Người Thừa Kế là ai? Quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Người Thừa Kế, quyền từ chối nhận di sản thừa kế & nghĩa vụ của Người Thừa Kế.
Thừa kế là một vấn đề quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi của cá nhân, tổ chức đối với tài sản của người đã qua đời. Trong bài viết này, hãy cùng Anpha tìm hiểu cụ thể quy định về quyền và nghĩa vụ của người được hưởng thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế được xác định là những cá nhân hoặc tổ chức có quyền hưởng di sản của người đã qua đời. Cụ thể:
- Người thừa kế là cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế (khi người để lại di sản chết);
- Trường hợp người thừa kế là bào thai, nếu đứa trẻ đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và sinh ra sống sau đó, đứa trẻ này cũng được coi là người thừa kế;
- Nếu người thừa kế là tổ chức hoặc pháp nhân thì tổ chức, pháp nhân đó phải tồn tại hợp pháp vào thời điểm mở thừa kế mới đủ điều kiện hưởng di sản.
Như vậy, để trở thành người thừa kế, đối tượng thừa kế phải đảm bảo các điều kiện tồn tại vào thời điểm mở thừa kế hoặc trong một số trường hợp đặc biệt như đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Có thể bạn quan tâm:
>> Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản như con ruột không;
>> Ai là người có thể hưởng thừa kế thế vị.
Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế bắt đầu phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là khi người có tài sản qua đời căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015.
Từ thời điểm này, người thừa kế có quyền đối với tài sản thừa kế và đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
Tuy nhiên, việc phát sinh quyền và nghĩa vụ này không đồng nghĩa với việc người thừa kế ngay lập tức sở hữu tài sản. Thực tế, di sản sẽ chỉ thuộc về người thừa kế sau khi các thủ tục pháp lý liên quan đến thừa kế được hoàn tất, chẳng hạn như quá trình phân chia di sản thừa kế.
Người thừa kế có thể yêu cầu chia di sản bất cứ lúc nào kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng di sản chỉ chính thức thuộc về người thừa kế sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục liên quan.
Có thể bạn quan tâm:
>> Cách khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật (không di chúc);
>> Cách khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
Pháp luật luôn tôn trọng quyền tự do của người thừa kế trong việc quyết định có nhận di sản hay không. Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, nhưng phải đảm bảo một số điều kiện và hạn chế sau đây:
- Quyền từ chối không được sử dụng để trốn tránh nghĩa vụ tài sản như trả nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác;
- Việc từ chối nhận di sản phải được thực hiện dưới hình thức văn bản (hay còn gọi là giấy từ chối quyền thừa kế, đơn từ chối quyền thừa kế, văn bản từ chối quyền thừa kế) và phải thông báo cho người quản lý di sản, những người thừa kế khác hoặc người có trách nhiệm phân chia di sản biết;
- Người thừa kế chỉ có thể từ chối nhận di sản trước khi di sản được phân chia;
- Nếu di sản đã được phân chia, người thừa kế không còn quyền từ chối. Quy định này nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ tài sản và phân chia di sản.
IV. Nghĩa vụ của người thừa kế
Bên cạnh các quyền lợi, người thừa kế cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản do người đã qua đời để lại, bao gồm:
➧ Nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế
Người thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản mà người chết để lại, chẳng hạn như thanh toán nợ nần, thuế, tiền công hoặc các khoản bồi thường thiệt hại.
Ví dụ:
Nếu người chết để lại di sản trị giá 300 triệu đồng nhưng trước đó nợ ngân hàng 200 triệu đồng và còn nợ 100 triệu đồng tiền thuế, toàn bộ số di sản sẽ được dùng để thanh toán các khoản nợ. Nếu sau khi thanh toán các khoản nợ mà di sản không còn thì sẽ không có phần tài sản nào để chia cho người thừa kế.
➧ Nghĩa vụ tài sản trong trường hợp di sản chưa được chia
Khi di sản vẫn là một khối chưa được phân chia, người quản lý di sản và các thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản theo thỏa thuận giữa các bên.
➧ Nghĩa vụ tài sản sau khi di sản đã được chia
Mỗi người thừa kế sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản tương ứng với phần di sản mà mình đã nhận, trừ khi có thỏa thuận khác.
➧ Nghĩa vụ của pháp nhân, tổ chức khác
Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân thì pháp nhân, tổ chức khác đó cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản tương tự như cá nhân.
Ngoài ra trong một số trường hợp, người thừa kế cũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với di sản mà họ nhận được.
Tóm lại, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế là một vấn đề pháp lý quan trọng được quy định chi tiết trong Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
- Người thừa kế không chỉ có quyền nhận di sản mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính, đảm bảo việc thanh toán nợ nần và nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản;
- Pháp luật cũng cho phép người thừa kế từ chối nhận di sản, nhưng cần tuân thủ các quy định về quyền từ chối và không được sử dụng quyền này để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.
V. Câu hỏi liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
1. Điều kiện để được hưởng thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế được xác định là những cá nhân hoặc tổ chức có quyền hưởng di sản của người đã qua đời. Cụ thể:
- Người thừa kế là cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế (khi người để lại di sản chết);
- Trường hợp người thừa kế là bào thai, nếu đứa trẻ đã thành thai trước khi người để lại di sản chết và sinh ra sống sau đó, đứa trẻ này cũng được coi là người thừa kế;
- Nếu người thừa kế là tổ chức hoặc pháp nhân thì tổ chức, pháp nhân đó phải tồn tại hợp pháp vào thời điểm mở thừa kế mới đủ điều kiện hưởng di sản.
>> Xem chi tiết: Người thừa kế là ai?
2. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế?
Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế bắt đầu phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế, tức là khi người có tài sản qua đời căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015.
>> Xem chi tiết: Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
3. Các điều kiện để người thừa kế được từ chối quyền thừa kế di sản?
Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản nhưng phải đảm bảo một số điều kiện và hạn chế sau:
- Quyền từ chối nhận thừa kế không được sử dụng để trốn tránh nghĩa vụ tài sản như trả nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác;
- Việc từ chối thừa kế tài sản phải được thực hiện dưới hình thức văn bản và phải thông báo cho người quản lý di sản, những người thừa kế khác hoặc người có trách nhiệm phân chia di sản biết;
- Người thừa kế chỉ có thể từ chối nhận tài sản thừa kế trước khi di sản được phân chia.
>> Xem chi tiết: Quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo pháp luật của người được thừa kế.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT