Hướng dẫn cách tra cứu hồ sơ công bố sản phẩm, cách tra cứu giấy công bố sản phẩm (có hình ảnh). Quy định về đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm.
Đăng ký công bố sản phẩm là gì?
Đăng ký công bố sản phẩm (hay còn được gọi là đăng ký bản công bố sản phẩm) là thủ tục mà cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận sản phẩm này phù hợp với các quy chuẩn, quy định của pháp luật và được phép sản xuất, kinh doanh trên thị trường.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi thẩm định, những hồ sơ hợp lệ sẽ được công bố, đăng tải trên trang website của Cục An toàn thực phẩm.
Do đó, nếu cá nhân, tổ chức muốn tra cứu hồ sơ công bố sản phẩm, giấy công bố sản phẩm (hay còn được gọi là giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm) thì có thể tiến hành tra cứu trên trang web này.
Các bước tra cứu hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm cụ thể như sau:
➧ Bước 1: Truy cập vào website của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế;
➧ Bước 2: Tại trang chủ, bạn nhấn chọn mục “Tra cứu” → Chọn “Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm”;
➧ Bước 3: Tiến hành nhập các thông tin bao gồm: tên doanh nghiệp, tên sản phẩm. Sau cùng chọn “Tìm kiếm”;
➧ Bước 4: Nhận kết quả tra cứu.
Sau khi hoàn thành bước 3, hệ thống sẽ hiển thị kết quả, bao gồm: tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, địa chỉ, nhóm sản phẩm, ngày công bố, mã hồ sơ, số tiếp nhận và đính kèm giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Trường hợp bạn đăng ký hồ sơ tự công bố sản phẩm chứ không phải hồ sơ công bố sản phẩm thì có thể tiến hành tra cứu trên các trang website điện tử của từng địa phương, chẳng hạn:
- Tại Hà Nội: Cổng thông tin điện tử Sở Công thương Hà Nội;
- Tại Đà Nẵng: Ban quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng;
- Tại TP.HCM: Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
>> Tham khảo chi tiết: Tra cứu tự công bố sản phẩm - có hình ảnh minh họa.
Nếu bạn đang bắt đầu kinh doanh sản phẩm thực phẩm nhưng lại chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục công bố như thế nào cho phù hợp, đúng với quy định để quá trình công bố diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ thì có thể tham khảo dịch vụ công bố sản phẩm và một số dịch vụ xin cấp giấy phép có liên quan của Anpha sau đây:
- Dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm - trọn gói 1.000.000 đồng;
- Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận GMP - từ 20 ngày xong;
- Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do - chỉ 6.000.000 đồng;
- Dịch vụ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm - từ 15 ngày làm việc.
Tham khảo chi tiết:
>> Dịch vụ công bố sản phẩm;
>> Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận GMP;
>> Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;
>> Làm giấy phép VSATTP trọn gói.
GỌI NGAY
Quy định về đăng ký công bố chất lượng sản phẩm
1. Quy định về công bố sản phẩm, đăng ký công bố sản phẩm
Căn cứ Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm phải đăng ký công bố sản phẩm đối với các trường hợp bắt buộc phải đăng ký công bố trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, nếu cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký công bố nhưng không đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc không có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thì sẽ bị xử phạt theo quy định.
>> Xem thêm tại: Đăng ký bản công bố sản phẩm - quy định xử phạt.
2. Các trường hợp bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm
Cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuộc 1 trong các nhóm sản phẩm dưới đây, bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
- Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Nhóm thực phẩm dinh dưỡng dành cho y học;
- Nhóm thực phẩm dành cho các chế độ ăn riêng biệt;
- Nhóm sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ (áp dụng với trẻ đến 36 tháng tuổi);
- Nhóm phụ gia thực phẩm:
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới;
- Phụ gia thực phẩm không nằm trong danh sách phụ gia được Bộ Y tế quy định cho phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng.
Trên đây là quy định về các trường bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về hồ sơ, thủ tục, nơi tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm hay tự công bố sản phẩm thì có thể tham khảo các bài viết sau đây.
Xem chi tiết và tải mẫu miễn phí:
>> Thủ tục công bố sản phẩm;
>> Thủ tục tự công bố sản phẩm.
Câu hỏi thường gặp về công bố sản phẩm, tra cứu công bố sản phẩm
1. Đăng ký công bố sản phẩm là gì?
Đăng ký công bố sản phẩm (hay còn được gọi là đăng ký bản công bố chất lượng sản phẩm) là thủ tục mà cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm gửi hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Những sản phẩm nào phải tiến hành đăng ký công bố chất lượng sản phẩm?
Cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc 1 trong các nhóm sản phẩm dưới đây, bắt buộc phải thực hiện đăng ký công bố sản phẩm:
- Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Nhóm thực phẩm dinh dưỡng dành cho y học;
- Nhóm thực phẩm dành cho các chế độ ăn riêng biệt;
- Nhóm sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ (áp dụng với trẻ đến 36 tháng tuổi);
- Nhóm phụ gia thực phẩm:
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới;
- Phụ gia thực phẩm không nằm trong danh sách phụ gia được Bộ Y tế quy định cho phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng.
3. Tra cứu hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, giấy công bố sản phẩm gồm mấy bước?
Để tra cứu công bố chất lượng sản phẩm, giấy công bố sản phẩm, bạn thực hiện theo 4 bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào website của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế;
- Bước 2: Tại trang chủ, bạn nhấn chọn mục “Tra cứu”, sau đó chọn “Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm”;
- Bước 3: Tiến hành nhập các thông tin bao gồm: tên doanh nghiệp, tên sản phẩm theo yêu cầu. Sau cùng chọn “Tìm kiếm”;
- Bước 4: Nhận kết quả tra cứu.
>> Xem chi tiết: Tra cứu hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm - hình minh họa chi tiết.
4. Có thể tiến hành tra cứu hồ sơ tự công bố sản phẩm ở đâu?
Bạn có thể tra cứu hồ sơ tự công bố sản phẩm tại trang thông tin điện tử của cơ quan chức năng thuộc tỉnh/thành phố nơi nộp hồ sơ.
Ví dụ:
- Tại Hà Nội: Tra cứu tại Cổng thông tin điện tử Sở Công thương Hà Nội;
- Tại TP.HCM: Tra cứu tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh;
- Tại Đà Nẵng: Tra cứu tại Ban quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng.
>> Xem chi tiết: Tra cứu hồ sơ tự công bố sản phẩm.
5. Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm là gì?
Giấy tiếp nhận công bố sản phẩm là kết quả mà cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhận được sau khi tiến hành làm thủ tục đăng ký công bố sản phẩm (hồ sơ được chấp nhận), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
6. Không đăng ký công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp không đăng ký công bố sản phẩm hoặc không có giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định thì các cá nhân, tổ chức kinh doanh sản phẩm đó sẽ bị xử phạt như sau:
- Xử phạt hành chính:
- Đối với cá nhân: Phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
- Đối với tổ chức: Phạt từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Đình chỉ hoặc ngừng toàn bộ hoạt động kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu trong thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng;
- Buộc thu hồi sản phẩm;
- Yêu cầu tiêu hủy hoặc tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng của sản phẩm.
>> Xem chi tiết: Xử phạt không đăng ký bản công bố sản phẩm.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.