Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật hay người giám hộ?

Người đại diện hợp pháp là gì? Người giám hộ là gì? Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật hay người giám hộ? Khi nào cần người giám hộ trẻ dưới 18 tuổi?

Khi nhắc đến vai trò của cha mẹ trong mối quan hệ với con cái, nhiều người thường băn khoăn cha mẹ là người đại diện theo pháp luật (đại diện hợp pháp) hay là người giám hộ của con? Đây không chỉ là câu hỏi pháp lý mà còn phản ánh ý nghĩa sâu sắc trong quan hệ gia đình. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này từ góc độ pháp luật Việt Nam.

I. Khái niệm về người đại diện hợp pháp và người giám hộ

1. Người đại diện hợp pháp là ai?

Theo quy định tại Điều 134 và Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, người đại diện hợp pháp là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định để thay mặt người được đại diện thực hiện các giao dịch dân sự.

Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi), cha mẹ mặc nhiên là người đại diện hợp pháp. Cha mẹ thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến con trong khuôn khổ pháp luật cho phép, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con.

2. Người giám hộ là ai?

Người giám hộ là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng sau:

  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người gặp khó khăn trong việc nhận thức và kiểm soát hành vi;
  • Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) không có đại diện hợp pháp.

>> Tham khảo thêm: Người giám hộ là gì.

II. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật hay người giám hộ của con?

Theo quy định của pháp luật, nếu con chưa thành niên còn đầy đủ cả cha và mẹ và không thuộc các trường hợp đặc biệt ở mục III, cha mẹ sẽ được xem là người đại diện theo pháp luật của con.

Như vậy, cha mẹ giữ vai trò đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên. Trong khi đó, việc giám hộ chỉ áp dụng trong trường hợp con không có cha mẹ, không xác định được cha mẹ, hoặc cha mẹ không đủ điều kiện để làm người đại diện theo pháp luật của con.

>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt người giám hộ và đại diện.

III. Khi nào cần người giám hộ cho người chưa thành niên?

➧ Người chưa thành niên cần được giám hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Không còn cha mẹ: Cha mẹ đã qua đời hoặc không thể xác định được cha mẹ là ai;
  • Cha mẹ không đủ năng lực hoặc điều kiện chăm sóc con, cụ thể:
    • Cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự;
    • Cha mẹ bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền đối với con;
    • Cha mẹ gặp khó khăn trong việc nhận thức hoặc không thể kiểm soát hành vi;
    • Cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con, phải nhờ người khác giám hộ.

➧ Theo pháp luật Việt Nam, trong trường hợp con chưa thành niên cần giám hộ thì người giám hộ đương nhiên sẽ được xác định theo thứ tự sau:

  • Anh chị ruột lớn tuổi nhất: Nếu đủ điều kiện;
  • Anh chị ruột tiếp theo: Nếu anh/chị lớn nhất không đủ điều kiện;
  • Ông bà nội/ngoại: Nếu không có anh chị ruột phù hợp;
  • Người thân thích khác như bác, chú, cô, dì ruột: Nếu không có ông bà.

>> Tham khảo thêm: Khi nào cần người giám hộ.

IV. Điều kiện làm người giám hộ

Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người được giám hộ, người giám hộ phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
  • Tư cách đạo đức tốt, đồng thời có điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người giám hộ;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích về các tội cố ý như xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác.

Đặc biệt, nếu người cần giám hộ đã tự lựa chọn người giám hộ khi còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì người được chọn phải đồng ý đảm nhận vai trò này. Việc lựa chọn người giám hộ cần được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực.

Có thể bạn quan tâm:

>> Điều kiện và quy định về người giám hộ;

>> Thủ tục đăng ký giám hộ.

V. Câu hỏi thường gặp về người đại diện theo pháp luật và người giám hộ 

1. Các đối tượng nào cần người giám hộ?

Các đối tượng sau đây cần người giám hộ theo quy định:

  • Người bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người gặp khó khăn trong việc nhận thức và kiểm soát hành vi;
  • Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) không có đại diện hợp pháp.

>> Xem chi tiết: Người giám hộ là ai.

2. Cha mẹ là người đại diện hợp pháp hay người giám hộ của con?

Cha mẹ giữ vai trò đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên. Trong khi đó, việc giám hộ chỉ áp dụng trong trường hợp con không có cha mẹ, không xác định được cha mẹ, hoặc cha mẹ không đủ điều kiện để làm người đại diện theo pháp luật của con.

>> Xem chi tiết: Cha mẹ là người đại diện hợp pháp hay người giám hộ của con.

3. Để trở thành người giám hộ cần đáp ứng các điều kiện nào?

Người giám hộ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
  • Tư cách đạo đức tốt, đồng thời có điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người giám hộ;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích về các tội cố ý như xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác.

>> Xem chi tiết: Điều kiện làm người giám hộ.

4. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên, đúng hay sai?

Theo quy định của pháp luật, nếu con chưa thành niên còn đầy đủ cả cha và mẹ và không thuộc các trường hợp đặc biệt thì cha mẹ sẽ được xem là người đại diện theo pháp luật của con.

Người chưa thành niên cần được giám hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Không còn cha mẹ: Cha mẹ đã qua đời hoặc không thể xác định được cha mẹ là ai;
  • Cha mẹ không đủ năng lực hoặc điều kiện chăm sóc con, cụ thể:
    • Cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự;
    • Cha mẹ bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền đối với con;
    • Cha mẹ gặp khó khăn trong việc nhận thức hoặc không thể kiểm soát hành vi;
    • Cha mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con, phải nhờ người khác giám hộ.

Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH