So sánh chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH và hưởng nguyên lương

So sánh chế độ nghỉ bệnh hưởng BHXH & nghỉ ốm hưởng nguyên lương dựa vào: điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau BHXH, thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH và hưởng nguyên lương.

Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương là gì?

Mặc dù Bộ luật Lao động 2019 không giải thích cụ thể như thế nào là nghỉ ốm hưởng nguyên lương, tuy nhiên bạn có thể hiểu như sau: 

  • Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương là việc người lao động sử dụng phép năm để nghỉ việc khi bị bệnh tật, ốm đau;
  • Người lao động trong những trường hợp này sẽ được doanh nghiệp trả lương như một ngày làm việc bình thường;
  • Khi áp dụng chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương (tức xin nghỉ phép năm) thì người lao động không làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau BHXH.

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH là gì?

Chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (chế độ ốm đau BHXH) là chế độ cho phép người lao động nghỉ việc khi bệnh tật, ốm đau nhưng vẫn được hưởng lương và phần lương đó sẽ do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả thay cho doanh nghiệp.

------------

Như vậy, khi người lao động nghỉ ốm thì chỉ có thể nhận được 1 trong 2 chế độ là: chế độ ốm đau BHXH hoặc chế độ hưởng nguyên lương.

>> Xem thêm: 5 quyền lợi khi tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Đối tượng hưởng chế độ ốm đau BHXH

Các đối tượng hưởng chế độ ốm đau bao gồm:

➨ Đối với người lao động là công dân Việt Nam:

  • Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc;
  • Người lao động là viên chức, công chức, cán bộ;
  • Người lao động sang nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ);
  • Người quản lý điều hành hợp tác xã, doanh nghiệp có hưởng lương;
  • Công nhân công an, công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Công chức, sĩ quan, viên chức, cán bộ, công an, người hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người hoạt động không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn…

➨ Đối với người lao động là công dân nước ngoài: 

Người lao động là công dân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam cấp sẽ được tham gia BHXH theo quy định (mức đóng sẽ khác với công dân Việt Nam) và được hưởng chế độ ốm đau.

Xem thêm:

>> Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài;

>> Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp - Tổng 1.500.000 đồng.

So sánh chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH và nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Về cơ bản, bạn có thể so sánh chế độ nghỉ bệnh hưởng BHXH và nghỉ bệnh hưởng nguyên lương thông qua 3 đặc điểm nổi bật sau đây:

1. Về điều kiện hưởng chế độ ốm đau

2.1 Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH

Người lao động được áp dụng chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nghỉ việc chăm con dưới 7 tuổi bị ốm (có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh);
  • Bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải nguyên nhân do tai nạn lao động hoặc điều trị bệnh tật, thương tật bị tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc (có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh);
  • Người lao động là nữ, đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ hưởng chế độ thai sản và thuộc 1 trong 2 trường hợp nêu trên. 

Lưu ý:

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH không bao gồm trường hợp: 

  • Người lao động nghỉ việc để điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động (*);
  • Người lao động bị tai nạn, ốm đau phải nghỉ việc do say rượu, do tự hủy hoại sức khỏe hoặc do sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
  • Người lao động bị tai nạn, ốm đau mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ không lương, nghỉ việc riêng, nghỉ phép năm, nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

(*): Người lao động có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện liên quan.

Xem thêm: 

>> Điều kiện hưởng chế độ thai sản BHXH;

>> Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2.2 Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Đối với chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện đã đề cập đối với nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động cần thỏa mãn thêm yêu cầu là thời gian nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm.

2. Về thời gian nghỉ ốm hưởng chế độ

2.1 Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tùy thuộc vào trường hợp người lao động nghỉ việc do bệnh hay nghỉ việc để chăm con ốm mà thời gian nghỉ việc hưởng BHXH sẽ khác nhau. Cụ thể:

➨ Bản thân người lao động bị ốm:

Điều kiện làm việc Thời gian đóng BHXH Thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH (*)


Môi trường bình thường
Dưới 15 năm 30 ngày
Từ 15 năm - dưới 30 năm 40 ngày
Từ 30 năm trở lên 60 ngày

Môi trường nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc hoặc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên
Dưới 15 năm Tối đa 40 ngày
Từ 15 năm - dưới 30 năm Tối đa 50 ngày
Từ 30 năm trở lên Tối đa 70 ngày
(*): Không bao gồm ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, Tết. 

Trường hợp người lao động bị bệnh cần chữa trị dài ngày thì thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH tối đa là 180 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ lễ, Tết). Nếu hết 180 ngày mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị bệnh thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn (tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH). 

➨ Nghỉ để chăm con bị ốm:

Nếu người lao động có con bị ốm cần xin nghỉ để chăm sóc thì thời gian nghỉ làm hưởng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  • Nghỉ tối đa 15 ngày/năm: Con từ 3 - 7 tuổi;
  • Nghỉ tối đa 20 ngày/năm: Con dưới 3 tuổi.

Lưu ý:

Thời gian nghỉ nêu trên không bao gồm ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, Tết.

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian nghỉ hưởng chế độ khi con ốm của mỗi người vẫn được tính theo quy định nêu trên.

2.1 Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương:

Như đã đề cập ở trên, thời gian nghỉ làm hưởng chế độ nguyên lương của người lao động được tính dựa theo ngày phép năm. 

Theo đó, căn cứ Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động khi làm đủ 12 tháng thì sẽ có phép năm và được hưởng chế độ nghỉ ốm nhận nguyên lương theo quy định như sau:

12 ngày/năm Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường
14 ngày/năm Người lao động là người khuyết tật, chưa thành niên hoặc làm việc trong điều kiện nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại
16 ngày/năm Người lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc 
Trường hợp thời gian làm việc của người lao động dưới 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Ví dụ: 

Bạn làm việc 3 tháng thì có 3 ngày phép năm, làm 6 tháng thì có 6 ngày phép năm.

3. Về mức hưởng chế độ ốm đau BHXH

3.1 Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH

➨ Trường hợp ốm đau thông thường:Công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau thông thường được quy định như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = Số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau x Tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày x 75%

➨ Trường hợp bị bệnh cần điều trị dài ngày:

Dưới đây là công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau cần điều trị dài ngày:

Mức hưởng chế độ ốm đau = Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)
Trong đó, tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:
  • Đối với 180 ngày nghỉ đầu: 75%;
  • Sau 180 ngày nghỉ đầu: 
    • 50%: Đóng BHXH dưới 15 năm;
    • 55%: Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
    • 65%: Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên. 

Lưu ý:

Trường hợp thời gian nghỉ điều trị bệnh dài ngày của người lao động có ngày bị lẻ (không trọn tháng) thì công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau = Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

3.2 Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Vì nghỉ ốm hưởng nguyên lương là trường hợp người lao động nghỉ làm vào ngày nghỉ phép năm nên không bị trừ tỷ lệ lương. Mức hưởng chế độ nghỉ ốm theo đó cũng bằng 100% giá trị lương của lao động khi đi làm. 

Các câu hỏi thường gặp về nghỉ ốm hưởng BHXH và hưởng nguyên lương

1. Nghỉ ốm hưởng BHXH có được hưởng lương không?

Không. Người lao động khi nghỉ ốm chỉ có thể nhận trợ cấp chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội hoặc nhận lương từ doanh nghiệp (tùy trường hợp cụ thể), chứ không thể đồng thời nhận cả 2 khoản chi phí trên. 

>> Tham khảo thêm: Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau BHXH.


2. Điều kiện nghỉ ốm hưởng BHXH là gì?

  • Người lao động thuộc đối tượng hưởng chế độ ốm đau;
  • Nghỉ việc chăm con dưới 7 tuổi bị ốm (có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh);
  • Bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải nguyên nhân do tai nạn lao động hoặc điều trị bệnh tật, thương tật bị tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc (có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh);
  • Người lao động là nữ, đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ hưởng chế độ thai sản và thuộc 1 trong 2 trường hợp nêu trên.

3. NLĐ có thời gian làm việc dưới 12 tháng có được nghỉ ốm hưởng nguyên lương?

Được. Nếu người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng, thuộc đối tượng hưởng chế độ ốm đau và đáp ứng điều kiện nghỉ ốm hưởng nguyên lương thì số ngày nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.


4. Nghỉ ốm hưởng BHXH bao nhiêu phần trăm?

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau BHXH là 75% nếu người lao động nghỉ ốm thông thường.

Trường hợp người lao động bị bệnh cần điều trị dài ngày thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau BHXH được quy định như sau:

  • Đối với 180 ngày nghỉ đầu: 75%;
  • Sau 180 ngày nghỉ đầu: 
    • 50%: Đóng BHXH dưới 15 năm;
    • 55%: Đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
    • 65%: Đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên. 

5. Người lao động bị tai nạn do say rượu có được áp dụng chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH?

Không. BHXH không giải quyết chế độ ốm đau trong các trường hợp sau: 

  • Người lao động nghỉ việc để điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
  • Người lao động bị tai nạn, ốm đau phải nghỉ việc do say rượu, do tự hủy hoại sức khỏe hoặc do sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
  • Người lao động bị tai nạn, ốm đau mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ không lương, nghỉ việc riêng, nghỉ phép năm, nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH