Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là gì? Chi phí và thủ tục làm hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận bản quyền tác giả. Trường hợp nào cần cấp đổi, cấp lại? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Kế toán Anpha để biết thêm thông tin chi tiết.
Sau khi cá nhân, tổ chức được Cục Bản quyền tác giả xét duyệt hồ sơ và cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả thì vẫn có thể xin cấp lại hoặc cấp đổi giấy chứng nhận này. Vậy khi nào thì cần làm lại giấy chứng nhận tác quyền? Và thủ tục xin cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả như thế nào? Cùng Anpha tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là văn bản do Cục Bản quyền tác giả cấp cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tác phẩm đã đăng ký.
Nội dung giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bao gồm: tên tác phẩm, loại hình tác phẩm, thông tin nhân thân của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (như họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ, quốc tịch). Theo đó, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (tác quyền) còn được gọi với các tên khác như giấy chứng nhận bản quyền tác giả, giấy chứng nhận quyền tác giả.
>> Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả là gì? Có nên đăng ký không?
Trường hợp cần cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả
Cục Bản quyền tác giả sẽ thực hiện thủ tục cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền tác giả trong các trường hợp sau đây:
- Cấp lại trong trường hợp: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị mất;
- Cấp đổi trong trường hợp: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị hư hỏng, rách, hoặc thay đổi nội dung về chủ sở hữu quyền tác giả.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký cấp lại, đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả
Trình tự các bước đăng ký bản quyền tác giả trong trường hợp xin cấp lại, cấp đổi như sau:
➨ Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ xin cấp lại, đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả gồm có:
- Đơn xin cấp lại/cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (mẫu tương ứng với từng loại hình tác phẩm);
- 2 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả (*);
- Giấy ủy quyền nếu trường hợp người nộp hồ sơ là người khác;
- Các tài liệu chứng minh trường hợp được thừa kế, chuyển giao, kế thừa…;
- Văn bản đồng ý của đồng tác giả hoặc đồng sở hữu (nếu có đồng tác giả, đồng sở hữu);
- Bản gốc giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin cấp lại, đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
(*) Cụ thể:
- 1 bản để Cục Bản quyền lưu giữ;
- 1 bản để Cục Bản quyền đóng dấu tiếp nhận và gửi lại người nộp đơn.
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, cá nhân hoặc tổ chức được ủy quyền nộp hồ sơ xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tới Phòng Đăng ký quyền tác giả thuộc Cục Bản quyền tác giả theo 1 trong 3 cách sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả;
- Cách 2: Gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả;
- Cách 3: Nộp hồ sơ online trên Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.
Lưu ý:
Địa chỉ trụ sở chính và văn phòng Cục Bản quyền tác giả như sau:
- Trụ sở chính Cục Bản quyền tác giả: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, TP. Hà Nội;
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. HCM: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3;
- Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.
➨ Bước 3: Xử lý hồ sơ và trả kết quả
Trong vòng 7 - 12 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ xử lý hồ sơ và trả kết quả. Cụ thể:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới;
- Trường hợp không đồng ý, từ chối hoặc yêu cầu điều chỉnh, bổ sung, cơ quan xử lý sẽ có văn bản trả lời gửi người nộp hồ sơ.
Lưu ý:
Hồ sơ sẽ bị từ chối cấp cấp lại, cấp đổi và trả hồ sơ trong các trường hợp sau:
- Nhận thấy nội dung của tác phẩm được yêu cầu cấp lại có sự thay đổi so với nội dung ban đầu đã được cấp;
- Phát hiện tác phẩm có các hình thức hoặc nội dung: Vi phạm các quy định của pháp luật; chống phá Đảng và nhà nước; trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; mê tín dị đoan và các nội dung khác theo luật định;
- Phát hiện tác phẩm có tranh chấp/khiếu nại/tố cáo và chưa có quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án hoặc Trọng tài;
- Hết thời hạn theo quy định mà cơ quan xử lý hồ sơ không nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ bổ sung vẫn không hợp lệ;
- Giấy chứng nhận chỉ hư hỏng nhẹ, không đến mức phải cấp lại.
>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
----------
Đăng ký bản quyền tác giả không chỉ giúp bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm trước những mối xâm hại theo thời gian mà còn giúp tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể khai thác các giá trị, lợi ích kinh tế của tác phẩm.
Kế toán Anpha đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký bản quyền logo trên toàn quốc, với hầu hết các loại hình tác phẩm ở các lĩnh vực như: điện ảnh, văn học, nghệ thuật, công nghệ, kiến trúc, công trình nghiên cứu khoa học…
Tham khảo ngay dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Anpha:
- Xin cấp mới giấy chứng nhận bản quyền tác giả - trọn gói chỉ 2.000.000 đồng;
- Xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả - Liên hệ nhận báo giá tốt nhất;
- Hoàn thành thủ tục và bàn giao giấy chứng nhận sau 15 ngày làm việc;
- Miễn phí tư vấn và tra cứu quyền tác giả.
>> Xem chi tiết: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả - Nhanh, giá tốt.
GỌI NGAY
Các câu hỏi hay gặp khi đăng ký bản quyền tác giả trường hợp cấp lại, cấp đổi
1. Khi nào cần làm thủ tục xin cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả?
Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cần làm thủ tục xin cấp lại hoặc cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả trong các trường hợp sau:
- Cấp lại trong trường hợp: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị mất;
- Cấp đổi trong trường hợp: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả bị hư hỏng, rách, hoặc thay đổi nội dung về chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận bản quyền tác giả ở đâu?
Bạn có thể nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký quyền tác giả thuộc Cục Bản quyền tác giả theo địa chỉ:
- Trụ sở chính Cục Bản quyền tác giả: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, TP. Hà Nội;
- VPĐD Cục Bản quyền tác giả tại TP. HCM: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3;
- VPĐD Cục Bản quyền tác giả tại Đà Nẵng: số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.
Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ online trên Cổng dịch vụ công Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.
3. Thời gian cấp lại giấy chứng nhận bản quyền tác giả là bao lâu?
Trong vòng 7 - 12 ngày làm việc, Cục Bản quyền tác giả sẽ xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả mới đối với hồ sơ hợp lệ.
4. Hồ sơ xin cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả gồm những gì?
Thành phần hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả gồm có:
- Đơn xin cấp lại/cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
- 2 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Giấy ủy quyền nếu trường hợp người nộp hồ sơ là người khác;
- Tài liệu chứng minh được thừa kế, chuyển giao, kế thừa quyền nộp đơn;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả/đồng sở hữu (nếu có đồng tác giả/đồng sở hữu);
- Bản gốc giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ xin cấp lại, đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
Mỹ Ngân - Phòng Pháp lý Anpha
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT