Tư vấn điều kiện, thủ tục đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản

Mua bán nông - lâm sản có cần điều kiện không? Anpha sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi, kèm theo hồ sơ & thủ tục đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản chi tiết nhất.

Mua bán nông sản, lâm sản có cần đăng ký kinh doanh không?

Cũng như các lĩnh vực khác, khi muốn mua bán (không bao gồm sản xuất) nông sản, lâm sản bạn bắt buộc phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp. 

Tuy nhiên, để đăng ký xin giấy phép kinh doanh hàng nông lâm sản, đầu tiên bạn cần xác định chính xác loại hình thành lập và mô hình kinh doanh nông sản mà mình mong muốn.

1. Loại hình thành lập

Theo đó, loại hình buôn bán nông sản, lâm sản sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, mục đích và quy mô hoạt động dự kiến. Cụ thể:

  • Thành lập công ty, doanh nghiệp đối với tổng đại lý, chuỗi cửa hàng lớn, cửa hàng kinh doanh quy mô lớn, thương nhân mua bán/phân phối…;
  • Thành lập hộ kinh doanh cá thể (HKD) đối với cửa hàng mua bán nhỏ lẻ, tiệm tạp hóa có bán nông sản…

2. Mô hình kinh doanh nông sản, lâm sản

Về cơ bản, việc buôn bán các sản phẩm nông lâm sản có thể được thực hiện qua 2 cách sau:

  • Kinh doanh nông lâm sản hình thức truyền thông: Là mở cửa hàng, đại lý, tạp hóa… và thực hiện mua bán trực tiếp;
  • Kinh doanh nông sản sạch online: Là việc mua bán nông lâm sản trực tuyến, bán hàng online thông qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada… hoặc các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram…

Mã ngành 4620 - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành nghề kinh doanh nông sản, lâm sản có mã ngành cấp 4 là 4620. Hoạt động: Bán buôn nông sản, lâm sản nguyên liệu (ngoại trừ tre, gỗ, nứa) và động vật sống.

Trong đó bao gồm các hoạt động có mã ngành cấp 5 sau đây:

Mã ngành cấp 5

Tên ngành

46201

Bán buôn ngô, thóc và các loại hạt ngũ cốc khác

46202

Bán buôn hoa và cây

46203

Bán buôn động vật sống

46204

Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia cầm, gia súc và thủy sản

46209

Bán buôn nông sản, lâm sản nguyên liệu khác (trừ gỗ, tre, nứa)

 

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xin giấy đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản

Như đã đề cập ở trên, sau khi xác định được mô hình hoạt động mong muốn, bạn có thể tham khảo hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản theo 1 trong 2 cách sau đây:

1. Thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp buôn bán nông sản, lâm sản

Hồ sơ thành lập 

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp hợp lệ gồm:

  1. Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;
  2. Giấy đề nghị cấp phép thành lập doanh nghiệp;
  3. Danh sách cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn (tùy vào loại hình doanh nghiệp);
  4. Giấy ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  5. Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, người được ủy quyền nộp hồ sơ và các thành viên tham gia góp vốn (các giấy tờ không quá 6 tháng).

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập doanh nghiệp buôn bán nông sản lâm sản.

Thủ tục đăng ký 

  • Bạn có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 hình thức: trực tuyến, trực tiếp hoặc thông qua các dịch vụ bưu chính;
  • Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT là cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập doanh nghiệp buôn bán nông sản, lâm sản.

Nhìn chung, thủ tục thành lập doanh nghiệp khá phức tạp và dễ xảy ra sai sót. Vì vậy, để đơn giản hóa quá trình, bạn hãy tham khảo và sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của Kế toán Anpha nhé!

>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký làm giấy phép kinh doanh.

2. Thủ tục, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh buôn bán nông sản, lâm sản

Hồ sơ thành lập

Hồ sơ xin giấy phép thành lập HKD hợp lệ gồm:

  1. Giấy đề nghị thành lập HKD;
  2. Thông tin thành lập: tên HKD, địa chỉ trụ sở, số lao động, vốn...;
  3. Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ và những thành viên trong hộ gia đình tham gia thành lập HKD;
  4. Bản sao biên bản họp về quyết định thành lập HKD trong trường hợp các thành viên của hộ gia đình cùng tham gia thành lập HKD;
  5. Bản sao văn bản ủy quyền của tất cả các thành viên về việc bổ nhiệm 1 thành viên làm chủ HKD;
  6. Hợp đồng thuê địa chỉ đặt trụ sở kinh doanh.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập HKD buôn bán nông sản, lâm sản.

Thủ tục đăng ký 

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ mở HKD nông sản, lâm sản trong vòng 3 - 5 ngày làm việc;
  • Giấy phép thành lập hộ kinh doanh nông sản, lâm sản sẽ được cấp trong thời gian này nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, nếu hồ sơ có sai sót thì cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.

Để giúp bạn nhận giấy phép thành lập nhanh và tiết kiệm hơn, Kế toán Anpha cung cấp dịch vụ xin giấy phép HKD chỉ với chi phí 1.500.000 đồng - 3 ngày hoàn thành thủ tục.

>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký giấy phép Hộ Kinh Doanh Cá Thể - 1.500.000đ.

Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép VSATTP khi kinh doanh nông sản, lâm sản

Sau khi thực hiện thủ tục thành lập công ty/hộ kinh doanh, muốn buôn bán nông sản, lâm sản bạn còn phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Anpha hướng dẫn bạn hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết như sau:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ xin chứng nhận VSATTP khi mua bán nông sản, lâm sản hợp lệ gồm:

  1. Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp/HKD;
  2. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận VSATTP;
  3. Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo VSATTP tại cơ sở kinh doanh.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký VSATTP.

2. Thủ tục cấp chứng nhận VSATTP

Cách nộp hồ sơ xin giấy phép VSATTP

Nộp hồ sơ thông qua 1 trong các hình thức: gửi trực tiếp, email, gửi qua fax, mạng điện tử hoặc gửi theo đường bưu điện.

Lưu ý: Sau khi gửi bằng 1 trong các hình thức trên, bạn phải gửi trực tiếp hồ sơ bản chính đến cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan cấp phép

  • Cơ quan cấp trung ương: các Tổng cục và Cục Quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 
  • Cơ quan cấp địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời gian cấp phép

  • Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu có sai sót sẽ gửi thông báo điều chỉnh;
  • Sau khi có đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp giấy chứng nhận trong vòng 7 ngày làm việc; hoặc trực tiếp đi thẩm tra cơ sở và cấp chứng nhận trong vòng 15 ngày làm việc. Trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận ATTP sẽ có thông báo chính thức bằng văn bản kèm theo lý do rõ ràng.

--------

Tùy vào hình thức, quy mô hoạt động mà thời gian xét duyệt, hồ sơ cùng chi phí xin giấy chứng nhận VSATTP sẽ khác nhau. Trên thực tế, trong một số trường hợp để xin được chứng nhận bạn còn phải tham gia các khóa tập huấn chuyên môn và chuẩn bị rất nhiều giấy tờ phức tạp. Tuy nhiên, dịch vụ làm giấy VSATTP tại Kế toán Anpha sẽ giúp bạn đơn giản hóa toàn bộ quy trình này, cùng với đó là hồ sơ và thời gian xét duyệt cực kỳ nhanh chóng!

>>> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

GỌI NGAY

 

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản

1. Mã ngành đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản là gì?

Mã ngành đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản là 4620 - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.


2. Nên kinh doanh nông sản, lâm sản theo mô hình nào?

Tùy nhu cầu, mục đích và quy mô mà bạn có thể kinh doanh nông sản, lâm sản theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Đối với quy mô kinh doanh lớn: thành lập công ty, doanh nghiệp;
  • Đối với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ: thành lập hộ kinh doanh cá thể (HKD).

3. Chi phí xin giấy phép kinh doanh nông sản, lâm sản theo mô hình doanh nghiệp?

Khi xin giấy phép kinh doanh nông sản, lâm sản theo mô hình doanh nghiệp tại Anpha, bạn chỉ cần thanh toán chi phí trọn gói 1.000.000 đồng (chi phí này đã bao gồm lệ phí nộp nhà nước 750.000 đồng và phí dịch vụ của Anpha là 250.000 đồng).

>> Xem thêm: Dịch vụ làm Giấy phép kinh doanh theo mô hình DN.

4. Chi phí xin giấy phép kinh doanh nông sản, lâm sản theo mô hình HKD?

Dịch vụ xin giấy phép thành lập HKD mua bán nông sản, lâm sản tại Kế toán Anpha có chi phí trọn gói chỉ 1.500.000 đồng.

>> Xem thêm: Dịch vụ xin Giấy phép kinh doanh theo mô hình HKD

5. Thời gian đăng ký kinh doanh nông sản, lâm sản là bao lâu?

Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp và xin giấy phép thành lập HKD mua bán nông sản, lâm sản tại Anpha sẽ giúp bạn hoàn thành toàn bộ thủ tục trong vòng 3 ngày làm việc.


Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

3 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH