Các công việc của chuyên viên pháp chế doanh nghiệp là gì?

Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp là gì? Mô tả công việc của chuyên viên (nhân viên) pháp chế doanh nghiệp và kỹ năng cần có của chuyên viên pháp chế.

Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Pháp chế doanh nghiệp (hay pháp lý doanh nghiệp) là vị trí có chức năng tham mưu, hỗ trợ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Nội dung tư vấn pháp luật thường liên quan đến các vấn đề như quản lý, tuyển dụng nhân sự, chế độ phúc lợi, thủ tục đăng ký kinh doanh, xin giấy phép đầu tư, xin giấy phép con, đăng ký bản quyền... và các công việc khác liên quan đến pháp lý trong doanh nghiệp.

Hoạt động tư vấn pháp lý doanh nghiệp là công việc đòi hỏi chuyên môn cao, cần phải do nhân sự chuyên trách đảm nhiệm thì mới đảm bảo được tính chính xác về mặt pháp lý, hạn chế được rủi ro và gia tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Chuyên viên (nhân viên) pháp chế doanh nghiệp là gì?

Chuyên viên pháp chế hay chuyên viên pháp lý doanh nghiệp là người được đào tạo chuyên môn về pháp luật, am hiểu luật pháp ở một số lĩnh vực nhất định, chịu trách nhiệm điều hành các công việc liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp.

Nói cách khác, nhân viên pháp chế chính là người hỗ trợ xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục liên quan đến vấn đề pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, tránh xảy ra kiện tụng, tranh chấp trong quá trình hợp tác, đầu tư kinh doanh.

Tùy theo từng lĩnh vực, chuyên viên pháp chế thường được gọi với các chức vụ cụ thể như:

  • Chuyên viên pháp lý chứng từ;
  • Chuyên viên pháp chế tuyển dụng;
  • Chuyên viên pháp chế ngân hàng;
  • Chuyên viên pháp chế bất động sản;
  • Chuyên viên pháp lý môi trường;
  • Chuyên viên pháp lý đầu tư...

Thông thường ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vị trí pháp chế chỉ do một người đảm nhiệm. Còn với các doanh nghiệp quy mô lớn, cơ cấu tổ chức công ty sẽ hình thành ban pháp chế hoặc phòng pháp chế (tức là có nhiều chuyên viên pháp chế) để thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý.

>> Xem thêm: Phòng pháp chế doanh nghiệp là gì?

Mô tả công việc của chuyên viên pháp chế doanh nghiệp

Tùy theo ngành nghề kinh doanh, quy mô của từng doanh nghiệp mà công việc của chuyên viên pháp chế cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số công việc chính của chuyên viên pháp chế:

1. Là người đại diện pháp lý của công ty

Chuyên viên pháp chế là người đại diện pháp lý cho doanh nghiệp, thay chủ doanh nghiệp giải quyết các công việc sau:

  • Tham gia đàm phán các hợp đồng quan trọng với đối tác kinh doanh;
  • Xử lý các tranh chấp giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, với người lao động và các bên khác;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện pháp lý theo ủy quyền của chủ doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động;
  • Thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh, giấy phép con... tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đại diện doanh nghiệp thực hiện trao đổi, giải quyết công việc với cơ quan nhà nước khi được yêu cầu như: Sở KH&ĐT, cơ quan công an, UBND các cấp...

2. Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp thực thi pháp luật

➧ Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp: 

Chuyên viên pháp chế có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu chính xác, kịp thời cho giám đốc, ban giám đốc công ty các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh như: 

  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, mở văn phòng đại diện;
  • Điều kiện hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện;
  • Tư vấn, hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty;
  • Tư vấn, giải thích các điều khoản trong hợp đồng kinh doanh, hợp đồng hợp tác...;
  • Tư vấn pháp lý liên quan đến Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, hoạt động liên doanh, quản trị tài chính...

➧ Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực thi đúng các quy định pháp luật: 

  • Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin các văn bản, quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế của cơ quan nhà nước;
  • Cập nhật và phổ biến thông tin về chính sách pháp luật cho ban lãnh đạo và nhân viên công ty để mọi người hiểu và vận dụng pháp luật vào hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng trong dự án đầu tư, trong các hợp đồng tài chính, tín dụng, thương mại, dịch vụ...

3. Xây dựng và quản lý hệ thống chính sách nội bộ doanh nghiệp

  • Chuyên viên pháp chế phải phối hợp với nhà quản lý, chủ doanh nghiệp để thiết lập các quy định, chính sách quản lý nội bộ, quy chế doanh nghiệp đảm bảo chính sách nội bộ hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật, bảo vệ tối đa quyền lợi của công ty;
  • Hướng dẫn, giám sát các nhân viên, phòng ban trong công ty thực hiện chính sách, quy chế công ty, đồng thời kiểm tra hiệu quả mang lại khi thực hiện chính sách và báo cáo kết quả định kỳ với ban lãnh đạo công ty.

4. Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp

  • Chuyên viên pháp chế phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá những yếu tố liên quan đến pháp luật có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, thị trường tiêu thụ... từ đó, đưa ra dự báo kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho doanh nghiệp;
  • Đề xuất các phương án phòng ngừa, khắc phục ảnh hưởng của rủi ro pháp lý;
  • Áp dụng phương pháp quản trị rủi ro phù hợp, thực hiện các báo cáo liên quan đến rủi ro pháp lý gửi ban lãnh đạo công ty theo định kỳ hoặc bất thường.

5. Soạn thảo, kiểm tra tính chính xác các hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty

  • Chuyên viên pháp chế trực tiếp thực hiện soạn thảo các văn bản pháp lý, hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh của công ty;
  • Thực hiện kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, hợp đồng giao dịch, hồ sơ pháp lý của công ty, đảm bảo các tài liệu này hợp pháp, không có sở hở, sai sót về mặt pháp luật có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Kỹ năng của chuyên viên pháp chế doanh nghiệp

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh và nhu cầu của từng doanh nghiệp, những kỹ năng yêu cầu đối với vị trí pháp chế doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, một chuyên viên pháp chế doanh nghiệp cần có những kỹ năng, điều kiện sau đây:

  • Tốt nghiệp cử nhân đại học chuyên ngành luật trở lên;
  • Am hiểu kiến thức pháp luật liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty;
  • Thành thạo ngoại ngữ (nếu doanh nghiệp yêu cầu);
  • Sử dụng thành thạo vi tính, các phần mềm tin học văn phòng;
  • Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý chuyên ngành;
  • Kỹ năng tra cứu và thẩm định văn bản;
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán;
  • Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm hiệu quả.

--------

Kế toán Anpha cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật online, tư vấn pháp luật qua điện thoại, giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kết nối với đội ngũ luật sư của Anpha một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bạn sẽ nhận được những lợi ích sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Anpha:

  • Không cần đến văn phòng Anpha vẫn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư;
  • Được tư vấn, giải đáp thắc mắc về pháp luật nhanh chóng, kịp thời;
  • Hỗ trợ tư vấn cho khách hàng ở khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc;
  • Hiệu quả - Tiết kiệm thời gian - Tối ưu chi phí;
  • Luật sư có thể hỗ trợ soạn thảo đơn thư ngay trong ngày theo yêu cầu khách hàng.

>> Xem chi tiết: Dịch vụ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - tư vấn luật cá nhân.

Anpha nhận tư vấn luật online cho cá nhân, doanh nghiệp trong hầu hết mọi trường hợp, chẳng hạn:

➧ Dịch vụ tư vấn luật, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp:

➨ Dịch vụ tư vấn luật, tư vấn pháp lý cho cá nhân:

Liên hệ ngay theo hotline dưới đây để được luật sư của Anpha hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc về pháp luật trong thời gian sớm nhất.

GỌI NGAY

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào
Chọn đánh giá

Gửi đánh giá

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn GỬI NHANH