5 bảng lương - 9 chế độ phụ cấp theo chế độ tiền lương mới

Toàn bộ 5 bảng lương, 9 loại phụ cấp cho cán bộ, công viên chức và LLVT theo chế độ tiền lương mới được đề xuất trình TW xem xét thực hiện sau năm 2026.

Theo Kết luận số 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị, Ban Kinh tế TW đã chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (LLVT) và người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp.

Theo đó, Ban Kinh tế TW đã phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình TW xem xét, phê duyệt áp dụng sau năm 2026.

5 bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì dự kiến sau năm 2026 sẽ thực hiện:

  • Xây dựng 5 bảng lương mới cho cán b, công viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo để thay thế hệ thống 7 bảng lương hiện hành;
  • Chuyển xếp lương cũ sang lương mới nhưng đảm bảo không giảm lương hiện hưởng.

Cụ thể về 5 bảng lương sau cải cách, dự kiến áp dụng sau năm 2026 được quy định tại Tiểu mục 3.1 Mục 2 Nghị quyết này, bao gồm:

Bảng lương 1

Bảng lương chức vụ áp dụng cho cán bộ, công viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ TW đến cấp xã.

Bảng lương 2

Bảng lương nghiệp vụ, chuyên môn theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung cho công viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Bảng lương 3

Bảng lương sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an, sĩ quan quân đội (theo chức danh, chức vụ và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).

Bảng lương 4

Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an.

Bảng lương 5

Bảng lương công nhân công an, công nhân quốc phòng (trong đó giữ tương quan tiền lương của LLVT so với công chức hành chính như hiện nay).

>> Tìm hiểu thêm: Bỏ lương cơ sở (thay thế bằng lương cơ bản).

9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới áp dụng cho khu vực công

Theo quy định tại Điểm d Khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có 9 chế độ phụ cấp mới áp dụng cho khu vực công khi cải cách chế độ tiền lương bao gồm:

1. Phụ cấp kiêm nhiệm

Áp dụng cho cán bộ, công viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, đứng đầu cơ quan, đơn vị khác theo quy định.

2. Phụ cấp thâm niên vượt khung

Dành cho cán bộ, công viên chức có thời gian công tác vượt khung theo quy định.

3. Phụ cấp khu vực

Áp dụng cho NLĐ làm việc ở những khu vực có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc

Dành cho những NLĐ làm các công việc đòi hỏi trách nhiệm cao.

5. Phụ cấp lưu động

Áp dụng cho NLĐ thường xuyên phải di chuyển, làm việc ở nhiều nơi khác nhau.

6. Phụ cấp theo nghề

Phụ cấp theo nghề được gộp chung từ phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp nguy hiểm, độc hại. Phụ cấp này áp dụng cho NLĐ làm việc trong các ngành, nghề có tính chất đặc thù, đòi hỏi tính chuyên môn cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm.

7. Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn

Đây là khoản phụ cấp được gộp chung từ phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt và trợ cấp công tác lâu năm ở các vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn. Phụ cấp được áp dụng cho NLĐ làm việc tại các khu vực có điều kiện đặc biệt khó khăn.

8. Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập

Áp dụng cho NLĐ làm việc tại các đơn vị hành chính khác nhau thì có thể sẽ có các mức phụ cấp khác nhau tùy thuộc vào phân loại.

9. Phụ cấp áp dụng riêng đối với lực lượng vũ trang

Đây là khoản phụ cấp đặc thù áp dụng cho các đối tượng thuộc LLVT, có thể bao gồm cả các khoản phụ cấp về quân hàm, cấp bậc, chức vụ…

Việc thực hiện các chế độ phụ cấp trên nhằm khuyến khích, động viên và thu hút NLĐ làm việc trong các ngành, nghề hoặc khu vực có điều kiện đặc thù, khó khăn, đồng thời đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong chế độ tiền lương.

Tuy nhiên theo Bộ Nội vụ, đây chỉ mới là đề xuất và sẽ được trình TW xem xét sau năm 2026, khi hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị chính thức được ban hành và triển khai.

Mục tiêu cải cách chính sách tiền lương

Theo quy định tại Khoản 2.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW, Ban Chấp hành TW đặt ra các mục tiêu tổng quát khi cải cách tiền lương như sau:

  1. Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hoà và tiến bộ;
  2. Tạo ra nguồn động lực để giải phóng sức sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động;
  3. Góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
  4. Phòng, chống lãng phí và tham nhũng;
  5. Đảm bảo đời sống của người hưởng lương và gia đình của người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Việc điều chỉnh, xây dựng 5 bảng lương và 9 loại phụ cấp mới theo vị trí việc làm là bước đi quan trọng, thể hiện quyết tâm cải cách chính sách tiền lương một cách toàn diện, đảm bảo sự công bằng, minh bạch và phù hợp với tính chất công việc hay vị trí công tác.

Tuy nhiên, việc cải cách chính sách tiền lương thực hiện sau năm 2026 cũng gặp nhiều hạn chế và thách thức như:

  • Đặt ra yêu cầu về sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặc biệt là đối với việc hoàn thiện hệ thống danh mục vị trí việc làm để đánh giá đúng năng lực, trách nhiệm của từng chức danh;
  • Việc chưa thể thực hiện điều chỉnh chính sách tiền lương trong năm 2025 tiếp tục là thách thức với đời sống của cán bộ, công viên chức, nhất là trong bối cảnh giá cả thị trường liên tục biến động.

Điều cần thiết lúc này là phải có chính sách hỗ trợ tạm thời, nhất là với các nhóm ngành có thu nhập thấp nhằm đảm bảo giữ ổn định tâm lý và hiệu quả công việc trong khu vực công.

>> Tìm hiểu thêm: Bỏ lương cơ sở 2,34 triệu của CBCCVC và LLVT.

Các câu hỏi thường gặp về chính sách tiền lương mới sau năm 2026

1. 5 bảng lương mới được đề xuất áp dụng sau năm 2026 gồm những gì?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW và các kết luận liên quan, sẽ có 5 bảng lương mới được đề xuất áp dụng dành cho các đối tượng làm việc trong khu vực công sau năm 2026, gồm:

  1. Bảng lương chức vụ dành cho cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
  2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo;
  3. Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an;
  4. Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, kỹ thuật công an;
  5. Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

>> Xem chi tiết: 5 bảng lương mới cho khu vực công sau năm 2026.

2. Các chế độ phụ cấp cho khu vực công được áp dụng sau năm 2026 gồm những gì?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW, có 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới được dự kiến áp dụng sau năm 2026, bao gồm:

  1. Phụ cấp kiêm nhiệm;
  2. Phụ cấp thâm niên vượt khung;
  3. Phụ cấp khu vực;
  4. Phụ cấp trách nhiệm công việc;
  5. Phụ cấp lưu động;
  6. Phụ cấp theo nghề;
  7. Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn;
  8. Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập;
  9. Phụ cấp riêng đối với lực lượng vũ trang.

>> Xem chi tiết: 9 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới.

3. Mục tiêu của việc xây dựng 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới là gì?

Mục tiêu của việc cải cách chính sách tiền lương là để xây dựng một hệ thống lương rõ ràng, minh bạch, phù hợp với vị trí việc làm và chức danh công việc, đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng, cạnh tranh và phù hợp với nguồn lực của ngân sách nhà nước.

>> Xem chi tiết: Mục tiêu cải cách chính sách tiền lương.

4. Khi nào các bảng lương và chế độ phụ cấp mới khu vực công chính thức được áp dụng?

Các đề xuất về việc cải cách chính sách tiền lương hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, đánh giá và dự kiến sẽ được trình TW xem xét thực hiện sau năm 2026, khi mà Bộ Chính trị chính thức ban hành và triển khai hệ thống danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

5. Chính sách cải cách tiền lương ảnh hưởng như thế nào đến ngân sách nhà nước?

Việc xây dựng 5 bảng lương mới và 9 chế độ phụ cấp theo chế độ tiền lương mới nhằm mục tiêu quản lý ngân sách hiệu quả hơn, đảm bảo quỹ lương phải phù hợp với khả năng tài chính của nhà nước, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả trong công tác của cán bộ, công viên chức và LLVT.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH