Tại bài viết này, Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết các bước để thành lập nhà xuất bản sách, đăng ký xuất bản hoặc tái xuất bản & chính sách ưu đãi lĩnh vực xuất bản
Thủ tục, hồ sơ thành lập nhà xuất bản
1. Loại hình được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản
Trước khi tiến hành thủ tục xin giấy phép thành lập nhà xuất bản, ngoài việc thỏa các điều kiện thành lập được nêu phần dưới bài viết, bạn còn cần xác định mình có thuộc đối tượng được phép thành lập hay không. Theo đó, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có thể là một trong các đối tượng sau:
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị và xã hội hay các cơ quan nhà nước thuộc cấp trung ương, cấp tỉnh;
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp cấp trung ương trực tiếp sáng tạo tác phẩm, tài liệu khoa học, học thuật;
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp với chủ sở hữu là nhà nước.
2. Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty xuất bản sách, nhà xuất bản
Cơ quan chủ quản nhà xuất bản nếu thuộc đối tượng được cấp phép thì chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị xin giấy phép thành lập nhà xuất bản.
Chi tiết hồ sơ xin giấy phép thành lập nhà xuất bản:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản (mẫu số 01);
- Đề án thành lập và các giấy tờ chứng minh đáp ứng đủ điều kiện ngành nghề.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thời gian xử lý hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ TT&TT sẽ cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Bộ TT&TT phải gửi văn bản thông báo lý do từ chối cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, tối đa 30 ngày làm việc.
TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.
Lưu ý:
Trong vòng 6 tháng, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập nhà xuất bản, bạn phải làm quyết định thành lập nhà xuất bản và hoàn tất các điều kiện của ngành nghề mới có thể hoạt động chính thức. Nếu không, bạn có thể bị thu hồi giấy phép thành lập nhà xuất bản.
3. Thủ tục, hồ sơ đăng ký xuất bản hoặc tái xuất bản
Trước khi xuất bản hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chi tiết hồ sơ đăng ký xuất bản:
- Đơn đăng ký xuất bản kèm danh sách tác phẩm, tài liệu xin xuất bản;
- Văn bản thẩm định nội dung (tùy loại tác phẩm, tài liệu).
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thời gian xử lý hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Bộ TT&TT sẽ gửi văn bản xác nhận đăng ký xuất bản;
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Nhà xuất bản sẽ được thông báo lý do và hướng dẫn điều chỉnh.
Lưu ý:
Hồ sơ đăng ký xuất bản không giới hạn số lượng xuất bản phẩm, tác phẩm, tài liệu.
Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản có giá trị đến hết ngày 31/12 năm xác nhận đăng ký. Do vậy, nhà xuất bản phải ra quyết định xuất bản trước khi văn bản xác nhận hết hiệu lực.
-------
Luật Xuất bản 2012 cũng đề cập đến quyền tác giả. Theo đó, nhà xuất bản chỉ có thể xuất bản hoặc tái xuất bản khi có sự chấp thuận bằng văn bản của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Bạn có thể tham khảo thông tin quyền tác giả tại các bài viết dưới đây:
Dịch vụ đăng ký tác quyền;
Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả.
Để được thành lập nhà xuất bản, doanh nghiệp cần thỏa các điều kiện sau:
1. Điều kiện về nhân sự của nhà xuất bản
- Tối thiểu 5 biên tập viên chính thức có ký hợp đồng lao động;
- Nhân sự phải có đủ tiêu chuẩn khi giữ các vị trí tổng giám đốc, giám đốc, tổng biên tập. Theo đó, tiêu chuẩn của các vị trí được quy định như sau:
➧ Đối với tổng giám đốc, giám đốc công ty xuất bản sách:
+ Là công dân Việt Nam và sống tại Việt Nam;
+ Cá nhân có đạo đức tốt và phẩm chất chính trị;
+ Tối thiểu trình độ đại học;
+ Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm các vị trí như biên tập, quản lý xuất bản/báo chí/cơ quan chủ quản nhà xuất bản.
➧ Đối với tổng biên tập công ty xuất bản sách:
+ Có chứng chỉ hành nghề biên tập;
+ Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm biên tập tại cơ quan báo chí hoặc nhà xuất bản.
2. Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất của trụ sở nhà xuất bản
- Trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng được việc tổ chức xuất bản;
- Diện tích hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc.
3. Điều kiện về vốn điều lệ
- Tối thiểu 5 tỷ đồng để phục vụ hoạt động xuất bản.
4. Điều kiện khác
- Đảm bảo giữ đúng tôn chỉ, mục tiêu, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như đối tượng phục vụ phải phù hợp với nhà xuất bản sách;
- Hoạt động xuất bản phải phù hợp với hoạch định và chính sách phát triển trong lĩnh vực xuất bản của nhà nước.
(Hình ảnh một số nhà xuất bản hiện nay)
Các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản
Hiện nay, nhà nước ban hành khá nhiều chính sách để thúc đẩy, phát triển hoạt động của lĩnh vực xuất bản, chẳng hạn:
- Ưu đãi lãi suất vay vốn ngân hàng;
- Ưu đãi thuế cho các hoạt động xuất bản;
- Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
- Tạo ra nhiều chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội cho lĩnh vực xuất bản;
- Tạo ra nhiều chiến lược để phát triển cơ sở xuất bản thông qua việc phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, truyền hình, phát thanh, quy hoạch vùng và tỉnh;
- Mua bản thảo của những tác phẩm có giá trị mặc dù chưa đúng thời điểm xuất bản hoặc bị hạn chế về đối tượng sử dụng;
- Mua bản quyền của những tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị nhằm mục đích phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;
- Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật để cơ sở xuất bản bản thảo, tác phẩm, tài liệu liên quan đến chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại tại các vùng sâu, vùng xa, các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn…
Mã ngành hoạt động xuất bản
Bạn có thể tham khảo một số mã ngành nghề lĩnh vực xuất bản sách, báo, tạp chí theo bảng sau.
Ngành nghề
|
Mã ngành
|
Xuất bản sách, bao gồm: xuất bản sách trực tuyến, xuất bản sách khác
|
5811
|
Hoạt động xuất bản khác
|
5819
|
Xuất bản báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ
|
5813
|
Bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
|
4761
|
Bán đồ dùng cho gia đình
Chi tiết: Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm
|
4649
|
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập nhà xuất bản
1. Để có thể hoạt động xuất bản cần những thủ tục nào?
Bạn cần tiến hành 4 bước dưới đây để có thể hoạt động xuất bản sách:
- Bước 1: Xin giấy phép thành lập nhà xuất bản;
- Bước 2: Cơ quan chủ quản NXB ra quyết định thành lập;
- Bước 3: Đăng ký xuất bản với Bộ TT&TT;
- Bước 4: NXB ra quyết định xuất bản.
2. Điều kiện xuất bản sách, báo, tạp chí… nói chung là gì?
Để xuất bản sách, báo, tạp chí… nhà xuất bản cần đảm bảo khá nhiều điều kiện về nhân sự, về địa điểm, cơ sở vật chất của trụ sở chính, về vốn điều lệ và một số điều kiện khác về tôn chỉ, mục tiêu, nghĩa vụ…
Bạn có thể tham khảo chi tiết tại nội dung: Điều kiện thành lập nhà xuất bản sách.
3. Hồ sơ thành lập công ty xuất bản sách gồm những gì?
Bộ hồ sơ thành lập nhà xuất bản sách bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản (mẫu số 01);
- Đề án thành lập và các giấy tờ chứng minh đáp ứng đủ điều kiện ngành nghề.
Lưu ý: Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, bạn phải làm quyết định thành lập nhà xuất bản và hoàn tất các điều kiện của ngành nghề mới có thể hoạt động chính thức.
4. Đối tượng nào được phép hoạt động xuất bản?
Trước khi tiến hành thủ tục thành lập nhà xuất bản, bạn cần xác định có thuộc đối tượng được phép thành lập nhà xuất bản hay không, cụ thể các đối tượng như sau:
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị và xã hội hay các cơ quan nhà nước thuộc cấp trung ương, cấp tỉnh;
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoặc các tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp cấp trung ương trực tiếp sáng tạo tác phẩm, tài liệu khoa học, học thuật;
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp với chủ sở hữu là nhà nước.
5. Cần bao nhiêu tiền để có thể hoạt động xuất bản?
Để hoạt động xuất bản, bạn cần đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc), 0903 003 779 (Miền Trung) hoặc 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT