Sổ hồng/sổ đỏ và sổ hộ khẩu trong thừa kế, mua bán đất đai

Sổ hồng, sổ đỏ là gì? Sổ hộ khẩu là gì? Người có tên trong hộ khẩu có được chia tài sản thừa kế? Người có tên trong hộ khẩu có được mua bán đất đai không?

Sổ hộ khẩu và sổ đỏ/sổ hồng (hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) đều là những loại giấy tờ quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, hai loại giấy tờ này có vai trò và giá trị khác nhau trong các giao dịch liên quan đến đất đai, đặc biệt là trong việc thừa kế và mua bán bất động sản. Cùng luật sư Kế toán Anpha tìm hiểu về mối quan hệ của 2 loại giấy tờ này ngay dưới đây.

I. Tìm hiểu giữa sổ hồng, sổ đỏ và sổ hộ khẩu

1. Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

Sổ đỏ, sổ hồng là giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân hay tổ chức nhằm chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của họ. 

Sổ đỏ, sổ hồng có vai trò chứng minh quyền sở hữu đối với bất động sản và là tài liệu cần thiết để thực hiện các giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, thế chấp hoặc thừa kế bất động sản.

>> Xem thêm: Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng.

2. Sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu là giấy tờ quản lý hành chính nhân khẩu của một hộ gia đình, do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và dùng để xác định nơi thường trú của các thành viên trong hộ.

Sổ hộ khẩu là tài liệu cần thiết khi thực hiện các thủ tục hành chính, chẳng hạn như đăng ký kết hôn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Theo quy định của Luật Cư trú 2020, sổ hộ khẩu đã chính thức hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023. Nghĩa là, kể từ thời điểm này, sổ hộ khẩu giấy không còn được sử dụng trong các giao dịch hành chính. Thay vào đó, thông tin cư trú của công dân sẽ được quản lý và cập nhật thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 

Tuy nhiên, hiện nay cách gọi sổ hổ khẩu vẫn được người dân tiếp tục sử dụng để chỉ tài liệu chứng minh nơi thường trú của hộ gia đình.

>> Tham khảo: Phân biệt cư trú, lưu trú, tạm trú, thường trú.

II. Người có tên trong hộ khẩu có được chia tài sản không?

Quyền thừa kế tài sản, bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không dựa trên việc có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình. Quyền thừa kế được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tương ứng theo hình thức thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, cụ thể:

➧ Thừa kế theo di chúc: Áp dụng trong trường hợp người để lại di sản (người mất) có lập di chúc hợp pháp, việc phân chia tài sản sẽ thực hiện theo nội dung của di chúc, bất kể người thừa kế có tên trong sổ hộ khẩu hay không.

>> Tham khảo thêm: Dịch vụ lập di chúc - Chỉ từ 1.500.000 đồng.

➧ Thừa kế theo pháp luật: Áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc được lập nhưng không có giá trị pháp lý, khi đó di sản do người mất để lại sẽ được chia theo hàng thừa kế được quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, sổ hộ khẩu không phải yếu tố quyết định việc được hưởng tài sản thừa kế, mà quyền thừa kế dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân.

Như vậy, việc có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình sẽ không tự động đảm bảo quyền thừa kế tài sản của thành viên có tên trong hộ. Quyền thừa kế tài sản được xác định dựa trên quy định pháp luật về thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015, không phụ thuộc vào sổ hộ khẩu.

>> Xem thêm: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo di chúc - Điểm giống và khác nhau.

III. Người có tên trong hộ khẩu thì được mua bán nhà đất không?

Việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất được điều chỉnh bởi Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn khác, trong đó sổ đỏ, sổ hồng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là giấy tờ pháp lý quan trọng nhất. 

Để thực hiện giao dịch mua bán nhà đất hợp pháp, người bán phải có quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được cấp giấy chứng nhận hợp pháp (sổ đỏ, sổ hồng), không phải chỉ có tên trong sổ hộ khẩu.

Các điều kiện để mua bán nhà đất bao gồm:

  • Người bán phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng);
  • Đất/nhà ở không bị tranh chấp, không thuộc diện bị kê biên để thi hành án, còn trong thời hạn sử dụng đất và không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định pháp luật;
  • Các bên tham gia giao dịch phải thực hiện hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng và đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì vậy, việc thành viên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình không có nghĩa là có quyền thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất. Chỉ khi có sổ đỏ, sổ hồng thì chủ sở hữu mới có quyền chuyển nhượng/mua bán, tặng cho hay thực hiện các giao dịch khác liên quan đến bất động sản.

Qua các nội dung phân tích trên, có thể thấy rằng sổ hộ khẩu và sổ đỏ, sổ hồng là hai loại giấy tờ hoàn toàn độc lập về mặt pháp lý. Quyền thừa kế và quyền thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất không dựa trên việc có tên trong sổ hộ khẩu mà phụ thuộc vào các quy định về quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế theo pháp luật hiện hành. 

Tóm lại, để được thừa kế hoặc mua bán nhà đất hợp pháp, người dân cần đảm bảo có đầy đủ các giấy tờ và điều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó sổ đỏ, sổ hồng là tài liệu pháp lý quan trọng nhất.

>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế.

IV. Câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa sổ đỏ, sổ hồng và sổ hộ khẩu

1. Sổ đỏ, sổ hồng là gì?

Sổ đỏ, sổ hồng là giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của cá nhân hay tổ chức. 

2. Sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu là giấy tờ quản lý hành chính nhân khẩu của một hộ gia đình, do cơ quan công an có thẩm quyền cấp và dùng để xác định nơi thường trú của các thành viên trong hộ.

Hiện nay theo quy định của Luật Cư trú 2020 thì sổ hộ khẩu đã chính thức hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023. 

3. Không có tên trong hộ khẩu có được chia tài sản?

Việc có tên hay không có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình không thể đảm bảo quyền thừa kế tài sản của thành viên. Quyền này phải được xác định qua các quy định pháp luật về thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Người có tên trong hộ khẩu có được chia tài sản không?

4. Có tên trong hộ khẩu thì mua bán nhà đất được không?

Việc thành viên có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình không có nghĩa là có quyền thực hiện các giao dịch mua bán nhà đất. 

Chỉ khi có sổ đỏ, sổ hồng thì chủ sở hữu mới có quyền chuyển nhượng/mua bán, tặng cho hay thực hiện các giao dịch khác liên quan đến bất động sản.

>> Tham khảo thêm: Điều kiện để mua bán nhà đất hợp pháp.

Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH