Cho con làm con nuôi của người khác nhưng sau đó muốn đòi lại con được không? Tìm hiểu chi tiết các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định.
Quyết định cho con làm con nuôi của người khác là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cả cha mẹ đẻ, người nhận nuôi và đặc biệt là trẻ được nhận nuôi.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp cha mẹ đẻ cho con làm con nuôi nhưng sau đó muốn cha mẹ nuôi trả lại con. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, cha mẹ đẻ có được đòi lại con sau khi đã cho người khác nhận nuôi hay không? Tìm hiểu ngay cùng Anpha nhé.
I. Cha mẹ đẻ có quyền đòi lại con sau khi đã cho làm con nuôi không?
Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi được hiểu là sự thiết lập quan hệ “cha, mẹ và con” giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Theo đó, hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
- Kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như quan hệ giữa cha mẹ và con ruột;
- Giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng phát sinh các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Dân sự và các quy định pháp luật khác có liên quan;
- Từ thời điểm giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền và nghĩa vụ nào đối với con, bao gồm: chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý hay định đoạt tài sản riêng của con đã cho làm con nuôi (trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác).
Như vậy, nếu giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ không có thỏa thuận gì thêm thì kể từ khi việc nhận nuôi con nuôi hoàn tất, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con sẽ chấm dứt hay nói cách khác, cha mẹ đẻ không có quyền đòi lại con đã cho làm con nuôi. Khi đó, cha mẹ đẻ chỉ được nhận lại con khi việc nuôi con nuôi chấm dứt theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Nếu việc nhận nuôi con nuôi vẫn đang trong quá trình thực hiện (tức là chưa hoàn tất), cha mẹ đẻ có thể nhận lại con nếu đạt được thỏa thuận với cha mẹ nuôi, đồng thời tiến hành thủ tục chấm dứt đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
>> Có thể bạn cần: Thủ tục nhận lại con đã cho làm con nuôi (khi cha mẹ nuôi đồng ý trả con).
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Con nuôi đã thành niên và cả 2 bên tự nguyện, đồng thuận chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
- Con nuôi vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng với cha mẹ nuôi, bị kết án vì các hành vi:
- Cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của cha mẹ nuôi;
- Ngược đãi, bạo hành cha mẹ nuôi.
- Cha mẹ nuôi vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng với con nuôi như:
- Có hành vi ngược đãi con nuôi;
- Xâm hại hoặc cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của con nuôi.
- Việc nuôi con nuôi vi phạm các điều cấm theo luật định, cụ thể là:
- Lợi dụng quan hệ nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động của con nuôi;
- Xâm hại tình dục đối với con nuôi;
- Thực hiện mua bán trẻ em;
- Thực hiện các hành vi nhằm mục đích trục lợi.
Theo quy định khác tại Khoản 3 Điều 78 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, một khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt thì tất cả các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ sẽ được khôi phục.
Tuy nhiên, việc chấm dứt nuôi con nuôi phải được thực hiện thông qua thủ tục tại Tòa án và cần đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người được nhận làm con nuôi, đặc biệt khi đối tượng này là trẻ em.
>> Tìm hiểu thêm: Quy định về nuôi con nuôi.
III. Câu hỏi liên quan đến việc cha mẹ đẻ đòi lại con đã cho làm con nuôi
1. Nuôi con nuôi là gì?
Căn cứ theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi được hiểu là sự thiết lập quan hệ “cha, mẹ và con” giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi.
2. Cha mẹ đẻ có quyền đòi lại con sau khi đã cho làm con nuôi không?
Theo quy định, một khi việc nhận nuôi con nuôi đã hoàn tất, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con sẽ chấm dứt kể từ ngày giao nhận con (nếu không có thỏa thuận khác giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi). Nói cách khác, cha mẹ đẻ không có quyền đòi lại con đã cho làm con nuôi.
3. Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Con nuôi đã thành niên và cả hai bên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
- Con nuôi vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng với cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng với con nuôi;
- Việc nuôi con nuôi vi phạm các điều bị cấm theo luật định.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT