Cha, mẹ đẻ có được nhận lại con sau khi đã cho làm con nuôi? Chi tiết thủ tục nhận lại con ruột đang là con nuôi của người khác, tải tờ khai nhận cha, mẹ, con.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, một người hoàn toàn được quyền có đồng thời cả cha, mẹ ruột và cha, mẹ nuôi hợp pháp. Ngoài ra cũng không có bất kỳ quy định nào yêu cầu con nuôi phải từ bỏ cha, mẹ nuôi mới được nhận lại cha, mẹ ruột.
Theo đó, việc cha, mẹ đẻ nhận lại con do chính mình sinh ra sau khi đã cho làm con nuôi của người khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu giữa hai bên cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ đã có sự trao đổi, thỏa thuận và cùng đồng ý giao trả lại con nuôi. Khi đó, cả cha, mẹ nuôi và cha, mẹ ruột đều phải có mặt tại cơ quan thẩm quyền để hoàn tất thủ tục nhận lại con ruột theo quy định.
-------
Ngoài trường hợp kể trên, nếu không được cha, mẹ nuôi đồng ý thì cha, mẹ đẻ không có quyền đòi lại con sau khi đã cho người khác làm con nuôi. Khi đó quyền nuôi con của cha, mẹ đẻ chỉ được khôi phục khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Con nuôi đã thành niên, đồng thời cha, mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án về tội: cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi;
- Cha, mẹ nuôi bị kết án về tội: cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi hoặc ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Việc nuôi con nuôi không tuân thủ quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi, chủ thể thực hiện các hành vi bị cấm trong việc nuôi con nuôi.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về nuôi con nuôi.
Thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận lại con đẻ đã cho làm con nuôi
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 24 Luật Hộ tịch 2014, trường hợp cả cha, mẹ ruột và cha, mẹ nuôi đều đồng ý để cho con nhận lại cha, mẹ ruột của mình thì thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận lại con ruột thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch, cụ thể là UBND cấp xã nơi người con hoặc cha, mẹ đẻ đăng ký thường trú.
Hồ sơ xin nhận lại con đã cho làm con nuôi
Thành phần hồ sơ đăng ký nhận lại con ruột được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu số 06 Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP, được thay thế bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BTP);
- Bản sao CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực của người đăng ký nhận lại con;
- Bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người đăng ký nhận lại con;
- Bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người con;
- Giấy chứng sinh của con hoặc giấy tờ có giá trị thay thế giấy chứng sinh (*);
- Các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ - con theo quy định (**).
>> TẢI MIỄN PHÍ: Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con.
Chú thích:
(*) Giấy tờ có giá trị thay thế giấy chứng sinh được quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch 2014, bao gồm:
- Văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh con;
- Giấy cam đoan về việc sinh con (trường hợp không có người làm chứng).
(**) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ - con theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể là:
- Văn bản xác nhận quan hệ mẹ - con, quan hệ cha - con của cơ quan giám định, cơ quan y tế hoặc cơ quan khác có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài;
- Văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ - con và có sự làm chứng của ít nhất hai người về mối quan hệ này (trường hợp không có văn bản xác nhận quan hệ cha, mẹ - con).
Thủ tục nhận lại con đã cho làm con nuôi
Việc nhận lại con đẻ đang là con nuôi của người khác chỉ xảy ra khi cả cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ đều đồng ý cho con nhận lại cha, mẹ đẻ. Vậy nên, đây là thủ tục không có tranh chấp và được quy định tại Điều 25 của Luật Hộ tịch 2014.
Người làm thủ tục nhận lại con ruột tiến hành nộp hồ sơ cùng tờ khai đăng ký nhận lại cha, mẹ, con theo mẫu quy định, đồng thời nộp các chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ - con cho cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú của con hoặc cha, mẹ đẻ).
Sau khi tiếp nhận yêu cầu của công dân, nếu xét thấy việc nhận lại con ruột kể trên là đúng quy định và không có tranh chấp xảy ra, công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện:
- Ghi vào sổ hộ tịch việc nhận cha, mẹ, con;
- Cùng cha, mẹ ruột của trẻ ký tên vào sổ hộ tịch;
- Báo cáo chủ tịch UBND cấp xã tiến hành cấp trích lục cho người yêu cầu nhận lại con ruột đang là con nuôi của người khác.
Thời hạn xử lý yêu cầu nhận lại con ruột là 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ của công dân. Trường hợp cần phải xác minh thêm thì kéo dài hơn nhưng không quá 5 ngày làm việc.
Lưu ý:
Cơ quan có thẩm quyền chỉ giải quyết việc nhận lại con ruột đang là con nuôi của người khác khi quá trình làm thủ tục có mặt của cả cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi.
Hệ quả của chấm dứt việc nuôi con nuôi là gì?
Sau khi cha, mẹ đẻ hoàn tất thủ tục nhận lại con ruột đang là con nuôi của người khác, tức là chấm dứt việc nuôi con nuôi thì sẽ phát sinh những hệ quả pháp lý như sau:
- Tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đẻ đã chấm dứt trước đây sẽ được khôi phục lại như ban đầu;
- Kể từ thời điểm chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với con nuôi cũng sẽ chấm dứt;
- Con nuôi được quyền lấy lại họ, tên theo như họ, tên mà cha, mẹ đẻ đã đặt cho mình trước đây;
- Nếu con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại nguồn tài sản đó;
- Nếu con nuôi có công đóng góp vào khối tài sản chung của cha, mẹ nuôi thì sau khi chấm dứt việc nuôi con nuôi, con nuôi sẽ được hưởng phần tài sản tương xứng với công sức mà mình đóng góp dựa trên sự thỏa thuận với cha, mẹ nuôi. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì một trong hai bên được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các câu hỏi thường gặp khi nhận lại con đẻ đang là con nuôi của người khác
1. Có được nhận lại con ruột sau khi đã cho làm con nuôi của người khác không?
Được. Cha, mẹ đẻ có thể nhận lại con do chính mình sinh ra sau khi đã cho làm con nuôi của người khác nếu được cha, mẹ nuôi đồng ý giao trả lại con. Khi đó, cả cha, mẹ nuôi và cha, mẹ ruột đều phải có mặt tại cơ quan thẩm quyền để hoàn tất thủ tục nhận lại con đẻ theo quy định.
Trường hợp cha, mẹ nuôi không đồng ý thì cha, mẹ đẻ không có quyền đòi lại con sau khi đã cho làm con nuôi mà chỉ được khôi phục quyền nuôi con khi quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt trong các trường hợp cụ thể theo quy định.
>> Tham khảo thêm: Trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi.
2. Người con có phải từ bỏ cha, mẹ nuôi để nhận lại cha, mẹ đẻ không?
Không. Một người hoàn toàn được quyền có đồng thời cả cha, mẹ ruột và cha mẹ nuôi hợp pháp. Ngoài ra cũng không có bất kỳ quy định nào yêu cầu con nuôi phải từ bỏ cha mẹ nuôi mới được nhận lại cha mẹ ruột.
Tuy nhiên, sau khi cha, mẹ đẻ hoàn tất thủ tục nhận lại con (tức là quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt), tất cả các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi đối với con nuôi cũng chấm dứt trên phương diện pháp lý.
3. Làm thủ tục nhận lại con ruột đã cho người khác làm con nuôi ở đâu?
Trường hợp cả cha, mẹ ruột và cha, mẹ nuôi đều đồng ý để cho con nhận lại cha, mẹ ruột của mình thì thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận lại con ruột thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch, cụ thể là UBND cấp xã nơi người con hoặc cha, mẹ đẻ đăng ký thường trú.
4. Hồ sơ nhận lại con đẻ đang là con nuôi của người khác gồm những giấy tờ gì?
Thành phần hồ sơ đăng ký nhận lại con ruột đã cho làm con nuôi gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con (theo mẫu số 06 Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP, được thay thế bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BTP);
- Bản sao CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực của người đăng ký nhận lại con;
- Bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người đăng ký nhận lại con;
- Bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người con;
- Giấy chứng sinh của con hoặc giấy tờ có giá trị thay thế giấy chứng sinh;
- Các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ - con theo quy định.
>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con.
5. Thời gian giải quyết thủ tục nhận lại con đã cho làm con nuôi bao lâu?
Thời hạn xử lý yêu cầu nhận lại con ruột là trong vòng 3 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ giấy tờ, hồ sơ của công dân. Trường hợp cần phải xác minh thêm thì kéo dài hơn nhưng không quá 5 ngày làm việc.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.