Có nên nhập khẩu về nhà chồng? Ở nhà chồng mà không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Thủ tục Cắt Hộ Khẩu theo chồng, thủ tục Nhập Khẩu cho vợ online.
1. Không làm thủ tục cắt khẩu về nhà chồng có sao không?
Theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc sống chung với nhau là nghĩa vụ của vợ và chồng. Vì vậy, thông thường sau khi đăng ký kết hôn người vợ sẽ làm thủ tục chuyển khẩu vào gia đình chồng (hoặc ngược lại) để ở cùng nhau.
Tuy nhiên, theo quy định của Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 14 Luật Cư trú 2020 thì 2 vợ chồng có quyền thỏa thuận với nhau để lựa chọn nơi cư trú hợp pháp phù hợp với hoàn cảnh và mong muốn mà không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Do đó, việc chuyển khẩu vào gia đình chồng hay chuyển hộ khẩu về nhà vợ sau khi kết hôn là không bắt buộc. Bạn hoàn toàn có quyền giữ nguyên hộ khẩu của mình hoặc tùy theo sự thống nhất của hai vợ chồng mà quyết định chuyển khẩu về nhà chồng (hay nói cách khác là nhập khẩu về nhà chồng).
Lưu ý:
Theo Luật Cư trú 2020 kể từ ngày 01/07/2021, thủ tục chuyển hộ khẩu (thủ tục nhập khẩu) đã bị bãi bỏ. Do vậy, đối với trường hợp chuyển khẩu theo chồng hoặc nhập hộ khẩu cho chồng theo vợ thì bạn chỉ cần làm thủ tục đăng ký thường trú.
2. Không đăng ký tạm trú khi chuyển đến ở gia đình chồng/vợ có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú 2020, nếu công dân chuyển đến nơi ở khác với nơi đã đăng ký thường trú để sinh sống, học tập, lao động… từ 30 ngày trở lên thì bắt buộc phải đăng ký tạm trú.
Như vậy, nếu bạn chuyển đến sống ở gia đình chồng/vợ từ 30 ngày trở lên mà không làm thủ tục chuyển khẩu thì phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Trong trường hợp, bạn không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú thì mức phạt như sau:
Mức tiền phạt |
Hành vi vi phạm |
Từ 500.000 - 1.000.000 đồng |
Không đăng ký tạm trú |
Từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng |
Không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú khi đã cư trú ở chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký cư trú |
Từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng |
Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định |
Lưu ý:
Thời hạn tạm trú không quá 2 năm. Khi hết thời hạn tạm trú, nếu muốn tiếp tục tạm trú tại gia đình chồng/vợ thì bạn phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
3. Sống ở nhà chồng nhưng làm thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng muộn có bị phạt không?
Trường hợp bạn đã chuyển về nhà chồng sinh sống thì trong vòng 12 tháng, bạn phải tiến hành nhập khẩu hay chuyển hộ khẩu thường trú vào gia đình chồng. Nếu sau thời gian trên, bạn không thực hiện thủ tục chuyển khẩu thì có thể bị xử phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng về tội không tuân thủ quy định về đăng ký thường trú.
Sau khi đăng ký kết hôn, bạn có thể làm thủ tục chuyển khẩu vào gia đình chồng/vợ nếu có sự cho phép của chủ hộ và chủ sở hữu căn nhà đó.
Khi bạn thực hiện chuyển khẩu vào gia đình chồng/vợ thì cơ quan đăng ký cư trú sẽ tự động xóa tên bạn khỏi sổ hộ khẩu cũ và cập nhật thông tin của bạn vào hộ khẩu của gia đình chồng.
Theo thông tin Anpha đề cập nội dung trên, quy trình chuyển khẩu vào gia đình chồng/vợ được thay thế bởi thủ tục đăng ký thường trú.
Bạn có thể thực hiện thủ tục thay đổi thường trú theo hướng dẫn dưới đây.
Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ chuyển hộ khẩu vào nhà chồng/vợ gồm các giấy tờ dưới đây.
Hồ sơ chuyển hộ khẩu vào nhà chồng/vợ gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú có ghi rõ ý kiến về việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của nhà chồng/vợ (trừ khi đã có văn bản đồng ý);
- Giấy chứng nhận kết hôn.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
2. Thủ tục cắt hộ khẩu theo chồng/vợ
Bạn có chuyển hộ khẩu về nhà chồng/vợ theo trình tự các bước như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị bộ hồ sơ chuyển khẩu như trên;
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký cư trú;
- Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận và kiểm duyệt hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ, sau đó thực hiện cập nhật thông tin cư trú của bạn lên hệ thống cơ sở dữ liệu về cư trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ hướng dẫn bạn hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp từ chối chuyển khẩu sẽ gửi văn bản trả lời kèm lý do.
>> Ngoài cách nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan đăng ký cư trú, bạn có thể nộp hồ sơ online qua Cổng dịch vụ công. Tham khảo cách làm thủ tục chuyển khẩu online chi tiết (có hình ảnh minh họa) tại bài viết: Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục chuyển hộ khẩu online - trực tiếp.
Quy định về đăng ký tạm trú, chuyển hộ khẩu về nhà chồng/vợ
1. Đăng ký tạm trú là gì? Chuyển hộ khẩu là gì?
- Đăng ký tạm trú là việc khai báo với cơ quan đăng ký cư trú về nơi ở tạm thời của mình tại một địa chỉ khác với nơi đã đăng ký thường trú;
- Chuyển hộ khẩu thường trú (hay đăng ký nơi thường trú mới) là việc khai báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc thay đổi nơi sinh sống hợp pháp, cố định và lâu dài của mình.
>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa tạm trú, lưu trú, cư trú & thường trú là gì?
2. Cơ quan đăng ký cư trú (đăng ký tạm trú, đăng ký chuyển hộ khẩu về nhà chồng)
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký tạm trú, đăng ký chuyển hộ khẩu thường trú đó là:
- Công an xã/phường/thị trấn;
- Công an huyện/quận/thị xã/thành phố nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
3. Quyền và nghĩa vụ khi đăng ký tạm trú, đăng ký thường trú, chuyển khẩu về nhà chồng/vợ
- Các thành viên trong gia đình như ông bà nội, ông bà ngoại, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu ruột, anh chị em ruột ở cùng 1 chỗ ở hợp pháp thì có thể đăng ký thường trú, tạm trú theo hộ gia đình;
- Những người không thuộc các đối tượng trên có thể đăng ký thường trú, tạm trú vào cùng 1 hộ gia đình nếu đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú tại cùng 1 chỗ ở hợp pháp;
- Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, tạm trú tại cùng 1 chỗ ở hợp pháp;
- Người được thành viên trong gia đình đề cử làm chủ hộ phải có đủ năng lực hành vi dân sự:
- Nếu hộ gia đình không có người có đủ năng lực hành vi dân sự thì chủ hộ là người được các thành viên gia đình đề cử;
- Nếu các thành viên gia đình không đề cử được thì chủ hộ sẽ do Tòa án quyết định;
- Nếu hộ gia đình chỉ có 1 thành viên thì thành viên đó là chủ hộ.
- Chủ hộ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Thực hiện, tạo điều kiện và hướng dẫn các thành viên trong gia đình tuân thủ quy định liên quan đến cư trú theo quy định của pháp luật;
- Thông báo cho cơ quan đăng ký cư trú về việc xóa đăng thường trú, tạm trú nếu có thành viên trong gia đình chết hoặc có quyết định tuyên bố mất tích hoặc đã chết của Tòa án.
- Thành viên trong hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ sau:
- Thống nhất với các thành viên khác đề cử chủ hộ;
- Thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến cư trú.
Các câu hỏi thường gặp về việc chuyển hộ khẩu sau khi kết hôn
1. Lấy chồng nhưng không chuyển hộ khẩu về nhà chồng có được không?
Việc nhập khẩu vào gia đình chồng/vợ sau khi kết hôn là không bắt buộc. Người vợ/chồng hoàn toàn có quyền giữ nguyên hộ khẩu của mình hoặc cắt chuyển khẩu về nhà chồng nếu có nhu cầu và nếu được chủ hộ cho phép.
>> Xem chi tiết: Đăng ký kết hôn xong có cần chuyển hộ khẩu vào gia đình chồng không?
2. Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?
Có. Việc làm giấy khai sinh cho con có thể thực hiện ở UBND cấp xã nơi cha hoặc mẹ cư trú. Do vậy cha mẹ không ở cùng nơi cư trú hay người mẹ không chuyển khẩu vào nhà chồng thì vẫn có thể đăng ký giấy khai sinh cho con.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ làm giấy khai sinh cho con khi mẹ chưa chuyển khẩu.
3. Chuyển về nhà chồng nhưng không đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Có. Nếu trên thực tế bạn đã chuyển về ở gia đình chồng từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng.
>> Xem chi tiết: Mức phạt không đăng ký tạm trú khi chuyển về nhà chồng.
4. Cắt khẩu về nhà chồng cần giấy tờ gì?
Hồ sơ chuyển hộ khẩu vào nhà chồng gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú có ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của nhà chồng/vợ (trừ trường hợp đã văn bản đồng ý);
- Giấy chứng nhận kết hôn.
>> Xem chi tiết: Chuyển khẩu về nhà chồng cần những giấy tờ gì?
5. Có mấy cách làm thủ tục nhập hộ khẩu cho chồng theo vợ, vợ theo chồng?
Có 3 cách làm thủ tục nhập hộ khẩu cho chồng theo vợ, vợ theo chồng bao gồm:
- Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại cơ quan công an cấp xã/huyện nơi cư trú;
- Cách 2: Đăng ký qua cổng dịch vụ công.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu theo chồng/vợ.
6. Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh như thế nào?
3 bước chuyển hộ khẩu về nhà chồng khác tỉnh bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển khẩu;
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký cư trú;
- Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cập nhật thông tin cư trú của bạn lên hệ thống cơ sở dữ liệu về cư trú trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn thủ tục chuyển hộ khẩu theo chồng/vợ.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.