
Thang bảng lương là gì? Có bắt buộc xây dựng bảng lương cho doanh nghiệp? Có cần đăng ký thang bảng lương không? Hồ sơ & cách làm thang bảng lương. Tất cả sẽ được Anpha chia sẻ tại bài viết này.
Thang bảng lương là gì?
Bảng lương là bảng tổng hợp số tiền thực tế mà công ty, doanh nghiệp trả cho người lao động, bao gồm các khoản sau: tiền lương cơ bản, tiền thưởng, phụ cấp lương, các khoản tiền trợ cấp khác trong một khoảng thời gian xác định.
Thang lương của doanh nghiệp là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, bậc lương và nhóm lương, được quy định để làm căn cứ trả lương và xét nâng lương định kỳ cho người lao động. Chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý sẽ căn cứ thang lương để trả lương cho người lao động theo đúng mức độ, năng lực và khả năng hoàn thành công việc.
➨ Có thể hiểu đơn giản: Thang bảng lương là căn cứ để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương trả cho người lao động theo công việc hoặc chức danh được ghi trong hợp đồng lao động.
>> Xem thêm: Quy định và nguyên tắc xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp.
Thang bảng lương có cần đăng ký không?
Việc xây hệ thống dựng thang bảng lương đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để: tuyển dụng lao động, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương và trả lương cho người lao động theo công việc hoặc theo chức danh ghi trong hợp đồng lao động;
- Mức lao động phải là mức trung bình nhằm bảo đảm đa số người lao động đều thực hiện được mà không cần thêm thời giờ làm việc bình thường (chẳng hạn như làm việc ngoài giờ, tăng ca), đồng thời trước khi ban hành chính thức phải được áp dụng thử nghiệm;
- Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở (ví dụ như công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp) khi xây dựng thang bảng lương và định mức lao động;
- Doanh nghiệp phải công bố, niêm yết công khai thang bảng lương và mức lao động tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
➨ Như vậy, doanh nghiệp phải tự xây dựng thang bảng lương nhưng không phải đăng ký thang bảng lương với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (trước đây chỉ những doanh nghiệp có dưới 10 lao động mới được miễn thủ tục đăng ký thang bảng lương).
>> Xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký thang bảng lương lần đầu cho doanh nghiệp
Hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ các quy định và nguyên tắc xây dựng thang bảng lương được quy định tại Bộ luật Lao động.
Việc xây dựng thang bảng lương phải được thực hiện ngay sau khi thành lập doanh nghiệp và phải phổ biến cho người lao động trước khi chính thức áp dụng. Mặt khác, khi có sự thay đổi về mức lương thì doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh, thiết kế lại thang bảng lương cho phù hợp và phải cho người lao động biết về sự thay đổi này.
1. Hồ sơ đăng ký thang bảng lương doanh nghiệp
Hồ sơ xây dựng thang bảng lương doanh nghiệp cần chuẩn bị và lưu tại nội bộ gồm có:
- Hệ thống thang bảng lương;
- Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương;
- Biên bản tham khảo ý kiến của đại diện người lao động (áp dụng đối với doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động);
- Bảng quy định tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ;
- Quy chế tiền lương, thưởng và tiền phụ cấp.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký thang bảng lương cho doanh nghiệp.
2. Quy trình đăng ký thang bảng lương cho doanh nghiệp
Thủ tục xây dựng thang bảng lương tại doanh nghiệp được thực hiện như sau:
- Bước 1: Xây dựng quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp;
- Bước 2: Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương, định mức công việc cho từng vị trí;
- Bước 3: Doanh nghiệp ra quyết định về việc ban hành hệ thống thang bảng lương;
- Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến của công đoàn hoặc tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp (nếu có);
- Bước 5: Thông báo công khai cho người lao động về thang bảng lương.
Xem thêm:
>> Cách xây dựng thang bảng lương - Mẫu thang bảng lương;
>> Mẫu quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương;
>> Quy định và cách xây dựng quỹ lương.
Lưu ý về mức lương tối thiểu khi xây dựng thang lương, bảng lương
Khi thiết kế thang bảng lương, doanh nghiệp cần lưu ý mức lương thấp nhất của từng công việc/chức danh trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định.
Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu theo tháng và mức lương tối thiểu theo giờ của người lao động được quy định theo vùng như sau:
Vùng
|
Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng)
|
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
|
Vùng I
|
4.960.000
|
23.800
|
Vùng II
|
4.410.000
|
21.200
|
Vùng III
|
3.860.000
|
18.600
|
Vùng IV
|
3.450.000
|
16.600
|
>> Có thể bạn cần: Mức lương tối thiểu vùng - Mới nhất.
Mức phạt đối với doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương
Căn cứ Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
- Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
- Không áp dụng thử nghiệm mức lao động trước khi chính thức ban hành;
- Không công bố công khai thang lương, bảng lương, mức lao động và quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi áp dụng;
- Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) khi xây dựng thang bảng lương, định mức lao động và quy chế thưởng.
Mặt khác, theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
➨ Như vậy, doanh nghiệp bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu vi phạm một trong các hành vi dưới đây:
- Không xây dựng thang bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
- Không công khai thang bảng lương tại nơi làm việc;
- Không lấy ý kiến của tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp (nếu có).
---------------
Bạn mới thành lập doanh nghiệp và đang cần thuê dịch vụ kế toán chuyên nghiệp để hỗ trợ việc xây dựng thang bảng lương, quy chế tiền lương, tiền thưởng với chi phí ưu đãi thì Anpha chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Với phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 500.000 đồng/tháng, Anpha sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả việc sau:
- Xây dựng quy chế tiền lương, thưởng và phụ cấp;
- Xây dựng hệ thống thang bảng lương phù hợp với thực tế doanh nghiệp;
- Soạn thảo hợp đồng lao động phù hợp với vị trí tuyển dụng;
- Làm bảng lương, phiếu lương, bảng chấm công…;
- Xử lý các vấn đề liên quan mã số thuế người lao động gồm: đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký người phụ thuộc, xuất chứng từ khấu trừ thuế TNCN...;
- Xử lý thủ tục BHXH bao gồm: đăng ký mã đơn vị, báo tăng/giảm lao động, chốt sổ BHXH, làm thủ tục hưởng chế độ BHXH cho người lao động, theo dõi công nợ thông báo số tiền BHXH doanh nghiệp cần đóng.
Xem chi tiết:
>> Dịch vụ kế toán tiền lương - Trọn gói từ 1.500.000 đồng;
>> Dịch vụ kế toán nội bộ doanh nghiệp - Trọn gói từ 1.000.000 đồng.
GỌI NGAY
Gọi cho chúng tôi theo số 0901 042 555 (Miền Bắc) - 0939 356 866 (Miền Trung) - 0902 602 345 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT