Điều kiện thành lập công ty chế biến thủy hải sản. Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh ngành thủy hải sản & xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, ISO 22000.
Theo thông tin Cục Thủy sản thống kê, lũy kế tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt hơn 9 triệu tấn. Sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.862,6 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 5.163,7 nghìn tấn, trong đó sản lượng cá tra đạt 1.607,9 nghìn tấn, sản lượng tôm đạt 1080,6 nghìn tấn.
Qua thông tin trên, bạn có thể thấy ngành chế biến thủy sản nói chung ở Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh. Việc mở công ty sản xuất, chế biến thủy hải sản được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư. Tuy nhiên, điều kiện và giấy phép cần chuẩn bị để thành lập công ty thủy hải sản là gì? Bạn tham khảo bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé.
Kinh doanh thủy hải sản có cần xin giấy phép đăng ký kinh doanh không?
Câu trả lời là có. Khi tham gia hoạt động kinh doanh chế biến thủy sản, hải sản bạn cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh để xác định tính pháp lý của cơ sở hoạt động kinh doanh, đây cũng là điều kiện tiên quyết để việc kinh doanh thủy hải sản được xem là hợp pháp..
Nếu kinh doanh thủy hải sản theo mô hình doanh nghiệp mà không xin giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 100 triệu theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Điều kiện giấy tờ pháp lý khi thành lập công ty chế biến thủy hải sản
Căn cứ theo Luật An toàn thực phẩm 2010 việc thành lập công ty chế biến thủy hải sản là ngành nghề có điều kiện. Vì vậy để có thể hoạt động trong lĩnh vực thủy hải sản, doanh nghiệp cần đáp ứng các giấy tờ cần thiết dưới đây.
- Giấy chứng nhận đăng kinh doanh;
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
|
Ngoài 2 loại giấy tờ kể trên, tùy vào chi tiết phạm vi hoạt động mà bạn có thể cần bổ sung một số giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận ISO 22000;
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP);
- Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS);
- Thực hành sản xuất tốt (GMP);
- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC);
- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000).
>> Tham khảo thêm: Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Để tiến hành mở công ty chế biến thủy hải sản thực hiện theo Luật Doanh nghiệp 2020, đầu tiên bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay có những loại hình doanh nghiệp thường gặp như: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Và dù bạn chọn lựa loại hình thành lập nào thì về cơ bản, bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng không có nhiều điểm khác biệt.
1. Thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh chế biến thủy hải sản
➨ Chuẩn bị và soạn bộ hồ sơ đăng kinh doanh (thành lập công ty)
Chi tiết hồ sơ công ty chế biến thủy hải sản gồm:
- Điều lệ doanh nghiệp kinh doanh chế biến thủy hải sản;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập mô hình doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên (công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông đồng sáng lập (công ty cổ phần);
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên và người ủy quyền nộp hồ sơ (Bản sao có công chứng không quá 6 tháng).
TẢI MIỄN PHÍ:
>> Hồ sơ thành lập công ty hợp danh;
>> Hồ sơ thành lập công ty TNHH;
>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
➨ Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Chủ đầu tư mở công ty chế biến thủy sản, hải sản có thể nộp hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh bằng 1 trong 3 cách:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở công ty;
- Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia;
- Nộp qua bưu điện VNPost.
Lưu ý:
Hiện nay, tại các tỉnh thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương… khuyến khích doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng hình thức online. Tùy vào từng tỉnh thành mà trang dịch vụ công dùng để nộp đơn đăng ký kinh doanh online sẽ khác nhau, chẳng hạn:
➨ Thời gian nhận giấy phép đăng ký kinh doanh
Khoảng từ 3 - 5 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Sở KH&ĐT xét duyệt sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, hoặc ra thông báo văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
--------
Doanh nghiệp tham khảo ngay dịch vụ thành lập công ty, Anpha sẽ thay bạn hoàn tất các thủ tục mở công ty chế biến thủy hải sản từ 3 ngày làm việc.
>> Dịch vụ thành lập công ty trọn gói - chỉ 250.000 đồng.
2. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP cơ sở kinh doanh chế biến thủy hải sản phải đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, chủ đầu tư cần đăng ký xin giấy phép VSATTP thì mới hoạt động kinh doanh không bị cơ quan kiểm tra xử phạt hành chính.
➨ Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép VSATTP
Chi tiết hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chế biến thủy hải sản gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
- Đơn đề nghị xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo VSATTP;
- Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về VSATTP;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe hoạt động kinh doanh sản xuất (chủ doanh nghiệp, thành viên trực tiếp làm việc) cấp huyện trở lên.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm.
➨ Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Bạn có thể nộp hồ sơ bằng theo 1 trong 3 cách là nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp online cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là với hình thức nộp hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm online, bạn vẫn phải nộp bổ sung hồ sơ giấy.
➨ Thời gian nhận giấy vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong vòng 15 ngày làm việc (tính từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ) cơ quan sẽ cử người kiểm tra cơ sở để xác nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở đủ điều kiện VSATTP;
- Hoặc ra thông báo văn bản nêu rõ lý do cơ sở chưa đủ điều kiện VSATTP.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong 3 năm.
Trước 6 tháng tính đến ngày giấy VSATTP hết hạn thì tổ chức, doanh nghiệp phải nộp lại hồ sơ xin cấp giấy phép VSATTP.
--------
Để tối ưu thời gian và hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký giấy phép VSATTP, Anpha có dịch vụ xin chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm trọn gói từ 12.000.000 đồng.
Bạn chỉ cần cung cấp 3 thông tin cơ bản:
- Bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh;
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh;
- Bản sao giấy chứng nhận sức khỏe của chủ doanh nghiệp, các thành viên trực tiếp làm việc tại cơ sở chế biến thủy hải sản.
GỌI NGAY
3. Thủ tục xin cấp chứng chỉ ISO 22000
Nếu bạn có dự định xuất khẩu thủy sản, hải sản sang thị trường nước ngoài thì giấy chứng nhận ISO 22000 là một trong những điều kiện pháp lý bắt buộc.
Thủ tục xin cấp ISO 22000 có phần khác biệt so với các loại giấy phép kể trên, bởi bạn sẽ phải trải qua khá nhiều giai đoạn đánh giá, từ việc đánh giá hệ thống tài liệu sẵn có của công ty chế biến thủy hải sản, cho đến việc đánh giá thực tế tại nhà xưởng, nơi sản xuất…
Vậy nên, để đơn giản hóa mọi thủ tục làm chứng nhận ISO 22000, bạn có thể cân nhắc chọn lựa dịch vụ cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn ISO 22000 tại Kế toán Anpha.
- Trọn gói chỉ từ 16.000.000 đồng;
- Thời gian hoàn thành thủ tục đánh giá từ 7 ngày làm việc.
>> Xem ngay: Dịch vụ xin giấy chứng nhận ISO 22000.
Điều kiện thành lập công ty chế biến thủy hải sản
Công ty chế biến thủy hải sản cần đảm bảo các điều kiện đặc thù về ngành chế biến thủy sản như là:
- Xác định địa điểm cơ sở chế biến thủy hải sản;
- Nguồn nước phải đạt chuẩn kinh doanh thực phẩm;
- Trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, dụng cụ dùng trong cơ sở chế biến thủy sản;
- Nguồn thủy sản, hải sản phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
- Giấy xác nhận tập huấn về an toàn thực phẩm của chủ doanh nghiệp cấp cho nhân viên.
Ngoài ra, công ty chế biến thủy hải sản còn phải có trách nhiệm:
- Đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp khi tiến hành mở công ty chế biến thủy sản;
- Đặt tên công ty theo đúng quy định pháp luật;
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về chủ thể doanh nghiệp;
- Đăng ký đúng và đủ ngành nghề kinh doanh.
>> Xem chi tiết: Điều kiện thành lập công ty chế biến thủy hải sản.
Mã ngành 1020 hoạt động chế biến thủy hải sản
Căn cứ theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mã ngành kinh doanh chế biến thủy hải sản như sau:
Mã ngành 1020 chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản |
Mã ngành 10201 |
Chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh |
Mã ngành 10202 |
Chế biến và bảo quản thủy sản khô |
Mã ngành 10203 |
Chế biến và bảo quản nước mắm |
Mã ngành 10209 |
Chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản |
>> Xem thêm: Quy định mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, chủ đầu tư công ty chế biến thủy, hải sản có thể tham khảo thêm các mã trong các trường hợp sau:
- Mã ngành 1010 (chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt) đối với các cơ sở chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng;
- Mã ngành 10401 (sản xuất dầu, mỡ động vật) đối với cơ sở sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản;
- Mã ngành 10752 (sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản) đối với cơ sở sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản;
- Mã ngành 10790 (sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu) đối với cơ sở sản xuất súp cá.
Câu hỏi liên quan thủ tục mở công ty chế biến thủy hải sản
1. Kinh doanh thủy hải sản có cần xin giấy phép đăng ký kinh doanh không?
Câu trả lời là có. Bạn buộc đăng ký kinh doanh (thủ tục thành lập công ty) với ngành nghề liên quan hoạt động chế biến thủy hải sản. Ngoài ra, bạn còn phải xin thêm các loại giấy phép con (giấy phép đủ điều kiện hoạt động ngành nghề) như là giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc giấy chứng nhận ISO 22000.
>> Xem chi tiết: Cách đăng ký kinh doanh chế biến thủy hải sản.
2. Hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh chế biến thủy hải sản?
Chi tiết hồ sơ công ty chế biến thủy hải sản gồm: điều lệ doanh nghiệp kinh doanh chế biến thủy hải sản, giấy đề nghị đăng ký thành lập mô hình doanh nghiệp, danh sách thành viên (công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên) hoặc danh sách cổ đông đồng sáng lập (công ty cổ phần), giấy ủy quyền (nếu có);CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên và người ủy quyền nộp hồ sơ (Bản sao có công chứng không quá 6 tháng).
Tham khảo chi tiết và tải mẫu hồ sơ thành lập công ty chế biến thủy hải sản tại đường link sau nhé:
>> Hướng dẫn hồ sơ và thủ tục mở công ty chế biến thủy hải sản.
3. Thời gian nhận giấy phép đăng ký kinh doanh là bao lâu?.
Khoảng từ 3 - 5 ngày làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho hồ sơ hợp lệ đáp ứng đầy đủ thông tin, điều kiện thành lập công ty.
4. Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm (VSATTP) gồm những gì?
Hồ sơ gồm có:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng);
- Đơn đề nghị xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo VSATTP;
- Giấy xác nhận đã tập huấn kiến thức về VSATTP;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe hoạt động kinh doanh sản xuất (chủ doanh nghiệp, thành viên trực tiếp làm việc) cấp huyện trở lên.
5. Cơ quan nào cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho công ty kinh doanh chế biến thủy hải sản.
6. Phí dịch vụ thành lập công công ty chế biến thủy hải sản của Anpha
Anpha hiện có 2 gói dịch vụ thành lập công ty chế biến thủy hải sản, bạn có thể tham khảo dưới đây:
>> Dịch vụ thành lập công ty trọn gói - chỉ 250.000 đồng.
>> Dịch vụ thành lập công ty nhanh - 24h xong GPKD & con dấu công ty.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.