Xem ngay: Tiêu chí, quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử. Danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế phê duyệt 2023
Từ ngày 01/07/2022, 100% doanh nghiệp trên cả nước bắt buộc phải dừng sử dụng hóa đơn giấy và chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo yêu cầu của cơ quan thuế. Tuy nhiên, trên thị trường có quá nhiều tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử, khiến nhiều doanh nghiệp không biết nên lựa chọn nhà cung cấp nào. Trong bài viết này, Anpha sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử và cách lựa chọn nhà cung cấp uy tín.
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là gì?
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (nhà cung cấp hóa đơn điện tử) là đơn vị trung gian giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Tổ chức này có nhiệm vụ cung cấp giải pháp trong việc khởi tạo, kết nối nhận, truyền, nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu của hóa đơn điện tử (bao gồm cả hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được phân thành:
- Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và có mã của cơ quan thuế cho người bán và người mua;
- Tổ chức kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu của hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
>> Xem thêm: Thông tư 78 & Nghị định 123 quy định về hóa đơn điện tử - Mới.
Điều kiện, tiêu chí để trở thành nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là một trong những công cụ hữu hiệu để cơ quan thuế quản lý hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và kịp thời phát hiện tình trạng mua bán hóa đơn, gian lận, trốn thuế… góp phần xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, vững mạnh. Chính vì vậy, mà việc lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải được tiến hành một cách chặt chẽ.
Điều kiện trở thành cung cấp hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 10 Thông tư 78/2021/TT-BTC như sau:
1. Đối với tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử không có mã & có mã của cơ quan thuế
- Phải là tổ chức pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam;
- Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử phải được công khai trên website của tổ chức;
- Có ít nhất 5 nhân sự tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin;
- Có hạ tầng kỹ thuật, hệ thống phần mềm, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu:
- Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định;
- Có giải pháp nhận, truyền dữ liệu hóa đơn điện tử với người sử dụng dịch vụ; giải pháp truyền, nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế. Quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ cho công tác đối soát;
- Có giải pháp để sao lưu, khôi phục và bảo mật dữ liệu của hóa đơn điện tử;
- Có tài liệu kết quả kiểm thử kỹ thuật thành công về giải pháp truyền nhận dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.
2. Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử
- Là tổ chức pháp nhân, có ít nhất 5 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
- Thông tin về dịch vụ hóa đơn điện tử phải được công khai trên website của tổ chức;
- Vốn ký quỹ tại một ngân hàng tại Việt Nam tối thiểu 5 tỷ đồng để giải quyết rủi ro và bồi thường thiệt hại trong quá trình cung cấp dịch vụ;
- Có ít nhất 20 nhân sự tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin;
- Có hạ tầng kỹ thuật, hệ thống phần mềm, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu:
- Cung cấp giải pháp khởi tạo, xử lý, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.
- Có giải pháp kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế;
- Có giải pháp kết nối, nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không có mã & có mã của cơ quan thuế; thông tin quá trình nhận, truyền dữ liệu phải được ghi nhật ký để phục vụ công tác đối soát;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải được vận hành trên môi trường của trung tâm dữ liệu chính và trung tâm dữ liệu dự phòng;
- Hệ thống có thể phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn các truy cập bất hợp pháp, các hình thức tấn mạng để bảo mật dữ liệu;
- Có hệ thống sao lưu, khôi phục dữ liệu trực tuyến, thời gian lưu trữ dữ liệu sao lưu trong vòng 30 ngày và có thể phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra;
- Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3 hoặc kênh tương đương, gồm 1 kênh truyền chính và 2 kênh truyền dự phòng.
>> Xem thêm: Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng.
Danh sách các nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế phê duyệt
Hiện nay có khoảng 800 đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử trên cả nước nhưng chỉ có 26 đơn vị được Tổng cục Thuế phê duyệt và ký hợp đồng chính thức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.
Dưới đây là danh sách nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín được thuế chấp nhận theo Thông tư 78.
Xếp hạng (*) |
Tên tổ chức |
Tên phần mềm
hóa đơn
|
1 |
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) |
S-Invoice |
2 |
Công ty Cổ phần Misa |
MISA eInvoice |
3 |
Công ty Cổ phần BKAV |
Bkav eHoadon |
4 |
Tập Đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) |
VNPT Invoice |
5 |
Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams |
EasyInvoice |
6 |
Công ty TNHH Hóa đơn điện tử M-INVOICE |
M-Invoice |
7 |
Công ty Cổ phần CyberLotus |
CyberBill |
8 |
Công ty Cổ phần Chữ ký số Vina |
Smartsign |
9 |
Công ty TNHH Win Tech Solution |
Wininvoice |
10 |
Công ty TNHH Phát triển công nghệ Thái Sơn |
E-invoice |
11 |
Công ty Cổ phần Công nghệ Tin học EFY Việt Nam |
iHOADON |
12 |
Công ty Cổ phần hóa đơn điện tử New-Invoice |
New-Invoice |
13 |
Công ty Cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm |
CA2-EInvoice |
14 |
Công ty Cổ phần dịch vụ T-VAN HILO |
Hilo invoice |
15 |
Công ty Cổ phần thương mại VISNAM |
VIN-Hoadon |
16 |
Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp |
Fast e-Invoice |
17 |
Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT |
FPT eInvoice |
18 |
Công ty Cổ phần TS24 |
iXHD |
19 |
Tổng công ty viễn thông Mobifone |
MobiFone Invoice |
20 |
Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin Đông Nam Á |
Tax24 E-invoice |
21 |
Công ty Cổ phần Mắt Bão |
MIFI |
22 |
Công ty TNHH PA Việt Nam |
P.A Việt Nam |
23 |
Công ty TNHH NC9 Việt Nam |
AM-Invoice |
24 |
Công ty CP Thiết bị điện - Điện tử Bách Khoa |
Hóa đơn Bách Khoa |
25 |
Công ty TNHH LCS |
LCS–Invoice |
26 |
Công ty Cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam |
VNPAY Invoice |
(*) Danh sách này được sắp xếp theo thứ tự tổ chức có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử từ lớn đến bé tính đến hết ngày 31/08/2021 theo dữ liệu quản lý của cơ quan thuế.
Tiêu chí để bạn lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín
Một phần mềm hóa đơn điện tử tốt cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Phần mềm hoạt động ổn định, truy xuất dữ liệu nhanh;
- Hệ thống lưu trữ chuyên nghiệp, tính bảo mật cao;
- Người dùng có thể dễ dàng thao tác lập, xuất, điều chỉnh, xóa bỏ hóa đơn;
- Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ 24/7, hiểu về nghiệp vụ kế toán, đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh một cách kịp thời, hiệu quả.
- Cài đặt dễ dàng, tương thích, tích hợp với các phần mềm quản lý có sẵn của doanh nghiệp.
Để chọn được nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín, chất lượng dịch vụ tốt và đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp lâu dài, doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 5 tiêu chí sau:
- Lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đã được Tổng cục Thuế chứng thực, phê duyệt;
- Nhà cung cấp hóa đơn điện tử có quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế, công nghệ cao;
- Phần mềm hóa đơn điện tử có lượng khách hàng sử dụng dịch lớn, phổ biến nhất (như: Viettel, Misa, BKAV, EasyInvoice, VNPT…);
- Phần mềm hóa đơn điện tử có khả năng tích hợp với nhiều loại phần mềm của doanh nghiệp (như phần mềm kế toán, bán hàng…) và cho phép doanh nghiệp thống kê, báo cáo, trích xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế một cách nhanh chóng;
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng, nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, nhiệt tình.
----------
Hiện nay, Anpha đang là đối tác cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử của Viettel, Mobiphone và Easyinvoice - 3 nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất, bán chạy top đầu tại Việt Nam. Doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu có thể tham khảo ngay dịch vụ hóa đơn điện tử của Anpha dưới đây:
>> Xem chi tiết: Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel, Easyinvoice, Mobiphone - 2023.
GỌI NGAY
Một số câu hỏi về nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là gì?
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử là đơn vị trung gian giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Tổ chức này có nhiệm vụ cung cấp giải pháp trong việc khởi tạo, kết nối nhận, truyền, nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu của hóa đơn điện tử (bao gồm cả hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
2. Có bao nhiêu tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế phê duyệt?
Tính đến ngày 31/08/2021, cả nước có 26 tổ chức được Tổng cục Thuế phê duyệt và ký hợp đồng chính thức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử.
>> Xem chi tiết: Danh sách 26 nhà cung cấp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế phê duyệt.
3. Phần mềm hóa đơn điện tử tốt cần đáp ứng những điều kiện gì?
Một phần mềm hóa đơn điện tử tốt cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:
- Phần mềm hoạt động ổn định, truy xuất dữ liệu nhanh;
- Hệ thống lưu trữ chuyên nghiệp, tính bảo mật cao;
- Người dùng có thể dễ dàng thao tác lập, xuất, điều chỉnh, xóa bỏ hóa đơn;
- Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ 24/7, hiểu về nghiệp vụ kế toán, đảm bảo giải quyết các vấn đề phát sinh một cách kịp thời, hiệu quả;
- Cài đặt dễ dàng, tương thích, tích hợp với các phần mềm quản lý có sẵn của doanh nghiệp.
4. Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín là gì?
Tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín theo các tiêu chí sau:
- Lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đã được Tổng cục Thuế phê duyệt;
- Nhà cung cấp hóa đơn điện tử có quy mô lớn, có tiềm lực kinh tế, công nghệ cao;
- Phần mềm hóa đơn điện tử có lượng khách hàng sử dụng dịch lớn, phổ biến nhất;
- Có khả năng tích hợp với nhiều loại phần mềm của doanh nghiệp và cho phép doanh nghiệp thống kê, báo cáo, trích xuất dữ liệu ra các chương trình khai thuế một cách nhanh chóng;
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng, nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, nhiệt tình.
5. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có phải ký quỹ tại ngân hàng không?
Nhà cung cấp hóa đơn điện tử cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử phải ký quỹ tối thiểu 5 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam để giải quyết rủi ro và bồi thường thiệt hại trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT