Tìm hiểu: Khái niệm ủy thác tư pháp. Phạm vi ủy thác tư pháp. Cơ quan thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp và các nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp là gì?
1. Khái niệm ủy thác tư pháp
Ủy thác tư pháp được hiểu là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các quốc gia. Cơ sở để thực hiện ủy thác tư pháp là Tòa án/cơ quan nhà nước thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài gửi văn bản yêu cầu thực hiện hành vi tư pháp theo luật định của nước có liên quan hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
Việc tiến hành hoạt động ủy thác tư pháp sẽ được thực hiện theo 1 trong 2 yếu tố sau:
- Cơ sở các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết;
- Nguyên tắc có đi có lại nếu giữa các bên không ký kết hiệp định cụ thể.
2. Phạm vi ủy thác tư pháp
Căn cứ theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, phạm vi ủy thác tư pháp bao gồm:
➧ Ủy thác tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự bao gồm các trường hợp:
- Thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Triệu tập nhân chứng, người giám định mà những người này hiện đang ở nước được yêu cầu tương trợ tư pháp;
- Tống đạt giấy tờ, tài liệu trong quá trình tố tụng;
- Xác minh tình trạng pháp lý và các hoạt động tư pháp khác phục vụ quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
➧ Ủy thác tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự bao gồm các trường hợp:
- Thu thập các tài liệu, chứng cứ tại nước được yêu cầu nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hình sự;
- Tống đạt các giấy tờ, tài liệu trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cho người đang ở nước được yêu cầu;
- Yêu cầu triệu tập những người làm chứng/giám định đang ở nước được yêu cầu ủy thác;
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân đang ở nước mà mình mang quốc tịch;
- Các trường hợp khác được pháp luật Việt Nam quy định.
Tìm hiểu chi tiết:
>> Ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự;
>> Ủy thác tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
II. Cơ quan thực hiện ủy thác tư pháp
Để có cơ sở thực hiện các hoạt động ủy thác tư pháp, các quốc gia sẽ ký kết điều ước quốc tế song phương/đa phương với nhau. Trong điều ước ký kết sẽ có các nội dung quy định cụ thể phạm vi, cách thức và thẩm quyền thực hiện các hành vi ủy thác tư pháp theo yêu cầu của các bên.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng sẽ có các quy định độc lập liên quan đến hoạt động ủy thác tư pháp. Mục đích của hệ thống pháp luật này là để hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp phù hợp với quy định của điều ước quốc tế đã ký kết. Đồng thời việc này cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn khi áp dụng tương trợ tư pháp cho các mối quan hệ giữa các quốc gia chưa có điều ước quốc tế quy định trách nhiệm ràng buộc.
Theo quy định pháp luật về tư pháp quốc tế, các cơ quan sau đây có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp:
- Cơ quan ngoại giao;
- Cơ quan Bộ Tư pháp;
- Cơ quan đại diện đặc biệt.
Lưu ý:
Trong quá trình thực hiện công tác ủy thác tư pháp, các cơ quan có thẩm quyền cần tuân theo 1 trong 2 cơ sở sau::
- Trình tự và thủ tục được pháp luật của nước được yêu cầu quy định;
- Điều ước quốc tế mà các quốc gia hữu quan đã tham gia ký kết.
III. Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp
Căn cứ theo quy định pháp luật, việc ủy thác tư pháp phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thực hiện việc ủy thác tư pháp trên nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia;
- Đảm bảo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước với nhau, bình đẳng và trên cơ sở hai bên cùng có lợi;
- Việc ủy thác tư pháp được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại nhưng phải đảm bảo không được trái quy định pháp luật của Việt Nam, đồng thời phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế trong trường hợp Việt Nam và quốc gia yêu cầu/được yêu cầu chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp.
Trong quá trình thực hiện các công việc ủy thác tư pháp, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sẽ được yêu cầu áp dụng quy định pháp luật của nước mình hoặc của quốc gia yêu cầu nếu nhận được đề nghị, đồng thời nội dung quy định đó không mâu thuẫn.
Trường hợp cơ quan được yêu cầu không tìm thấy người cần tìm theo đúng địa chỉ mà nước yêu cầu cung cấp thì phải áp dụng tất cả các biện pháp pháp lý trong phạm vi khả năng để xác minh địa chỉ của người đó.
IV. Các câu hỏi liên quan đến quy định về ủy thác tư pháp
1. Ủy thác tư pháp là gì?
Ủy thác tư pháp được hiểu là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các quốc gia. Cơ sở để thực hiện ủy thác tư pháp là Tòa án/cơ quan nhà nước thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài gửi văn bản yêu cầu thực hiện hành vi tư pháp theo luật định của nước có liên quan hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là quốc gia thành viên.
>> Xem chi tiết: Khái niệm ủy thác tư pháp.
2. Phạm vi ủy thác tư pháp bao gồm các công việc nào?
Căn cứ theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp, phạm vi ủy thác tư pháp bao gồm:
- Ủy thác tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự;
- Ủy thác tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
>> Xem chi tiết: Phạm vi ủy thác tư pháp.
3. Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp?
Theo quy định pháp luật về tư pháp quốc tế, các cơ quan sau đây có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp:
- Cơ quan ngoại giao;
- Cơ quan Bộ Tư pháp;
- Cơ quan đại diện đặc biệt.
4. Nguyên tắc thực hiện ủy thác tư pháp là gì?
Việc ủy thác tư pháp phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thực hiện việc ủy thác tư pháp trên nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia;
- Đảm bảo nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước với nhau, bình đẳng và trên cơ sở hai bên cùng có lợi;
- Có đi có lại nhưng phải đảm bảo không được trái quy định pháp luật của Việt Nam, đồng thời phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế trong trường hợp Việt Nam và quốc gia yêu cầu/được yêu cầu chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp.
Luật sư Diễn Trần - Phòng Pháp lý Anpha
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT