Điểm khác biệt của tách khẩu, chuyển khẩu, nhập khẩu là gì?

Khái niệm của tách hộ khẩu, chuyển hộ khẩu và nhập khẩu là gì? Điểm giống và khác nhau giữa tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu. Ví dụ từng trường hợp.

Khái niệm tách khẩu, chuyển khẩu và nhập hộ khẩu

1. Tách khẩu là gì?

Tách khẩu (hay các cách gọi khác là tách hộ khẩu, tách hộ, tách sổ hộ khẩu) là việc một thành viên đang có tên trong sổ hộ khẩu làm thủ tục cắt khẩu (xóa tên trong sổ hộ khẩu cũ) và đăng ký thường trú tại hộ khẩu mới nhưng vẫn sử dụng cùng một địa chỉ.

Như vậy, kết quả của việc tách khẩu là hình thành một hộ khẩu mới tại cùng địa chỉ, đồng thời:

  • Nếu khi tách khẩu chỉ có một người thì người đó sẽ là chủ hộ mới;
  • Nếu nhiều người tách khẩu cùng lúc thì sẽ tự thỏa thuận một người làm chủ hộ.

Ví dụ:

Anh A đang có tên trong hộ khẩu X (tại địa chỉ R). Anh A làm thủ tục xóa tên trong sổ hộ khẩu X và đăng ký sổ hộ khẩu Y cũng tại địa chỉ R. Đây gọi là thủ tục tách khẩu.

2. Chuyển khẩu là gì? 

Chuyển khẩu (chuyển hộ khẩu) là việc một người đang có tên trong sổ hộ khẩu, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang sổ hộ khẩu khác hay được hiểu là việc thay đổi nơi đăng ký thường trú. Trường hợp này sẽ không có sự ra đời của một sổ hộ khẩu mới.

Tuy nhiên từ ngày 01/07/2021, Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thì sổ hộ khẩu đã bị bãi bỏ. Thay vào đó là việc quản lý thông tin cư trú trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. 

Như vậy, thay vì chuyển hộ khẩu như trước đây thì công dân chỉ cần thực hiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

Ví dụ:

B có hộ khẩu thường trú tại TP. HCM, nay B đến Vũng Tàu mua nhà và sinh sống tại đây, theo đó B sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thường trú tại Vũng Tàu. Thủ tục này trong giao tiếp hằng ngày gọi là “chuyển hộ khẩu” đến Vũng Tàu.

3. Nhập hộ khẩu là gì?

Nhập hộ khẩu (hay còn gọi là nhập khẩu, nhập sổ hộ khẩu) hoặc đăng ký thường trú được hiểu là việc chuyển nơi sinh sống đến một địa chỉ mới và đăng ký ghi tên vào hộ khẩu tại địa chỉ mới này. 

Như vậy, kết quả khi nhập hộ khẩu là tên của người đó sẽ được ghi vào sổ hộ khẩu tại địa chỉ mới chuyển đến.

Ví dụ:

C nhập học và thuê trọ nhà D tại TP. HCM, C xin nhập hộ khẩu vào cùng hộ với D thì đây là trường hợp nhập hộ khẩu vào nhà thuê.

>> Tham khảo thêm: Phân biệt tạm trú, lưu trú, cư trú và thường trú.

Phân biệt tách hộ khẩu - chuyển hộ khẩu - nhập hộ khẩu

1. Điểm giống nhau của tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu là gì?

Tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu đều có các điểm chung như sau:

➧ Làm thay đổi thông tin cư trú

Cả 3 đều liên quan đến việc thay đổi thông tin thường trú hoặc điều chỉnh các thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.

➧ Đảm bảo quy định về địa điểm đăng ký thường trú 

Địa chỉ đăng ký thường trú (chuyển khẩu, nhập khẩu) hoặc tách hộ đều phải đảm bảo các quy định của pháp luật. 

Ngoài quy định về địa chỉ thường trú, mọi thủ tục hành chính liên quan đến việc tách khẩu, chuyển khẩu, nhập khẩu đều yêu cầu người dân khai báo trung thực và tiến hành đăng ký theo hướng dẫn, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như đã đề cập ở nội dung trên, hiện nay khái niệm “chuyển hộ khẩu” và “nhập hộ khẩu” chỉ được dùng trong giao tiếp hằng ngày. Bởi sau khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thì thủ tục cắt chuyển khẩu được thay thế bằng thủ tục đăng ký thường trú.

2. Điểm khác biệt của tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu là gì?

Dưới đây Kế toán Anpha sẽ chia sẻ cho bạn những điểm khác biệt của tách hộ khẩu, chuyển hộ khẩu và nhập hộ khẩu.

2.1. Bản chất của tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu

Tách khẩu Đăng ký thường trú
Chuyển khẩu Nhập khẩu
Tạo thêm một sổ hộ khẩu mới, có chủ hộ riêng tại cùng địa chỉ Tên của công dân sẽ được ghi vào sổ hộ khẩu tại địa chỉ mới chuyển đến

2.2. Đối tượng đăng ký tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu

Tách khẩu Đăng ký thường trú
Chuyển khẩu Nhập khẩu
Một hoặc nhiều thành viên trong hộ gia đình muốn tách ra để lập hộ khẩu riêng, nhưng vẫn ở tại địa chỉ cũ Công dân đã có nơi thường trú, nay chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác

2.3. Điều kiện đăng ký tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu

Tách khẩu Đăng ký thường trú
Chuyển khẩu Nhập khẩu
  • Có năng lực hành vi dân sự
  • Phải được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở đồng ý cho tách hộ (*)
  • Địa chỉ thường trú không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020
  • Công dân phải có chỗ ở hợp pháp tại nơi muốn chuyển đến
  • Nếu nơi ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu thì phải có sự đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu (**)

Ghi chú:

(*) Trừ trường hợp vợ chồng đã ly hôn nhưng vẫn được cùng nhau sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

(**) Các trường hợp được đăng ký thường trú (nhập hộ khẩu/chuyển hộ khẩu) gồm:

  • Đăng ký hộ khẩu thường trú về nhà người thân;
  • Đăng ký thường trú về chỗ ở hợp pháp do mượn, thuê và ở nhờ;
  • Đăng ký thường trú tại các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng có công trình phụ trợ là nhà ở;
  • Người đang được chăm sóc, nuôi dưỡng;
  • Đăng ký thường trú trên các phương tiện đối với người sinh sống hoặc làm nghề lưu động.

2.4. Lệ phí đăng ký tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu

Tách khẩu Đăng ký thường trú
Chuyển khẩu Nhập khẩu
  • Nộp trực tiếp: 10.000
  • Nộp online: 5.000
  • Nộp trực tiếp: 20.000
  • Nộp online: 10.000

(Đvt: đồng/người/lần đăng ký)

2.5. Thời hạn hiệu lực đăng ký tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu

Tách khẩu Đăng ký thường trú
Chuyển khẩu Nhập khẩu
5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ và hợp lệ 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ và hợp lệ

Câu hỏi thường gặp về tách khẩu, chuyển khẩu và nhập hộ khẩu

1. Tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu là gì?

➧ Tách khẩu

Là việc một thành viên đang có tên trong sổ hộ khẩu làm thủ tục cắt khẩu (xóa tên trong sổ hộ khẩu cũ) và đăng ký thường trú tại hộ khẩu mới nhưng vẫn sử dụng cùng một địa chỉ.

➧ Chuyển khẩu

Là việc một người đang có tên trong sổ hộ khẩu, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang sổ hộ khẩu khác hay được hiểu là việc thay đổi nơi đăng ký thường trú. Tuy nhiên theo Luật Cư trú 2020, thủ tục chuyển khẩu đã bị bãi bỏ, do vậy khi có nhu cầu chuyển hộ khẩu thì người dân chỉ cần đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

➧ Nhập khẩu

Nhập hộ khẩu hay đăng ký thường trú là việc chuyển nơi sinh sống đến một địa chỉ mới và đăng ký ghi tên vào hộ khẩu tại địa chỉ mới này. 

>> Xem chi tiết: Khái niệm tách khẩu, chuyển khẩu và, nhập hộ khẩu là gì?

2. Điểm giống nhau của tách hộ, chuyển khẩu và nhập khẩu

Thủ tục tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu:

  • Đều liên quan đến việc thay đổi thông tin cư trú của công dân;
  • Đều là các thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Đều yêu cầu người dân khai báo thông tin cư trú trung thực và phải đảm bảo quy định của pháp luật.

>> Xem chi tiết: Điểm giống nhau của tách khẩu, nhập khẩu và chuyển khẩu.

3. Điểm khác biệt của tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu

Tách hộ, chuyển khẩu và nhập khẩu về cơ bản sẽ có 5 điểm khác biệt dưới đây:

  • Bản chất thủ tục;
  • Đối tượng đăng ký;
  • Điều kiện đăng ký;
  • Lệ phí đăng ký;
  • Thời hạn hiệu lực.

>> Xem chi tiết: Điểm khác nhau giữa tách khẩu, chuyển khẩu và nhập khẩu.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH