Quy định về thuế GTGT - xuất hóa đơn cho các khoản thu hộ

Cùng Anpha tìm hiểu: Khoản thu hộ là gì? Khoản thu hộ có thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT? Khoản thu hộ có cần phải xuất hóa đơn VAT không?

I. Căn cứ pháp lý

  • Theo Khoản 7, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được bổ sung theo Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 193/2015/TT-BTC);
  • Theo Khoản 4 Điều 78 Thông tư 200/2014/TT-BTC;
  • Theo Công văn 8999/CT-TTHT ngày 23/10/2014.

II. Khoản thu hộ là gì? 

Khoản thu hộ là các khoản thu mà doanh nghiệp được bên thứ ba (có thể là tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân) ủy quyền thay mặt để thu hộ tiền của khách hàng. Theo đó, các khoản thu này:

  • Không được xem là doanh thu của công ty;
  • Không liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp;
  • Là doanh thu của bên thứ ba, doanh nghiệp chỉ đại diện thu hộ. 

Ví dụ: 

Một số khoản thu hộ thường gặp: 

  • Thu hộ tiền điện, tiền nước;
  • Thu hộ phụ thu, phí thu thêm;
  • Thu hộ phí nhà chức trách; 
  • Thu hộ phí vận chuyển; 
  • Thu hộ khoản BHXH, BHYT tự nguyện… 

III. Quy định về thuế GTGT của khoản thu hộ

1. Các khoản thu hộ có được miễn thuế GTGT không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, các khoản thu hộ không liên quan đến việc kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ của công ty, không được xem là doanh thu của doanh nghiệp nên không cần kê khai, nộp thuế GTGT.

Xem chi tiết: 

>> Đối tượng không chịu thuế GTGT;

>> Giảm thuế GTGT theo Nghị định 15

2. Các khoản thu hộ có phải xuất hóa đơn không?

Như đã đề cập ở trên, các khoản thu hộ không phải là doanh thu của doanh nghiệp mà chỉ là khoản thu hộ cho bên thứ ba. Do đó, việc lập hóa đơn GTGT cho các khoản thu hộ là không cần thiết. Đơn vị kinh doanh chỉ cần lập chứng từ thu tiền của khách hàng và chứng từ chi tiền khi trả lại khoản đã thu hộ cho bên thứ ba là được. 

>> Xem chi tiết: Quy định về xuất hóa đơn giá trị gia tăng.

Đồng thời, doanh nghiệp cần tập hợp các chứng từ khác có liên quan kèm theo các khoản thu hộ như là: 

  • Văn bản ủy quyền thu hộ;
  • Hợp đồng thỏa thuận thu hộ; 
  • Bảng kê chi tiết theo từng khoản thu hộ;
  • Hóa đơn GTGT của bên thứ ba liên quan đến khoản thu hộ (nếu có);
  • Biên bản bàn giao chứng từ theo quy định. 

Sau khi hoàn tất hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành đối chiếu và bàn giao lại hồ sơ, chứng từ cho bên thứ ba ủy quyền thu hộ theo hợp đồng.

Ngoài ra, căn cứ theo Công văn 8999/CT-TTHT, nếu công ty X được công ty A ủy quyền thay mặt thu hộ tiền của công ty B. Thế nhưng, khi xuất hóa đơn cho khoản thu hộ, công ty A ghi thông tin của công ty X thay vì thông tin của công ty B thì công ty X phải xử lý như sau:

  • Đề nghị công ty A thu hồi lại hóa đơn đã lập sai và lập lại hóa đơn mới ghi thông tin của công ty B;
  • Nếu công ty A không thu hồi lại hóa đơn đã lập sai thì khi thu tiền của công ty B, công ty X phải lập hóa đơn GTGT cho công ty B theo quy định.

>> Tìm hiểu thêm: Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai.

IV. Các câu hỏi thường gặp về khoản thu hộ

1. Khoản thu hộ là gì?

Khoản thu hộ là những khoản thu mà doanh nghiệp được thay mặt bên thứ ba để thu hộ tiền của khách hàng. Các khoản thu này không được xem là doanh thu của công ty và không liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

2. Các khoản thu hộ có được miễn thuế GTGT không?

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, các khoản thu hộ không liên quan đến việc kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ của công ty, không được xem là doanh thu của doanh nghiệp nên không cần kê khai và nộp thuế GTGT.

3. Các khoản thu hộ có phải xuất hóa đơn không?

Khi doanh nghiệp có phát sinh giao dịch thu hộ cho bên thứ ba thì không cần phải lập hóa đơn GTGT, chỉ cần:

  • Lập chứng từ thu tiền của khách hàng;
  • Lập chứng từ chi tiền khi trả lại khoản đã thu hộ cho bên thứ ba;
  • Nộp các chứng từ liên quan theo hợp đồng nhận thu hộ.

4. Công ty X được ủy quyền thay mặt cho công ty A thu hộ tiền của công ty B. Thế nhưng, công ty A khi xuất hóa đơn cho khoản thu hộ đã ghi thông tin của công ty X thay vì thông tin của công ty B. Vậy lúc này công ty X cần phải làm gì?

Trong trường hợp này, công ty X phải đề nghị công ty A thu hồi lại hóa đơn đã lập sai và lập lại hóa đơn mới ghi theo thông tin của công ty B.

Nếu công ty A không thu hồi lại hóa đơn đã lập sai thì khi thu tiền của công ty B, công ty X phải lập hóa đơn GTGT cho công ty B theo quy định.

Quỳnh Như - Phòng Kế toán Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH