Không có giấy chứng sinh có đăng ký khai sinh được không?

Giấy chứng sinh (giấy chứng sanh) là gì? Làm giấy khai sinh cho con mà không có giấy chứng sinh được không? Giấy chứng sinh làm ở đâu? Nội dung, lệ phí?

Giấy chứng sinh là gì?

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm giấy chứng sinh (giấy chứng sanh), tuy nhiên có thể hiểu giấy chứng sinh là một trong những loại giấy tờ quan trọng đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người, dùng làm căn cứ để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một đứa trẻ.

Vì sao cần làm giấy chứng sinh? Ý nghĩa của giấy chứng sinh

Giấy chứng sinh là giấy tờ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ từ khi mới được sinh ra đời, tạo điều kiện để em bé được hưởng những dịch vụ thiết yếu.

Cụ thể hơn, giấy chứng sinh mang những ý nghĩa sau đây:

  • Là bằng chứng pháp lý chính thức đầu tiên xác nhận sự ra đời của một em bé;
  • Là tài liệu quan trọng để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ;
  • Là căn cứ để trẻ mới sinh được hưởng các dịch vụ y tế miễn phí hoặc dịch vụ ưu đãi theo quy định;
  • Được sử dụng để làm các thủ tục dân sự khác như: xin cấp hộ chiếu, nhập học, đăng ký bảo hiểm xã hội…;
  • Là căn cứ để bảo vệ quyền lợi của trẻ, đảm bảo em bé được hưởng đầy đủ những quyền lợi theo quy định;
  • Là căn cứ để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho cha, mẹ (trường hợp chưa kịp đăng ký khai sinh cho em bé).

Có thể bạn quan tâm:

>> Thủ tục làm giấy khai sinh.

>> Thủ tục làm giấy khai sinh trường hợp đặc biệt;

>> Thủ tục làm chế độ thai sản.

Làm giấy khai sinh khi không có giấy chứng sinh được không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký khai sinh, có thể hiểu giấy chứng sinh chính là một trong những giấy tờ bắt buộc để đăng ký khai sinh cho con. Tuy nhiên, trong trường hợp không có giấy chứng sinh, công dân hoàn toàn có thể thay thế bằng một số giấy tờ khác theo quy định (*).

➨ Như vậy, không có giấy chứng sinh vẫn làm được giấy khai sinh, chỉ cần cung cấp các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định.

(*) Các giấy tờ khác có giá trị chứng minh sự ra đời của trẻ được căn cứ tại Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể gồm:

  • Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh con;
  • Giấy cam đoan về việc sinh con (trường hợp không có người làm chứng);
  • Biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi được lập bởi cơ quan có thẩm quyền (trường hợp trẻ bị bỏ rơi);
  • Văn bản chứng minh về việc mang thai hộ theo quy định (trường hợp em bé được sinh ra do mang thai hộ).

>> Có thể bạn quan cần: Cách làm giấy khai sinh.

Nội dung giấy chứng sinh

Theo nội dung mà Anpha đã chia sẻ ở trên, giấy chứng sinh là căn cứ để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một đứa trẻ. Vậy nên, trong giấy chứng sinh thường có các thông tin cơ bản như sau:

  • Tên tạm thời của em bé;
  • Giới tính của trẻ;
  • Cân nặng, tình trạng sức khoẻ của bé khi mới sinh ra;
  • Thời gian, địa điểm sinh;
  • Thông tin cha, mẹ của em bé;
  • Thông tin của người đỡ đẻ.

Mẫu giấy chứng sinh

Thời hạn của giấy chứng sinh bao lâu?

Xét theo quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014, pháp luật hiện nay chưa có quy định về thời hạn của giấy chứng sinh. Như vậy, có thể hiểu giấy chứng sinh không có thời hạn cụ thể mà sẽ có hiệu lực cho đến khi em bé được đăng ký khai sinh (được cấp giấy khai sinh).

Làm giấy chứng sinh cho con ở đâu? Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vai trò xác nhận sự ra đời hợp pháp của một đứa trẻ.

Như vậy, thẩm quyền cấp giấy chứng sinh thuộc về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, mà những cơ sở này có phạm vi hoạt động chuyên môn là dịch vụ đỡ đẻ, cụ thể:

  1. Bệnh viện đa khoa có khoa sản;
  2. Bệnh viện sản - nhi;
  3. Bệnh viện chuyên khoa phụ sản;
  4. Trạm y tế cấp xã;
  5. Nhà hộ sinh;
  6. Cơ sở khám chữa bệnh hợp pháp khác được pháp luật cho phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.

>> Tham khảo: Thủ tục làm giấy chứng sinh ở bệnh viện.

Lệ phí cấp giấy chứng sinh

Theo nội dung tại các văn bản pháp lý của Bộ Y tế, không có quy định cụ thể nào đề cập đến lệ phí cấp giấy chứng sinh. Do đó, khi xin cấp giấy chứng sinh cho con, cha mẹ hoặc người thân thích khác của em bé sẽ không phải nộp bất kỳ khoản phí nào.

Các câu hỏi thường gặp về giấy chứng sinh (giấy chứng sanh)

1. Giấy chứng sinh được cấp mấy bản?

Giấy chứng sinh của trẻ được làm thành 2 bản có giá trị pháp lý tương đương nhau, trong đó 1 bản được giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để đăng ký khai sinh và 1 bản được lưu giữ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Làm giấy chứng sinh cho con có cần sổ hộ khẩu không?

Không. Pháp luật hiện nay không yêu cầu công dân cung cấp sổ hộ khẩu khi làm giấy chứng sinh cho trẻ. Do đó, để thuận tiện trong việc cấp giấy chứng sinh, cha mẹ hoặc người thân thích của bé chỉ cần xuất trình CCCD còn thời hạn của mình.

3. Không có giấy chứng sinh có đăng ký khai sinh được không?

Được. Trường hợp không có giấy chứng sinh vẫn làm được giấy khai sinh, chỉ cần cung cấp các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định.

4. Làm giấy chứng sinh ở đâu?

Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh thuộc về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trong đó phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở có bao gồm dịch vụ đỡ đẻ.

5. Lệ phí cấp giấy chứng sinh là bao nhiêu?

Theo nội dung tại các văn bản pháp lý của Bộ Y tế, không có quy định cụ thể nào đề cập đến lệ phí cấp giấy chứng sinh. Do đó, khi xin cấp giấy chứng sinh cho con, cha mẹ hoặc người thân thích khác của em bé sẽ không phải nộp bất kỳ khoản phí nào.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH