Mã số doanh nghiệp là gì? Số này có phải là mã số thuế không

Mã số doanh nghiệp/công ty là gì? Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không? Thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp, công ty. Tham khảo bài viết dưới đây.

Mã số doanh nghiệp/công ty là gì? Đặc điểm của mã số doanh nghiệp/công ty

1. Mã số doanh nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp là dãy số đại diện cho doanh nghiệp trong các:

  • Thủ tục hành chính;
  • Nghĩa vụ thuế;
  • Giao dịch của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm của mã số doanh nghiệp
  • Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế bao gồm dãy ký tự 10 số;
  • Được cấp từ khi thành lập doanh nghiệp và ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Mỗi doanh nghiệp chỉ được cơ quan thuế cấp 1 mã số doanh nghiệp duy nhất;
  • Mã số doanh nghiệp gắn liền với doanh nghiệp từ lúc thành lập cho đến lúc giải thể;
  • Mã số này không được cấp lại cho các doanh nghiệp/công ty khác;
  • Mã số doanh nghiệp còn là mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp đó.

Thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp, công ty

mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và được cấp khi bạn làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Vậy nên thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp (đăng ký mã số thuế) cũng chính là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1. Thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp (đăng ký thành lập doanh nghiệp)

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách cổ đông hoặc thành viên sáng lập;
  4. Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên hoặc cổ đông công ty;
  5. Giấy ủy quyền nếu người làm thủ tục đăng ký không phải là người đại diện theo pháp luật;
  6. Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả sau 3 ngày làm việc.

Để quá trình làm thủ tục đăng ký mã số doanh nghiệp được diễn ra dễ dàng cũng như tiết kiệm thời gian, công sức, bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký mã số doanh nghiệp (dịch vụ đăng ký kinh doanh) của Anpha.

  • Với mức phí dịch vụ từ 250.000 đồng, Anpha sẽ thay bạn hoàn thành tất cả những hồ sơ, thủ tục đăng ký;
  • Anpha cam kết thời gian hoàn thành hồ sơ, thủ tục chỉ sau 3 ngày nhận thông tin và làm việc.

>> Xem ngay: Dịch vụ đăng ký mã số doanh nghiệp, thành lập công ty.

Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Anpha để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí nhé!

GỌI NGAY

2. Thủ tục khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp/công ty mới thành lập

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày được cấp) bạn cần tiến hành thủ tục kê khai thuế ban đầu theo các bước sau đây:

➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai thuế ban đầu.

Hồ sơ bao gồm:

  1. Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng;
  2. Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định;
  3. Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn;
  4. Bản photo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  5. Bản photo CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
  6. Phiếu đăng ký trao đổi thông tin doanh nghiệp;
  7. Giấy ủy quyền nếu người làm thủ tục đăng ký không phải là người đại diện theo pháp luật.

>> TẢI MIỄN PHÍ: Hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới thành lập.

➨ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế quận/huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

Trường hợp, doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý thì nộp hồ sơ tại Cục Thuế tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

➨ Bước 3: Hồ sơ sẽ được giải quyết từ 2 - 3 ngày làm việc.

Khi hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu, doanh nghiệp cần tiến hành nộp thuế điện tử. Và những thủ tục liên quan đến thuế thường là mối lo ngại của hầu hết các công ty, doanh nghiệp. Chính vì vậy, Anpha xin cung cấp dịch vụ kế toán (báo cáo thuế) trọn gói đến những doanh nghiệp đang có nhu cầu kê khai và nộp thuế.

Đặc biệt: Khi sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói bạn sẽ được giảm 500.000 đồng dịch vụ kê khai thuế ban đầu.

Xem ngay: 

>> Dịch vụ kế toán (báo cáo thuế) trọn gói - Từ 500.000đ/tháng;

>> Dịch vụ làm thủ tục, hồ sơ kê khai thuế ban đầu - Chỉ 500.000đ.

---------

Trường hợp doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh có được cấp mã số không? Mã số này có phải mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh không? Cùng Anpha tìm hiểu mã số của các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp dưới đây.

Mã số đơn vị phụ thuộc là gì?

Mã số đơn vị phụ thuộc là mã số chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. 

1. Mã số văn phòng đại diện, chi nhánh là gì?

Mã số văn phòng đại diện, chi nhánh là dãy ký tự bao gồm 13 chữ số, do cơ quan nhà nước cấp khi văn phòng đại diện, chi nhánh thành lập.

Đặc điểm của văn phòng đại diện, chi nhánh:

  • Mỗi văn phòng đại diện, chi nhánh được cấp duy nhất 1 mã số từ khi thành lập đến khi giải thể;
  • Mã số văn phòng đại diện, chi nhánh đồng thời là mã số thuế văn phòng đại diện, chi nhánh.

Tham khảo thêm:

>> Phân biệt MST 10 số và MST 13 số;

>> Dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty;

>> Dịch vụ đăng ký thành lập văn phòng đại diện.

2. Mã số địa điểm kinh doanh là gì?

Mã số địa điểm kinh doanh là dãy ký tự bao gồm 5 chữ số và được cấp theo thứ tự từ 00001 – 99999. Mã số địa điểm kinh doanh không đồng thời là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

  • Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh đối với trụ sở chính của công ty thì mã số thuế của địa điểm kinh doanh trùng với mã số thuế của công ty/chi nhánh chủ quản;
  • Nếu địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính của công ty thì cần thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế cho địa điểm kinh doanh.

Một số câu hỏi liên quan đến mã số thuế doanh nghiệp

1. Mã số doanh nghiệp có phải mã số thuế không?

Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế, mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp.


2. Mã số thuế doanh nghiệp gồm bao nhiêu số?

Mã số thuế doanh nghiệp là dãy ký tự bao gồm 10 số.


3. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp có phải thủ tục đăng ký mã số thuế không?

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể được xem là thủ tục đăng ký mã số thuế. Vì mã số doanh nghiệp và mã số thuế là một.


4. Hồ sơ đăng ký mã số thuế doanh nghiệp bao gồm?

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông hoặc thành viên sáng lập;
  • Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, thành viên hoặc cổ đông công ty.

>> Tham khảo chi tiết: Thủ tục đăng ký mã số thuế.


5. Mã số địa điểm kinh doanh có phải mã số thuế của địa điểm kinh doanh không?

Không. Mã số địa điểm kinh doanh và mã số thuế hoàn toàn khác nhau.

  • Mã số địa điểm kinh doanh là dãy số bao gồm 5 số và được cấp theo thứ tự 00001 - 99999;
  • Mã số thuế của địa điểm kinh doanh là dãy số bao gồm 10 hoặc 13 số tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

5.0

1 đánh giá
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH