Thủ Tục Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả cho phần mềm máy tính

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính như thế nào? Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm gồm những gì? Hãy cùng Anpha tìm hiểu nhé!

Bản quyền phần mềm là gì?

Bản quyền phần mềm (Software Copyright) là bản quyền cho phép một cá nhân, tổ chức được sử dụng một phần mềm bất kỳ một cách hợp pháp. 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, phần mềm (chương trình máy tính) là một trong các đối tượng được bảo hộ dưới hình thức “bản quyền tác giả”. Các cá nhân, tổ chức tạo ra phần mềm máy tính có thể đăng ký bản quyền tác giả để được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm đã làm ra.

Tại sao cần đăng ký bản quyền phần mềm?

Phần mềm (hay chương trình máy tính) là một sản phẩm trí tuệ có mức độ phức tạp và đòi hỏi tính sáng tạo vô cùng cao của các kỹ sư phần mềm, lập trình viên. Đối với những phần mềm có tính ứng dụng cao như game, phần mềm bán hàng (Shopee, Amazon, Taobao…) hay mạng xã hội (Facebook, Zalo…) có thể mang lại giá trị thương mại rất cao cho chủ sở hữu. 

Tuy nhiên, các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm như mua bán, tự ý sử dụng, sao chép phần mềm mà chưa có bản quyền hợp pháp nào diễn ra ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, mà hầu hết các kỹ sư, doanh nghiệp phát triển phần mềm đều chủ động trong việc đăng ký bản quyền phần mềm để khẳng định quyền sở hữu hợp pháp và ngăn chặn bên thứ 3 xâm phạm, vi phạm bản quyền phần mềm dưới mọi hình thức.

>> Xem thêm: Có nên đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính

Thành phần hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm gồm có:

  1. Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm (mẫu quy định);
  2. 2 bản in code phần mềm (có giáp lai hoặc ký nháy của chủ sở hữu);
  3. 2 đĩa CD chứa nội dung của phần mềm;
  4. Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ đăng ký bản quyền không phải là tác giả;
  5. Văn bản đồng ý của các tác giả cùng sáng tạo phần mềm, nếu phần mềm do nhiều người cùng sáng tạo ra;
  6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của phần mềm thuộc sở hữu chung (nếu có);
  7. Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý (*) của tác giả sáng tạo ra phần mềm máy tính;
  8. Tài liệu liên quan khác tùy theo từng trường hợp.

>> TẢI MẪU: Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả.

(*) Giấy tờ pháp lý của các tác giả/chủ sở hữu được quy định như sau:

  • Tác giả, chủ sở hữu là cá nhân: Bản sao CCCD/CMND hoặc hộ chiếu;
  • Tác giả, chủ sở hữu là tổ chức: Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.

Lưu ý:

Có thể có một hoặc nhiều tác giả đồng sở hữu bản quyền của phần mềm;

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng lao động với tác giả và giao nhiệm vụ sáng tạo ra phần mềm cho tác giả, thì doanh nghiệp là chủ sở hữu của tác phẩm đó.

Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính

Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm

  • Tác giả của phần mềm cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký bản quyền đầy đủ như hướng dẫn ở trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho phần mềm máy tính

Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả phần mềm theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả theo địa chỉ sau:

  • Tại Hà Nội: Nộp tại phòng Thông tin Quyền tác giả -  Số 33 ngõ 294 Kim Mã, quận Ba Đình;
  • Tại TP. HCM: Nộp tại văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả - số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3;
  • Tại Đà Nẵng: Nộp tại văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả - Số 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, trong vòng 15 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả cho phần mềm đối với hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Lưu ý:

Thực tế, thời gian thẩm định hồ sơ và cấp chứng nhận có thể lâu hơn 15 ngày làm việc, tùy theo số lượng hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả.

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính là 600.000 đồng.

>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả và bản quyền logo.

Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả đối với phần mềm

Luật Sở hữu trí tuệ có quy định quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Do đó, thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả cho phần mềm sẽ được tính như sau:

  • Quyền nhân thân của tác giả sáng tạo phần mềm: Vô thời hạn;
  • Quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ: Suốt cuộc đời tác giả và thêm 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời; trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ sẽ được chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng qua đời.

Một số câu hỏi về thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm

1. Có bắt buộc phải đăng ký bản quyền phần mềm không?

Không. Nhưng việc đăng ký bản quyền cho phần mềm là thật sự cần thiết. Phần mềm (hay chương trình máy tính) là một sản phẩm trí tuệ có mức độ phức tạp và đòi hỏi tính sáng tạo vô cùng cao của các kỹ sư phần mềm, lập trình viên. Chính vì vậy, tác giả/chủ sở hữu phần mềm cần đăng ký tác giả để khẳng định quyền sở hữu hợp pháp và ngăn chặn bên thứ 3 xâm phạm, sao chép ý tưởng, nội dung phần mềm dưới mọi hình thức.


2. Phần mềm được bảo hộ dưới hình thức nào?

Phần mềm (hay chương trình máy tính) được bảo hộ dưới hình thức “bản quyền tác giả” (theo quy định tại Khoản 1, Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ).


3. Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm gồm những gì?

Thành phần hồ sơ gồm có: 

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho phần mềm (mẫu quy định); 
  • 2 bản in code phần mềm (có giáp lai hoặc ký nháy của chủ sở hữu); 
  • 2 đĩa CD chứa nội dung của phần mềm; 
  • Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ đăng ký bản quyền không phải là tác giả; 
  • Văn bản đồng ý của các tác giả cùng sáng tạo phần mềm, nếu phần mềm do nhiều người cùng sáng tạo ra; 
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả của phần mềm thuộc sở hữu chung (nếu có); 
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân của tác giả sáng tạo ra phần mềm máy tính.

4. Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm tại Cục Bản quyền tác giả theo địa chỉ:

  • Phòng Thông tin Quyền tác giả -  Số 33 ngõ 294 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
  • Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả - số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM;
  • Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả - Số 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

5. Chi phí đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính là bao nhiêu?

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính là 600.000 đồng.


6. Vi phạm bản quyền phần mềm là gì?

Vi phạm bản quyền phần mềm là hành vi tự mua bán, ý sử dụng, sao chép phần mềm mà chưa có bản quyền hợp pháp nào hoặc chưa có sự chấp thuận của chủ sở hữu/tác giả phần mềm.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH