Giấy Phép Quảng Cáo là gì? Thủ tục xin giấy phép quảng cáo

Tìm hiểu: Giấy phép quảng cáo là gì? Điều kiện, thủ tục xin giấy phép quảng cáo. Các trường hợp cần xin giấy phép quảng cáo & hình thức quảng cáo hiện nay.

Giữa thương trường rộng lớn nhiều sự cạnh tranh và đa dạng hàng hóa, vậy nên muốn mở rộng thị trường, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi đó, quảng cáo là phương tiện để đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần với người tiêu dùng hơn. 

Bài viết dưới đây của Kế toán Anpha sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin liên quan về giấy phép quảng cáo và thủ tục xin giấy phép quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ.

Quảng cáo là gì? Giấy phép quảng cáo là gì?

➨ Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm mục đích giới thiệu đến mọi người về sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có mục đích sinh lợi hoặc không sinh lợi. Trong đó, người muốn quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ phải trả tiền cho các bên cung cấp phương tiện, sau đó các phương tiện này sẽ truyền thông tin đến người tiêu dùng và người sử dụng dịch vụ.

Một số phương tiện quảng cáo phổ biến là quảng cáo Adwords, quảng cáo SEO, quảng cáo Facebook hay quảng cáo Youtube… đây cũng là những nền tảng truyền tải thông tin lớn nhất hiện nay.

➨ Giấy phép quảng cáo là gì?

Giấy phép quảng cáo là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo. Trong đó, giấy phép quảng cáo thể hiện sự hợp pháp của hoạt động quảng cáo và nội dung quảng cáo cụ thể cho từng sản phẩm/dịch vụ của nhà sản xuất, phân phối, cung ứng.

Các hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay

Các cá nhân, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong các phương tiện dưới đây để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình:

  • Trên báo chí, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác;
  • Trên các sản phẩm in, thiết bị công nghệ;
  • Bảng quảng cáo, băng rôn, màn hình, hộp đèn, biển hiệu;
  • Trong chương trình văn hóa, thể thao, hội thảo, triển lãm, sự kiện;
  • Đoàn người thực hiện việc quảng cáo;
  • Loa phóng thanh.

Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo

Việc xin giấy phép quảng cáo là thủ tục bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân có ý định xây dựng và triển khai hoạt động quảng cáo của một số sản phẩm/dịch vụ cụ thể như sau:

  1. Thuốc;
  2. Mỹ phẩm;
  3. Hóa chất và các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn;
  4. Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác dành cho trẻ;
  5. Thực phẩm, chất phụ gia;
  6. Dịch vụ khám chữa bệnh;
  7. Trang thiết bị y tế;
  8. Vật tư và thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật;
  9. Thuốc và vật tư ngành thú y;
  10. Phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trong lĩnh vực trồng trọt, thức ăn chăn nuôi.

Điều kiện cấp giấy phép quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ

  • Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu thực hiện quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa/dịch vụ;
  • Phải có các tài liệu chứng minh về việc hợp quy chuẩn của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo luật định khi quảng cáo cho các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ;
  • Khi quảng cáo tài sản được pháp luật quy định rằng tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải cung cấp được giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản đó.

Quy trình, thủ tục xin giấy phép quảng cáo

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép quảng cáo

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đối với sản phẩm, dịch vụ gồm các giấy tờ sau:

  1. Đơn đề nghị xin phép quảng cáo;
  2. Bản sao giấy đăng ký và bản công bố sản phẩm;
  3. Mẫu nhãn sản phẩm;
  4. Kịch bản và nội dung dự kiến quảng cáo ghi sẵn trong đĩa hình, đĩa âm thanh (trường hợp quảng cáo trên báo nói, báo hình) hoặc phải có ma két (mẫu nội dung) đối với việc quảng cáo trên các phương tiện khác;
  5. Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm có trong bản công bố sản phẩm phải có tài liệu khoa học chứng minh.

>> Tìm hiểu thêm: Xin bản công bố sản phẩm, hàng hóa.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có cơ quan chức năng khác nhau chịu trách nhiệm quản lý riêng. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép quảng cáo được quy định cụ thể như sau:

  • Cục Quản lý Dược: cấp phép quảng cáo nội dung về thuốc;
  • Cục An toàn thực phẩm: cấp phép quảng cáo những nội dung về sữa và dinh dưỡng cho trẻ;
  • Cục Quản lý khám, chữa bệnh: xem xét hồ sơ xin cấp phép của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động;
  • Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền: cấp phép quảng cáo của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động;
  • Cục Quản lý môi trường Y tế: chịu trách nhiệm cấp phép quảng cáo về hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong lĩnh vực gia dụng, y tế;
  • Cục Quản lý Trang thiết bị và Công trình Y tế: cấp phép quảng cáo trang thiết bị y tế.

➨ Bước 3: Giải quyết hồ sơ và thông báo kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép quảng cáo của doanh nghiệp, trong vòng 5 - 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả. Trường hợp không đồng ý hoặc yêu cầu điều chỉnh, cơ quan sẽ nêu lý do trong văn bản.

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty quảng cáo.

Tại sao cần xin giấy phép quảng cáo?

Có 3 lý do bạn phải xin giấy phép quảng cáo:

  • Một là, giấy phép quảng cáo là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh nếu xét thấy việc cung cấp dịch vụ quảng cáo không đúng luật định; 
  • Hai là, ngày nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trên thị trường nên việc tìm và lựa chọn đơn vị phù hợp, uy tín cũng là một vấn đề khó. Chính vì thế, việc được cấp giấy phép quảng cáo sẽ giúp nội dung quảng cáo cũng như đơn vị cung cấp quảng cáo có được sự tin tưởng của người tiêu dùng;
  • Ba là, giúp cho các công ty quảng cáo tránh được rủi ro trong việc kiểm duyệt, tra soát chứng từ pháp lý của cơ quan nhà nước.

Một số câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép quảng cáo

1. Có những loại hình thức quảng cáo nào?

Có nhiều hình thức quảng cáo, cụ thể như:

  • Trên báo chí, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác;
  • Trên các sản phẩm in, thiết bị công nghệ;
  • Bảng quảng cáo, băng rôn, màn hình, hộp đèn, biển hiệu;
  • Loa phóng thanh;
  • Trong chương trình văn hóa, thể thao, hội thảo, triển lãm, sự kiện;
  • Đoàn người thực hiện việc cáo.

2. Giấy phép quảng cáo là gì?

Giấy phép quảng cáo là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ quảng cáo. Trong đó, giấy phép quảng cáo thể hiện sự hợp pháp của hoạt động quảng cáo và nội dung quảng cáo cụ thể cho từng sản phẩm/dịch vụ của nhà sản xuất, phân phối, cung ứng.

3. Điều kiện xin giấy phép quảng cáo là gì?

Doanh nghiệp muốn xin giấy phép quảng cáo sản phẩm, dịch vụ cần đáp ứng các điều kiện sau:

4. Xin giấy phép quảng cáo sản phẩm, dịch vụ ở đâu?

Tùy vào loại sản phẩm, dịch vụ cần quảng cáo mà bạn có thể xin cấp giấy phép tại Cục Quản lý Dược, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Quản lý Trang thiết bị và Công trình Y tế.

>> Xem chi tiết: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo.

5. Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ nào cần phải có giấy phép?

Cá nhân, tổ chức muốn quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng thì phải có giấy phép quảng cáo. Cụ thể như sau:

  1. Quảng cáo thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, chất phụ gia
  2. Hóa chất và các chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn;
  3. Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng khác dành cho trẻ;
  4. Dịch vụ khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế;
  5. Vật tư và thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, thuốc và vật tư ngành thú y;
  6. Phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trong lĩnh vực trồng trọt, thức ăn chăn nuôi.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH