Khi nào người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động? Thủ tục trả giấy phép lao động. Mức phạt khi người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động.
Thu hồi giấy phép lao động (trả giấy phép lao động) là thủ tục bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện khi người lao động nước ngoài không đảm bảo các điều kiện để làm việc tại Việt Nam.
Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp người lao động nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động được quy định như sau:
➤ Trường hợp 1: Giấy phép lao động hết hiệu lực, bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giấy phép lao động đã hết thời hạn;
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp;
- Nội dung của HĐLĐ không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;
- Hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài (căn cứ để phát sinh giấy phép lao động) chấm dứt hoặc hết thời hạn;
- Đối tác phía nước ngoài gửi văn bản thông báo ngừng cử lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc;
- Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam có sử dụng lao động nước ngoài giải thể.
➤ Trường hợp 2: Người sử dụng lao động hoặc lao động người nước ngoài làm sai các quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
➤ Trường hợp 3: Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, lao động nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam, gây ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp trên, người lao động nước ngoài chắc chắn sẽ bị thu hồi giấy phép lao động.
Quy trình, thủ tục thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài
Tùy vào từng trường hợp mà thủ tục thu hồi giấy phép lao động (trả giấy phép lao động) của người nước ngoài sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì việc thu hồi giấy phép lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện và cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cụ thể quy trình thu hồi giấy phép lao động theo từng trường hợp như sau:
➤ Trường hợp 1 - Giấy phép lao động hết hiệu lực
Ở trường hợp này, quy trình thủ tục thu hồi giấy phép lao động được tiến hành theo các bước sau:
Trình tự |
Nội dung thực hiện |
Bước 1 |
Người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của lao động nước ngoài |
Bước 2 |
Nộp hồ sơ (*) cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động |
Bước 3 |
Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động |
(*): Chi tiết hồ sơ thu hồi giấy phép lao động gồm:
- Bản gốc giấy phép lao động của người nước ngoài đã được cấp;
- Văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
Thời hạn nộp hồ sơ: Trong 15 ngày làm việc kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động phải thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài và tiến hành nộp hồ sơ.
Thời gian giải quyết hồ sơ: Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trả văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động cho người sử dụng lao động.
➤ Đối với trường hợp 2 và 3
Ở 2 trường hợp này, thủ tục thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài tiến hành như sau:
Trình tự |
Nội dung thực hiện |
Bước 1 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo mẫu số 13/PLI và thông báo cho đơn vị sử dụng lao động |
Bước 2 |
Đơn vị sử dụng lao động tiến hành thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài |
Bước 3 |
Nộp lại giấy phép lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép |
Bước 4 |
Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động |
Thời hạn nộp hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm quyền thông báo thu hồi giấy phép lao động, đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành nộp lại giấy phép lao động.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được giấy phép lao động đã thu hồi.
Xem thêm:
>> Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài;
>> Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.
----------
Trong trường hợp 1 - giấy phép lao động hết hiệu lực mà doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục sử dụng lao động nước ngoài thì phải làm thủ tục gia hạn giấy phép lao động.
Tuy nhiên, luật cũng quy định rằng, giấy phép lao động chỉ được phép gia hạn tối đa 1 lần. Sau lần gia hạn duy nhất này, nếu muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài bắt buộc phải xin cấp lại giấy phép lao động (tương tự lần cấp đầu tiên).
Khi đó, tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể tham khảo dịch vụ tại Kế toán Anpha để rút gọn thời gian làm thủ tục với cơ quan chức năng.
Chi phí tham khảo: Từ 6.000.000 đồng (tùy vào dịch vụ cấp mới, cấp lại hay gia hạn và trường hợp hồ sơ cụ thể mà chi phí có thể thay đổi).
Xem chi tiết:
>> Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài;
>> Dịch vụ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.
GỌI NGAY
Mức phạt khi người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động
Theo quy định pháp luật, người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì sẽ được xem như làm việc mà không có giấy phép lao động.
Với trường hợp này, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài sẽ bị phạt hành chính như sau:
Người lao động nước ngoài |
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng - 25.000.000 đồng;
- Trục xuất người lao động nước ngoài ra khỏi Việt Nam và không thể nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 3 năm tới.
|
Người sử dụng lao động nước ngoài |
- Vi phạm từ 1 - 10 lao động nước ngoài: phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 45.000.000 đồng;
- Vi phạm từ 11 - 20 lao động nước ngoài: phạt tiền từ 45.000.000 đồng - 60.000.000 đồng;
- Vi phạm từ 21 lao động nước ngoài trở lên: phạt tiền từ 60.000.000 đồng - 75.000.000 đồng.
Lưu ý:
Đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, nếu là tổ chức/doanh nghiệp thì mức phạt sẽ gấp 2 lần.
|
Câu hỏi thường gặp khi người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động
1. Khi nào người lao động nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động?
Người lao động nước ngoài sẽ bị thu hồi giấy phép lao động nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
- Giấy phép lao động hết hiệu lực;
- Người sử dụng lao động hoặc lao động người nước ngoài làm sai các quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
- Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, lao động nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam, gây ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
>> Xem chi tiết: Trường hợp người nước ngoài bị thu hồi giấy phép lao động.
2. Trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực, thủ tục trả giấy phép lao động được tiến hành như thế nào?
Đối với trường hợp này, thủ tục thu hồi giấy phép lao động được thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài;
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động;
- Bước 3: Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động.
>> Xem chi tiết: Thủ tục thu hồi giấy phép lao động (trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực).
3. Cơ quan nào thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài?
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép lao động (work permit) của người nước ngoài là:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Giấy phép lao động hết hiệu lực trong những trường hợp nào?
Giấy phép lao động hết hiệu lực trong một số các trường hợp sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giấy phép lao động đã hết thời hạn;
- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp;
- Nội dung của HĐLĐ không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp;
- Hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và phía nước ngoài (căn cứ để phát sinh giấy phép lao động) chấm dứt hoặc hết thời hạn;
- Đối tác phía nước ngoài gửi văn bản thông báo ngừng cử lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc;
- Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam có sử dụng lao động nước ngoài giải thể.
5. Người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động bị phạt như thế nào?
Người lao động nước ngoài đã bị thu hồi giấy phép lao động rồi mà vẫn còn tiếp tục làm việc ở Việt Nam sẽ bị xử phạt hành chính từ 15.000.000 - 25.000.000 đồng. Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài còn bị trục xuất ra khỏi Việt Nam và không thể nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 3 năm tới.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.