Thành lập phòng pháp chế trong doanh nghiệp hay thuê dịch vụ tư vấn luật - tư vấn pháp lý? So sánh, phân biệt giữa phòng pháp lý và dịch vụ tư vấn pháp lý.
Để phòng tránh những rủi ro pháp lý và giúp doanh nghiệp có thể chủ động nắm bắt, vận dụng kịp thời các quy định, chính sách của pháp luật vào hoạt động kinh doanh thì sự tham gia của bộ phận pháp chế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý vào các hoạt động của doanh nghiệp là điều cần thiết.
Vậy doanh nghiệp nên thành lập bộ phận pháp chế hay nên thuê dịch vụ tư vấn pháp lý từ bên ngoài? Bài viết dưới đây của Anpha sẽ trả lời câu hỏi này cho bạn.
Phòng pháp chế trong doanh nghiệp là gì?
Phòng pháp chế doanh nghiệp (phòng pháp lý) là bộ phận có chức năng cố vấn, tham mưu cho hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc về các vấn đề pháp lý liên quan việc quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ đúng quy định pháp luật, giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý và thiệt hại về tài sản.
Phòng pháp chế doanh nghiệp hoạt động độc lập dưới sự quản lý của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Mọi ý kiến của bộ phận pháp chế được đưa ra mang tính độc lập, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật.
>> Xem thêm: Công việc của chuyên viên pháp chế doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn luật - tư vấn pháp lý là gì?
Tư vấn pháp luật (hay tư vấn pháp lý) là dịch vụ tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến pháp luật trong một số lĩnh vực nhất định cho khách hàng, cung cấp các dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Dịch vụ tư vấn pháp luật được cung cấp bởi luật sư có chứng chỉ hành nghề, tổ chức hành nghề luật sư (gồm văn phòng luật sư, công ty luật) và các cộng tác viên tư vấn pháp luật.
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp lý - tư vấn luật doanh nghiệp và cá nhân.
So sánh phòng pháp chế và dịch vụ tư vấn pháp lý
1. Điểm giống nhau giữa phòng pháp chế doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn luật
Phòng pháp chế doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn pháp lý đều có thể hỗ trợ doanh nghiệp các công việc sau đây:
- Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty các quy định, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật;
- Cố vấn cho ban lãnh đạo công ty trong việc thiết lập và ban hành các quy định, chính sách nội bộ của công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;
- Đại diện doanh nghiệp đàm phán, giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, người lao động;
- Đại diện doanh nghiệp xử lý các vụ việc ngoài tố tụng, đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp;
- Đại diện chủ doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục xin giấy phép con và giải quyết các vấn đề pháp lý;
- Thực hiện đàm phán, soạn thảo, rà soát nội dung các văn bản, kế hoạch hợp tác, hợp đồng kinh doanh, đảm bảo nội dung và hình thức các văn bản, hợp đồng phù hợp theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp;
- Nhận diện những rủi ro về pháp lý đối với kế hoạch, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra giải pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả rủi ro pháp lý;
- Cập nhật và phổ biến cho doanh nghiệp các quy định, chính sách pháp luật mới nhất liên quan đến cơ cấu tổ chức, quá trình vận hành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Điểm khác nhau giữa phòng pháp chế doanh nghiệp và dịch vụ tư vấn luật
➧ Quan hệ đối với doanh nghiệp
Phòng pháp chế doanh nghiệp
|
Dịch vụ tư vấn pháp lý
|
Xác lập quan hệ dựa trên HĐLĐ được ký kết giữa doanh nghiệp và các nhân viên pháp chế trong phòng.
|
Xác lập quan hệ dựa trên hợp đồng dịch vụ ký kết giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
|
➧ Chi phí cho việc tư vấn pháp lý
Phòng pháp chế doanh nghiệp
|
Dịch vụ tư vấn pháp lý
|
Doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn so với dịch vụ tư vấn pháp lý do phải trả các khoản sau:
- Chi phí đầu tư cơ sở vật chất;
- Chi phí lương, thưởng, BHXH cho nhân viên phòng pháp chế.
|
Doanh nghiệp chỉ tốn một khoản chi phí nhỏ, cố định hàng tháng/quý để sử dụng dịch vụ hoặc chỉ phải trả chi phí dịch vụ phát sinh theo từng vụ việc.
|
➧ Điều kiện làm việc
Phòng pháp chế doanh nghiệp
|
Dịch vụ tư vấn pháp lý
|
Doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho phòng pháp chế như: bàn ghế, máy tính, máy in, văn phòng phẩm...
|
Đơn vị cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm cung cấp cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tốt nhất cho luật sư, chuyên viên pháp chế.
|
➧ Kinh nghiệm chuyên môn
Phòng pháp chế doanh nghiệp
|
Dịch vụ tư vấn pháp lý
|
Luật sư, chuyên viên pháp chế doanh nghiệp thường chỉ có kinh nghiệm ở một hoặc một số lĩnh vực nhất định.
|
Luật sư hoặc chuyên viên pháp chế của dịch vụ tư vấn luật thường là những người có nhiều năm kinh nghiệm, đã từng giải quyết nhiều vấn đề, vụ việc pháp lý ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
|
➧ Phạm vi hỗ trợ công việc
Phòng pháp chế doanh nghiệp
|
Dịch vụ tư vấn pháp lý
|
Thực hiện nhiệm vụ và các công việc do chủ doanh nghiệp giao.
|
Thực hiện các công việc theo phạm vi hợp đồng dịch vụ đã ký kết với đơn vị tư vấn luật.
|
➧ Sẵn sàng nhận việc
Phòng pháp chế doanh nghiệp
|
Dịch vụ tư vấn pháp lý
|
Làm việc toàn thời gian và luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, xử lý mọi công việc được giao.
|
Không phải lúc nào luật sư hoặc tư vấn viên pháp lý dịch vụ cũng sẵn sàng hỗ trợ.
|
➧ Báo cáo công việc
Phòng pháp chế doanh nghiệp
|
Dịch vụ tư vấn pháp lý
|
Phòng pháp chế có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu/ban lãnh đạo công ty về tiến độ và kết quả công việc.
|
Việc báo cáo công việc thường phải theo quy trình của đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.
|
Nên thành lập bộ phận pháp chế hay thuê dịch vụ tư vấn pháp lý?
Phòng pháp chế trong doanh nghiệp hay dịch vụ tư vấn luật đều có thể hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hầu hết các vấn đề liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để thành lập phòng pháp chế riêng với đầy đủ các nhân sự theo yêu cầu.
Tùy theo quy mô hoạt động, nhu cầu pháp lý của công ty và ngân sách dành cho hoạt động pháp lý mà doanh nghiệp thể lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:
➧ Phương án 1: Thuê dịch vụ tư vấn pháp lý bên ngoài
Áp dụng cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, ít nhân sự, ít phát sinh các vấn đề liên quan đến pháp lý, không nhất thiết phải tốn kém chi phí để thành lập phòng pháp chế hoặc thuê chuyên viên pháp chế làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp.
Khi nào doanh nghiệp phát sinh vấn đề liên quan đến pháp lý hoặc có vụ việc cần đến luật sư tư vấn thì có thể thuê dịch vụ pháp lý để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.
Theo đó, nếu doanh nghiệp của bạn không đủ điều kiện để thành lập bộ phận pháp chế riêng, nhưng cần luật sư hỗ trợ các vấn đề pháp lý hàng ngày, thì việc sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên của Anpha chính là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Tham khảo ngay dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của Anpha:
- Phí dịch vụ trọn gói chỉ từ 5.000.000 đồng/tháng;
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề phát sinh trong tháng;
- Được luật sư giỏi, có chuyên môn cao trực tiếp tư vấn, hỗ trợ xử lý các vấn đề pháp lý;
- Đảm bảo hiệu quả công việc - Tối tư chi phí - Bảo mật thông tin tuyệt đối.
>> Xem chi tiết: Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp.
GỌI NGAY
➧ Phương án 2: Thành lập phòng pháp chế doanh nghiệp
Áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp quy mô lớn hoặc doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề, phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lao động, hợp đồng đầu tư kinh doanh, cần có chuyên viên pháp chế phụ trách vấn đề pháp lý ở các mảng riêng như: dự án, đầu tư, bất động sản...;
- Doanh nghiệp muốn có một phòng ban pháp chế riêng để hỗ trợ tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo công ty và cùng tham gia các thương vụ ký kết, đàm phán hợp đồng, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp.
Với khối lượng công việc pháp lý nhiều, cần có chuyên viên pháp chế thường trực bên cạnh thì việc thành lập phòng pháp chế sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp về mặt chi phí, chủ doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng nắm bắt được tiến độ xử lý công việc.
Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) - 0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT