Người lao động được hưởng 5 quyền lợi khi đóng BHXH bắt buộc sau: chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Chi tiết các trường hợp, điều kiện và mức hưởng BHXH của từng chế độ sẽ được Anpha chia sẻ trong bài viết.
6 trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc
Người lao động thuộc các trường hợp sau phải tham gia BHXH bắt buộc:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không có thời hạn hoặc hợp đồng lao động thời vụ từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
- Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, sĩ quan, quân nhân;
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
- Giám đốc, người quản lý, điều hành doanh nghiệp/hợp tác xã có hưởng lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường hoặc thị trấn có hưởng lương.
>> Xem thêm: Các đối tượng không phải tham gia BHXH bắt buộc.
Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau BHXH
Người lao động (NLĐ) tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ ốm đau BHXH khi nghỉ ốm do bệnh tật, tai nạn lao động hoặc nghỉ ốm chăm con nhỏ và sẽ được cơ quan BHXH trả tiền ốm đau.
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
NLĐ thuộc các trường hợp sau được hưởng các quyền lợi của chế độ ốm đau:
- NLĐ bị ốm đau hoặc tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị chấn thương, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến phải nghỉ việc và có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- NLĐ phải nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi bị ốm, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc 1 trong 2 trường hợp trên.
2. Thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH
Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với NLĐ tính theo ngày làm việc bình thường không tính ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết. Cụ thể:
➨ Nhóm 1: Đối với lao động làm việc trong điều kiện bình thường
- Được nghỉ tối đa 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- Được nghỉ tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Được nghỉ tối đa 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
➨ Nhóm 2: Đối với lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Những lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- Được nghỉ tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- Được nghỉ tối đa 50 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Được nghỉ tối đa 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
➨ Nhóm 3: Đối với lao động nghỉ chăm con bị ốm đau
- Được nghỉ chăm con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 3 tuổi;
- Được nghỉ chăm con tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.
➨ Nhóm 4: Đối với lao động nghỉ việc do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày
- Được nghỉ tối đa 180 ngày, tính cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết;
- Từ ngày 181 trở đi mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị bệnh thì tiếp tục được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau và cách tính tiền nghỉ ốm hưởng BHXH
Mức hưởng chế độ ốm đau là khoản tiền cơ quan BHXH trợ cấp cho người lao động trong thời gian họ phải nghỉ việc. Cách tính tiền nghỉ ốm hưởng BHXH như sau:
➨ Đối với nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ thuộc nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 ở trên được tính như sau:
➨ Đối với nhóm 4
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ thuộc nhóm 4 ở trên được tính như sau:
Trong đó:
Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ ốm của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau.
Ví dụ: NLĐ nghỉ ốm từ 24/03/2023 đến 23/04/2023 tính là 1 tháng.
Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng (Ví dụ: lao động nghỉ ốm 1 tháng 9 ngày) thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng đó được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau 1 tháng.
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% với thời gian hưởng chế độ ốm đau của NLĐ trong 180 ngày đầu. Từ ngày 181 trở đi mà NLĐ vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
- Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
- Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH hội dưới 15 năm.
>> Tham khảo chi tiết: Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau BHXH.
Điều kiện, thời gian và mức hưởng hưởng chế độ thai sản BHXH
1. Điều kiện, đối tượng hưởng chế độ thai sản
Chế độ thai sản BHXH là chế độ quan trọng và giành được nhiều sự quan tâm của lao động nữ hơn cả. Quy định về đối tượng, điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
➨ Đối tượng được hưởng chế độ thai sản
Chế độ thai sản áp dụng cho đối tượng người lao động nữ thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Lao động nữ đang mang thai;
- Trường hợp 2: Lao động nữ sinh con;
- Trường hợp 3: Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Trường hợp 4: Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
- Trường hợp 5: Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản;
- Trường hợp 6: Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
➨ Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- NLĐ thuộc trường hợp 2, 3 và 4 kể trên phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi;
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà trong thời gian mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo yêu cầu của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con;
- NLĐ đã đủ điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động/thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc thời điểm nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện trên sau khi sinh con làm hồ sơ gửi cơ quan BHXH để được hưởng tiền thai sản theo quy định.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản
➨ Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai
- Lao động nữ mang thai được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày;
- Trường hợp lao động nữ mang thai ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc có bệnh lý hoặc tình trạng thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày/lần đi khám thai;
- Thời gian nghỉ việc đi khám thai được tính theo ngày làm việc, không tính ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết.
➨ Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- Tổng thời gian lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh như sau:
- Đối với trường hợp sinh 1 con là 6 tháng;
- Đối với trường hợp sinh đôi trở lên, từ người con thứ 2 trở đi, cứ mỗi người con, người mẹ được nghỉ thai sản thêm 1 tháng.
- Thời gian lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa không quá 2 tháng.
➨ Thời gian hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh
Sau khi hết thời gian hưởng chế độ thai sản, trong vòng 30 ngày đầu đi làm lại mà sức khỏe lao động nữ chưa phục hồi được thì được nghỉ dưỡng sức từ 5 - 10 ngày.
➨ Thời gian hưởng chế độ thai sản cho lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho chồng được tính trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Cụ thể:
- Nghỉ 5 ngày làm việc;
- Nghỉ 7 ngày làm việc đối với trường hợp đẻ mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi, từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm mỗi con, lao động nam được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
- Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
➨ Thời gian hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi
Nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì NLĐ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi (chỉ áp dụng cho bố hoặc mẹ).
➨ Thời gian hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai
- Tối đa 7 ngày đối với biện pháp đặt vòng tránh thai;
- Tối đa 15 ngày đối với biện pháp triệt sản.
➨ Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
- Thai dưới 5 tuần tuổi được nghỉ tối đa 10 ngày;
- Thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi được nghỉ tối đa 20 ngày;
- Thai từ từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi được nghỉ tối đa 40 ngày;
- Thai từ 25 tuần tuổi trở lên được nghỉ tối đa 50 ngày.
➨ Thời gian hưởng chế độ thai sản của người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai
- Lao động nữ mang thai hộ được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản như những người khác khi mang thai, sinh con hoặc khi sảy thai/phá thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Trường hợp từ ngày sinh đến ngày giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản của người mang thai hộ chưa đủ 60 ngày thì vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết;
- Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đã đủ 6 tháng tuổi.
3. Mức hưởng chế độ thai sản và cách tính tiền thai sản
- Mức hưởng 1 tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;
- Mức hưởng một ngày (đối với trường hợp nghỉ việc đi khám thai hoặc lao động nam có vợ sinh con) bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp 1 lần, trong đó:
- Mức trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở;
- Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng, từ 01/07/2023 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng.
>> Tham khảo chi tiết: Cách tính tiền thai sản và hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thai sản.
Điều kiện, mức hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
➨ Một là, bị tai nạn lao động thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Bị tai nạn trong giờ làm việc và tại nơi làm việc;
- Bị tai nạn ngoài ngoài giờ làm việc hoặc bên ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp;
- Bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý.
➨ Hai là, có giấy giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên của bệnh viện.
2. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Khi bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
- Có giấy giám định chứng minh bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
3. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp dẫn đến bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức hưởng trợ cấp 1 lần được quy định như sau:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
- Ngoài ra, NLĐ còn được nhận thêm 1 khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, cụ thể:
- Số năm đóng BHXH từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng;
- Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong và ra viện.
Trường hợp NLĐ qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc qua đời trong thời gian đang điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân của NLĐ được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
>> Tham khảo chi tiết: Điều kiện, cách tính trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều kiện, mức hưởng và thời gian hưởng chế độ hưu trí
1. Điều kiện hưởng lương hưu năm 2023
Người lao động được hưởng lương hưu đáp ứng các điều kiện sau:
- Khi nghỉ việc đã tham gia BHXH đủ 20 năm trở lên;
- Đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật Lao động.
Độ tuổi nghỉ hưu cho người lao động năm 2023 |
Nam |
Nữ |
Trường hợp áp dụng |
60 tuổi 9 tháng |
56 tuổi |
- Người lao động làm việc trong kiện bình thường |
55 tuổi 9 tháng |
51 tuổi |
- NLĐ bị suy giảm sức lao động từ 61% trở lên
- NLĐ làm việc từ 15 năm trở lên, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- NLĐ làm việc từ 15 năm trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, tính cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021
|
2. Mức hưởng lương hưu
Mức lương hưu hàng thàng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc năm 2023 như sau:
Tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng người lao động được quy định như sau:
➨ Với lao động nam
- 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 20 năm đóng BHXH;
- Sau đó mỗi năm đóng cộng 2%, tối đa bằng 75%.
➨ Với lao động nữ
- 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH;
- Sau đó mỗi năm đóng được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
➨ Với lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách
Lao động nữ hoạt động chuyên trách/không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
- Đủ 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
- Từ đủ 16 - 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
➨ Với người lao động nghỉ hưu trước tuổi
Mức lương hưu hàng tháng của người đủ điều kiện nghỉ hưu sớm được tính như người nghỉ hưu đủ tuổi, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Khi người lao động qua đời thì người thân hoặc những người lo mai tang sẽ được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất 1 lần. Cụ thể:
1. Trợ cấp mai táng
➨ Các đối tượng được hưởng trợ cấp mai táng 1 lần
Những trường hợp sau đây khi qua đời thì người lo mai táng được nhận 1 lần trợ cấp mai táng:
- Người lao động đã có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên (tính cả thời gian tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện);
- Người lao động qua đời do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
➨ Mức trợ cấp mai táng phí
- Người thân của lao động qua đời sẽ được hưởng 1 khoản trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở;
- Cụ thể từ 01/07/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng, như vậy mức trợ cấp mai táng là 18.000.000 đồng.
2. Trợ cấp tuất hàng tháng
➨ Các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây khi qua đời thì thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng:
- Đã đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần;
- Mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
- Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.
➨ Mức trợ cấp tuất hàng tháng
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở;
- Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
3. Trợ cấp tuất 1 lần
➨ Các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất 1 lần
NLĐ qua đời nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần:
- Không thuộc các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
- Thuộc một trong các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng hàng nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng;
- Thân nhân thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nhưng có nguyện vọng lĩnh trợ cấp tuất 1 lần, trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, con/vợ/chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
➨ Mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần
Mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (trước năm 2014) và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Mức trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu qua đời được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:
- Nếu qua đời trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì mức trợ cấp tuất 1 lần bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;
- Nếu qua đời vào những tháng sau đó, cứ mỗi lần nhận thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Lưu ý:
Mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Một số câu hỏi về quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những chế độ nào?
Người lao động đóng BHXH bắt buộc được hưởng 5 chế độ sau: chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.
2. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau là gì?
NLĐ thuộc các trường hợp sau được hưởng các quyền lợi của chế độ ốm đau:
- NLĐ bị ốm đau hoặc tai nạn mà không phải tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dẫn đến phải nghỉ việc và có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- NLĐ phải nghỉ việc để chăm con dưới 7 tuổi bị ốm, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh;
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc 1 trong 2 trường hợp trên.
3. Doanh nghiệp hay BHXH trả tiền ốm đau cho người lao động khi nghỉ việc?
Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc bị ốm phải nghỉ việc và có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được cơ quan BHXH trợ cấp tiền ốm đau.
>> Xem thêm: Mức hưởng chế độ ốm đau và cách tính tiền nghỉ ốm hưởng BHXH.
4. Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ là gì?
Lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi hoặc đang mang thai mà đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên, phải nghỉ việc để dưỡng thai theo yêu cầu của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
>> Xem thêm: Điều kiện hưởng chế độ thai sản.
5. Chế độ thai sản cho chồng khi có vợ sinh con như thế nào?
Lao động nam đang tham gia BHXH có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản như sau:
- Đối với sinh thường: sinh 1 con nghỉ 5 ngày làm việc, sinh đôi nghỉ 10 ngày làm việc, sinh 3 trở lên thì từ con thứ 3 mỗi con thêm 3 ngày làm việc;
- Đối với sinh con phải phẫu thuật nghỉ 7 ngày làm việc, nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật được nghỉ nghỉ 14 ngày làm việc.
Trong thời gian nghỉ chăm vợ và con mới sinh, lao động nam sẽ được BHXH trả tiền trợ cấp thai sản.
6. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động của BHXH là gì?
NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Một là, bị tai nạn lao động khi đang làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp;
- Hai là, có giấy giám định bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên của bệnh viện.
7. Người lao động được nghỉ hưu năm bao nhiêu tuổi?
Người lao động được nghỉ hưởng lương hưu khi đã tham gia BHXH đủ 20 năm trở lên và đã đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Độ tuổi nghỉ hưu năm 2023 là 56 tuổi đối với nữ, 60 tuổi 9 tháng đối với nam (áp dụng đối với làm việc bình thường).
8. Chế độ tử tuất của BHXH gồm những quyền lợi gì?
Người lao động tham gia BHXH sau khi qua đời thì người thân hoặc những người lo mai tang sẽ được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất 1 lần.
>> Xem thêm: Đối tượng và mức hưởng chế độ tử tuất.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.