóa mini, siêu thị mini có kinh doanh mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô thì xin giấy phép chứng nhận ATTP ở Chi cục, Cục An toàn thực phẩm chính là một trong những điều bắt buộc. Để thực hiện điều này, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP bao gồm:

  • Đơn đăng ký cấp giấy phép ATTP;
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh siêu thị mini và mặt bằng xung quanh;
  • Giấy khám sức khỏe của chủ siêu thị và các nhân sự làm việc tại siêu thị được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện trở lên;
  • Bản công bố cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện ATTP theo quy định;
  • Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại siêu thị và chủ siêu thị;
  • Giấy chứng thực về nguồn nguyên liệu và kiểm định nguồn nước siêu thị sử dụng.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy

Theo Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP, siêu thị có khối tích từ 1.000m3 hoặc tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên thuộc diện cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Do đó, nếu bạn kinh doanh siêu thị thuộc trường hợp trên cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy;
  • Bảng sao các giấy tờ:

>> Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

>> Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC;

>> Văn bản nghiệm thu về PCCC.

  • Bảng thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện và thiết bị cứu người;
  • Phương án chữa cháy;
  • Danh sách các nhân viên đã qua huấn luyện về PCCC;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.

>> Xem thêm: Dịch vụ làm hồ sơ đăng ký xin giấy phép PCCC.

3. Giấy phép bán lẻ rượu

Trường hợp siêu thị mini có kinh doanh, bán lẻ rượu, bạn cần xin giấy phép bán lẻ rượu.

Theo Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, chi tiết bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh (bản sao);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm kinh doanh siêu thị mini;
  • Bản sao hợp đồng nguyên tắc hoặc văn bản giới thiệu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân bán buôn rượu hoặc thương nhân phân phối rượu.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp giấy bán lẻ rượu.

4. Giấy phép bán lẻ thuốc lá

Đây là loại giấy phép bắt buộc đối với những siêu thị mini có kinh doanh, bán lẻ thuốc lá. So với 2 mặt hàng trên, bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ thuốc lá có phần đơn giản hơn. 

Dưới đây là những giấy tờ bạn cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ thuốc lá được quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
  • Bản sao của các giấy tờ:

>> Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

>> Văn bản giới thiệu của các thương nhân bán buôn hoặc thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Đơn đề nghị cấp giấy bán lẻ thuốc lá.

Các câu hỏi thường gặp về đăng ký kinh doanh - mở siêu thị mini

1. Thủ tục đăng ký kinh doanh siêu thị mini

Thủ tục đăng ký kinh doanh siêu thị mini bao gồm 3 bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định mã ngành nghề đăng ký kinh doanh; 
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết để đăng ký kinh doanh siêu thị mini theo mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp sao cho phù hợp; 
  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh quận/huyện (đối với hộ kinh doanh)/Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với doanh nghiệp) và đợi lấy giấy phép.

2. Vốn, chi phí mở siêu thị mini ở nông thôn là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật, không có điều kiện cụ thể về nguồn vốn pháp định đối với kinh doanh, mở siêu thị mini. 

Về cơ bản, chi phí mở siêu thị mini sẽ bao gồm các khoản: chi phí mặt bằng; chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh siêu thị mini; chi phí hàng hóa; chi phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cửa hàng; chi phí thuê nhân viên; chi phí quảng cáo, tiếp thị;... Tùy vào quy mô dự kiến hoạt động trong tương lai, các điều kiện sẵn có cùng khả năng tài chính của từng cửa hàng mà chi phí, vốn mở siêu thị mini sẽ khác nhau.


3. Lệ phí làm giấy phép kinh doanh siêu thị mini

Kế toán Anpha cung cấp dịch vụ cấp giấy phép kinh doanh siêu thị mini với phí dịch vụ 250.000 đồng.

➧ Liên hệ ngay với Anpha theo hotline 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.


4. Mức xử phạt không có giấy vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP và Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, trường hợp siêu thị mini kinh doanh thực phẩm mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc có nhưng đã hết hiệu lực) sẽ chịu mức xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng (ngoại trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP).


5. Cách nộp hồ sơ đăng ký GPKD siêu thị mini

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký GPKD siêu thị mini theo một trong hai hình thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố (mô hình doanh nghiệp) hoặc của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện (mô hình hộ kinh doanh);
  • Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH