Thế nào là thừa kế thế vị? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế thế vị. Hồ sơ thừa kế thế vị gồm những gì? Con dâu, con nuôi hay vợ có được thừa kế thế vị không.
Khái niệm thừa kế thế vị là gì? Ai là người có thể hưởng thừa kế thế vị?
Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 652 đã chỉ ra rằng thừa kế thế vị xảy ra khi con của người để lại di sản mất trước hoặc mất cùng lúc với người để lại di sản. Khi đó, thế hệ tiếp theo (tức là con cái) của người thừa kế đó sẽ là người nhận được phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Lưu ý:
Thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, không áp dụng trong trường hợp thừa kế theo di chúc.
Ví dụ về thừa kế thế vị:
Ông A và anh B mất cùng 1 ngày do tai nạn giao thông nên con trai của anh B, tức là cháu của ông A, sẽ được xem là người thừa kế thế vị và được hưởng phần di sản mà anh B được hưởng của ông A.
Bài viết liên quan:
>> Quy định về việc thừa kế theo di chúc;
>> Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Các trường hợp không được hưởng thừa kế thế vị là gì?
Thừa kế thế vị là điều rất quan trọng nhằm đảm bảo con cháu của người thừa kế sẽ được hưởng quyền lợi đáng ra phải có của người thân đã mất. Tuy nhiên, họ sẽ không được hưởng quyền lợi này nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Bị kết án về hành vi ngược đãi, hành hạ, xâm phạm nhân phẩm, danh dự một cách nghiêm trọng hoặc cố tình xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng đối với người để lại di sản;
- Vi phạm một cách nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;
- Bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác để hưởng lợi toàn bộ/một phần di sản mà người đó có quyền hưởng;
- Có hành vi ngăn cản, cưỡng ép hay lừa dối người để lại di sản trong quá trình lập di chúc;
- Làm giả, sửa đổi, tiêu hủy, che giấu di chúc để hưởng lợi toàn bộ hoặc một phần di sản.
Lưu ý:
Người thừa kế thế vị sẽ có những nghĩa vụ nhất định đối với tài sản thừa kế, cụ thể:
- Khi di sản chưa được chia, người quản lý di sản sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người đã mất để lại theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản để lại;
- Khi di sản đã được chia, người thừa kế thế vị thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản đã nhận, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác.
>> Xem chi tiết: Quyền và nghĩa vụ của người được hưởng thừa kế.
Hồ sơ thừa kế thế vị gồm những gì?
Hồ sơ thừa kế thế vị phải đảm bảo các nguyên tắc gồm hồ sơ pháp lý của người để lại di sản, hồ sơ khai nhận di sản của người thừa kế và giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế.
Cụ thể về từng bộ hồ sơ được Kế toán Anpha chia sẻ như sau.
➧ Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị của người để lại di sản
- Giấy chứng tử, giấy báo tử hay bản án tuyên bố đã chết của người để lại di sản;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
|
➧ Hồ sơ khai nhận di sản cần chuẩn bị của người thừa kế
- CCCD/hộ chiếu của người thừa kế;
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản, sơ yếu lý lịch;
- Giấy khai sinh, giấy xác nhận con nuôi;
- Giấy chứng tử của bố và mẹ người để lại di sản (nếu có).
|
➧ Giấy tờ cần chuẩn bị để chứng minh quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận đăng ký xe;
- Giấy chứng nhận cổ phần/phần vốn góp;
- Sổ tiết kiệm;
- Các giấy tờ về tài sản khác (cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...).
|
Có thể bạn cần:
>> Quy định về giấy chứng nhận góp vốn;
>> Thủ tục xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
>> Thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế thế vị theo pháp luật
Như Anpha chia sẻ phần trên, việc hưởng thừa kế thế vị chỉ áp dụng đối với trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật. Nói cách khác, thủ tục khai nhận di sản thừa kế thế vị tương tự thủ tục hưởng thừa kế theo pháp luật (thừa kế không có di chúc).
Cụ thể, việc khai nhận di sản thừa kế thế vị gồm các bước sau:
➧ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế thế vị tương ứng từng đối tượng mà Anpha chia sẻ như trên và nộp tại cơ quan công chứng.
➧ Bước 2: Sau khi cơ quan công chứng kiểm tra bộ hồ sơ đầy đủ, phù hợp theo quy định thì tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế.
➧ Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan công chứng niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia/khai nhận di sản thừa kế tại trụ sở UBND xã nơi thường trú cuối cùng của người đã mất.
➧ Bước 4: Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có bất cứ nội dung khiếu nại hoặc tố cáo nào thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản thừa kế;
➧ Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục công chứng, người hưởng thừa kế thế vị nhận văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản và tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các bài viết liên quan:
>> Cách khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật:
>> Thủ tục sang tên sổ đỏ, sổ hồng theo Luật Đất đai;
>> Các trường hợp không được sang tên sổ đỏ (từ 01//08/2024);
>> Dịch vụ sang tên sổ đỏ trọn gói - Miễn phí tư vấn Luật Đất đai mới nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về thừa kế thế vị
1. Ví dụ về thừa kế thế vị?
Ông A và anh B mất cùng 1 ngày do tai nạn giao thông nên con trai của anh B, tức là cháu của ông A, sẽ được xem là người thừa kế thế vị và được hưởng phần di sản mà anh B được hưởng của ông A.
2. Con nuôi có nhận được thừa kế thế vị hay không?
Câu trả lời là có. Bởi vì khi được pháp luật công nhận mối quan hệ hợp pháp giữa con nuôi và cha mẹ nuôi thì quyền và nghĩa vụ sẽ giống với con ruột và cha mẹ ruột. Cho nên con nuôi hợp pháp hoàn toàn có thể thế vị cho cha mẹ nuôi để nhận thừa kế.
>> Xem thêm: Con nuôi hợp pháp là gì và có được hưởng thừa kế không?
3. Vợ hoặc chồng có nhận được thừa kế thế vị hay không?
Đáp án của câu hỏi này là không. Lý do chính là vì chỉ có con cái của người nhận thừa kế đã mất mới có thể thế vị để nhận phần quyền lợi mà đáng ra bố mẹ được nhận.
>> Xem thêm: Quy định phân chia tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng.
4. Con dâu có được hưởng thừa kế thế vị không?
Con dâu không được hưởng thừa kế thế vị bởi vì chỉ có con cái của người nhận thừa kế mới có hưởng quyền thừa kế thế vị.
5. Những trường hợp không có quyền được hưởng thừa kế?
Khi người nhận thừa kế từ chối nhận mà không phải vì trốn tránh nghĩa vụ tài sản hoặc là vi phạm một trong những điều sau:
- Bị kết án về hành vi ngược đãi, hành hạ, xâm phạm nhân phẩm, danh dự một cách nghiêm trọng hoặc cố tình xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng đối với người để lại di sản;
- Vi phạm một cách nghiêm trọng về nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản;
- Bị kết án cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng lợi toàn bộ/một phần di sản mà người đó có quyền hưởng;
- Có hành vi ngăn cản, cưỡng ép hay lừa dối người để lại di sản trong quá trình lập di chúc;
- Làm giả, sửa đổi, tiêu hủy, che giấu di chúc để hưởng lợi toàn bộ hoặc một phần di sản.
6. Điều kiện nhận thừa kế thế vị
Để có thể thừa kế thế vị thì cần phải đáp ứng được những điều kiện là:
- Người thừa kế mất trước hoặc mất cùng lúc với người để lại di sản;
- Con cái của người thừa kế sẽ thế vị để nhận quyền lợi mà đáng ra bố mẹ được nhận;
- Con cái của người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành bào thai tại thời điểm người để lại di sản mất.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.